Marginal rate of substitution).
Độ nghiêng của đường đồng lượng cho thấy có thể dùng một số lượng đầu vào này thay thế cho một số lượng đầu vào khác như thế nào trong khi đầu ra vẫn không đổi. Chúng ta gọi độ nghiêng đó là tỷ số thay thế cận biên.
Như vậy, tỷ số thay thế cận biên là tỷ số mà một yếu tố đầu vào thay thế
cho một yếu tố đầu vào khác tại bất kỳ điểm nào trên đường cong đồng sản lượng và có thể tính bằng độ dốc của đường cong đồng sản lượng đó. Có nghĩa là muốn giảm đi một đơn vị đầu vào X1 thì cần tăng bao nhiêu đơn vị đầu vào X2 với điều kiện Q không thay đổi và ngược lại.
MRS của X1 thay thế cho X2 = ∆X2/∆X1
Nếu ∆X1 vô cùng nhỏ thì MRTS của X1 thay thế cho X2 chính là đạo hàm bậc nhất của đường cong đồng sản lượng, MRTS là số âm vì mức sử dụng một yếu tố
tổ hợp với mức ít hơn yếu tố kia có nghĩa việc tăng sử dụng một yếu tố X1 sẽ kéo theo sự giảm sử dụng yếu tố X2.
MRS có liên quan chặt chẽ đến MP của yếu tố X1 và X2 và luôn đo lường như một số lượng dương:
- Sốđầu ra giảm đi do giảm sử dụng đầu vào X2 là MPX2.
Vì chúng ta giữ cho sốđầu ra không thay đổi bằng cách di chuyển dọc theo một đường đồng lượng nên tổng số thay đổi phải bằng 0. Do đó:
MPX1.X1 + MPX2.X2 = 0 => MRS = - X1/X2 = MPX2/MPX1 1.3. Mối quan hệ giữa các sản phẩm.
Vì sản xuất nông nghiệp bao gồm nhiều ngành sản phẩm nên người ta có thể lựa chọn kinh doanh các ngành với quy mô và tỷ trọng phù hợp trên cơ sở sử
dụng triệt để và có hiệu quả các yếu tốđầu vào của quá trình sản xuất.
Đểđơn giản hóa, trước hết ta giảđịnh một trang trại chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm M và N, các hàm sản xuất tương ứng có thể viết là:
QM = f1(x1, x2, x3,... xn) QN = f2(x1, x2, x3,... xn)
Một số khái niệm cần làm rõ là: