1. Nội dung trình tự tham gia đấu thầu của công ty
2.1.2. Số lượng gói thầu trúng thầu, giá trị trúng thầu, xác suất trúng thầu.
Trong thời gian qua công ty Phục Hưng Constrexim.JSC đã phát triển không ngừng. Công ty chủ yếu tham gia đấu thầu các công trình xây lắp và công ty đã không ngừng nâng cao giá trị hợp đồng các công trình thầu trong tổng giá trị xây lắp của công ty. Kết quả đã đạt được trong những năm qua là một minh chứng cho sự nỗ lực đó, điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 9:KẾT QUẢ ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2003- QUÝ I 2007
Năm
Số gói thầu tham dự Số gói thầu trúng thầu Giá trị bình quân 1 gói thầu trúng thầu (triệu đồng) Tỷ lệ trúng thầu Số lượng Giá trị (triệu đồng) Số lượng Giá trị (triệu đồng) Về mặt số lượng gói thầu(%) Về mặt giá trị gói thầu(%) 2002 20 278.337 8 143.832 17.979 40.00 51.68 2003 33 284.280 14 69.180 4.941 42.42 24.34 2004 21 203.000 10 131.714 13.171,4 47.62 64.88 2005 25 359.720 17 268.811 15.812 68.00 74.73 2006 14 221.100 9 156.163 17.351 64.28 67.74 2007 9 366.755 4 214.210 53.552,5 44.44 58.41
( Nguồn: KH KT đấu thầu và QLDA)
Quan sát bảng biểu trên ta thấy có sự thay đổi trong kết quả đấu thầu của công ty. + Năm 2002 công ty kí được tám hợp đồng với giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu là 17,979 tỷ đồng. Xét về mặt số lượng thì đây là năm kí được ít hợp đồng nhất nhưng lại là năm có giá trị bình quân một gói thầu khá cao chỉ nhỏ hơn năm
2007. Mặc dù đây là năm đầu tiên công ty tham gia vào thị trường xây dựng nhưng công ty đã đạt được một kết quả khả quan, về mặt giá trị đó là do sự đóng góp rất lớn từ kết quả trúng thầu gói thầu 2.5 nhà máy xi măng Tam Điệp Ninh Bình với giá trị kí kết hợp đồng là 105 tỷ đồng.
+ Năm 2003 công ty kí kết được 14 gói thầu với tổng giá trị hợp đồng là 69.18 tỷ đồng, giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu là khoảng 5 tỷ đồng, xác suất trúng thầu về mặt số lượng có cao hơn năm 2002 nhưng về mặt giá trị đây là năm có xác suất trúng thầu thấp nhất trong giai đoạn 2002-2006 chỉ có 24.34%, số lượng công trình trúng thầu: 14 công trình, đó là do năm 2003 chủ yếu là những công trình nhỏ lẻ, có giá trị kí kết hợp đồng thấp, theo bảng liệt kê những công trình từ 14 tỷ trở lên thì cả năm 2003 chỉ có một công trình có giá trị hợp đồng trên 30 tỷ đồng.
+ Năm 2004 công ty kí kết được 10 hợp đồng với tổng giá trị các hợp đồng khoảng 131,714 tỷ đồng giá trị bình quân mỗi gói thầu trúng thầu là 13,1714 tỷ đồng, xác suất trúng thầu về mặt số lượng là 47.62% còn về khối lượng là 64.88%. Các hợp đồng về cơ bản đã hoàn thành, bàn giao, hiện tại có hai công trình đang vào giai đoạn cuối như: công trình Đại học quốc gia TP HCM với khối lượng còn lại là 5,2 tỷ đồng, silo xi măng Hải Phòng với sản lượng còn lại khoảng 1,5 tỷ đồng tuy nhiên cả hai công trình đều được chủ đầu tư chấp thuận cho kéo dài do nguyên nhân thay đổi thiết kế.
+ Năm 2005 công ty đã kí kết được 17 hợp đồng với giá trị hợp đồng 268,811 tỷ đồng, các hợp đồng này cơ bản đã hoàn thành và bàn giao và đang chuẩn bị bàn giao. Hiện có một số hợp đồng bị kéo dài thời gian thi công do nguyên nhân khách quan: silô xi măng, kho phụ tùng và xưởng cơ điện trạm nghiền xi măng Thăng Long tại Hiệp Phước nguyên nhân là do chủ đầu tư và thiết kế không giải quyết tốt địa chất dẫn đến thời gian xử lý kéo dài. Đây cũng là năm có tổng giá trị hợp đồng tương đối lớn và có xác suất trúng thầu cao nhất cả về số lượng và giá trị tương ứng là 68% và 74.73%
+ Năm 2006 công ty chỉ kí kết được 9 công trình trong đó có một công trình chỉ định thầu với tổng giá trị kí kết là 136,153 tỷ đồng và giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu là trên 15 tỷ đồng. Xác suất trúng thầu cả về số lượng và giá trị đều
thấp hơn năm 2005 chỉ là 64.28% về số lượng và 67.74% về khối lượng. Nhìn tổng quan ta thấy năm 2006 không phải là năm đại thắng về số lượng công trình trúng thầu nhưng trong cảnh”người khôn của khó” công ty vẫn đảm bảo mức tăng trưởng về giá trị sản lượng xây dựng, doanh thu và lợi nhuận, thì sự đóng góp của số ít những công trình trúng thầu vẫn là đáng kể.
+ Từ đầu năm 2007 đến nay công ty đã tham gia đấu thầu 9 công trình và trúng hai công trình trong đó có hai công trình là chỉ định thầu, xác suất trúng thầu cả về số lượng và giá trị là tương đối thấp so với các năm khác, tuy nhiên lại là năm có giá trị bình quân một gói thầu cao nhất trong cả giai đoạn gần 54 tỷ bình quân một gói thầu trúng thầu. Như vậy có thể thấy là công ty đang tập trung vào những công trình có giá trị hợp đồng lớn.
Như vậy, có thể thấy kết quả đấu thầu của công ty nhìn chung qua các năm đều có biến động rất thất thường. Các chỉ tiêu như số lượng, giá trị gói thầu trúng thầu, giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu và chỉ tiêu xác suất trúng thầu có chiều hướng thay đổi là không giống nhau.
Để có thể thấy rõ hơn sự biến động của các số liệu đấu thầu ta quan sát kết quả bảng sau:
Bảng 10: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN LIÊN HOÀN QUA CÁC NĂM
Năm Số lượng gói thầu trúng thầu Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Giá trị trúng thầu (triệu đồng) Tốc độ phát triển liên hoàn Giá trị bình quân 1 gói thầu trúng thầu(triệu đồng) Tốc độ phát triển liên hoàn(%) 2002 8 143.832 17.979 2003 14 175.00 69.180 48.10 4.941 27.48 2004 10 71.43 131.714 190.39 13.171,4 266.55 2005 17 170.00 268.811 204.09 15.812 120.05 2006 8 47.06 156.163 50.65 17.351 107.63
Từ kết quả bảng trên ta thấy các chỉ số tốc độ phát triển liên hoàn của cả số lượng gói thầu trúng thầu, giá trị trúng thầu và tốc độ phát triển liên hoàn của giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu đều thay đổi thất thường. Tốc độ phát triển liên hoàn của số lượng gói thầu trúng thầu của năm 2006 chỉ có 47.06% trong khi năm 2003 là 175% điều này cho thấy mức độ tăng số lượng gói thầu trúng thầu của năm 2003 so với năm 2002 là
lớn nhất tăng thêm 6 gói thầu trúng thầu còn năm 2006 so với năm 2005 giảm mất 9 gói thầu. Xét chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn của tổng giá trị trúng thầu ta thấy năm 2005 so với năm 2004 chỉ số này là lớn nhất 204.09%, hơn nữa ta thầy tốc độ phát triển liên hoàn giá trị trúng thầu từ năm 2002 đến năm 2005 liên tục tăng, nhưng năm 2006 so với năm 2005 thì lại sụt giảm chỉ còn 50.65% thấp nhất qua các năm, tuy nhiên tốc độ phát triển liên hoàn của giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu của năm 2006 so với năm 2005 là 107.63% cao thứ hai sau chỉ số này của năm 2004 so với năm 2003. Xét về giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu thì tốc độ phát triển liên hoàn của năm 2003 so với năm 2002 là thấp nhất chỉ có 27.48%. Như vậy, ta đã thấy được sự phát triển thất thường qua các năm của kết quả đấu thầu.
Để hiểu kĩ hơn xu hướng này, xem xét mối quan hệ giữa giá trị bình quân một gói thầu và xác suất trúng thầu về mặt giá trị giai đoạn 2002-2006 cho một số kết quả:
Biểu đồ 2: GIÁ TRỊ BÌNH QUÂN MỘT GÓI THẦU VÀ XÁC SUẤT TRÚNG THẦU GIAI ĐOẠN 2002-2006
giá trị bình quân 1 gói thầu và xac suất trúng thầu giai đoạn 2002-2006 0 5000000000 10000000000 15000000000 20000000000 20022003200420052006 nă m đồ ng 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00%
giá trị bình quân 1 gói thầu trúng thầu trúng thầu
xác s uất trúng thầu về mặt giá trị
Quan sát biểu đồ ta thấy xác suất trúng thầu năm 2003 thấp nhất và giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu cũng thấp nhất, còn xác suất trúng thầu về mặt giá trị năm 2005 cao nhất nhưng không đồng nghĩa là năm có giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu là cao nhất. Mặc dù theo quan sát của bảng biểu trên, ta thấy năm 2005
cũng là năm có tổng giá trị các hợp đồng kí kết là cao nhất trong cả giai đoạn 2002- 2006 và có số công trình trúng thầu cao nhất cả giai đoạn. Như vậy, ta có thể rút ra một kết luận nhỏ từ việc phân tích mối quan hệ này đó là: không phải xác suất trúng thầu về mặt giá trị càng cao thì giá trị hợp đồng kí kết bình quân càng cao và không phải xác suất trúng thầu thấp thì giá trị bình quân một gói thầu sẽ thấp.
Qua sự phân tích trên ta thấy năm 2003 là năm có số lượng gói thầu trúng thầu cao thứ hai, có tốc độ phát triển liên hoàn về số lượng gói thầu trúng thầu cao nhất qua các năm nhưng lại có tốc độ phát triển liên hoàn giá trị bình quân 1 gói thầu trúng thầu là thấp nhất, điều này cho thầy phần nào mối quan hệ giữa số lượng gói thầu trúng thầu nhiều nhất và giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu thấp nhất dẫn đến tổng giá trị trúng thầu không phải là cao nhất.
Do vậy để có một chiến lược phát triển công tác đấu thầu toàn diện hợp lý thì cần phải hiểu một cách đầy đủ ý nghĩa của cụm từ ”nâng cao khả năng thắng thầu” và “ cạnh tranh trong đấu thầu”. Cũng từ sự phân tích trên ta thấy công ty có một số lựa chọn cho chiến lược phát triển đấu thầu đó là trúng nhiều công trình nhưng với giá trị hợp đồng nhỏ lẻ, hoặc là trúng ít công trình nhưng là những công trình trọng tâm giá trị lớn, hoặc là duy trì một chiến lược kết hợp cả hai chiến lược trên, sử dụng chiến lược nào còn tuỳ thuộc hoàn cảnh khách quan và chủ quan.