3.1.3.1. Định hướng về xây dựng cơ chế chính sách
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách liên quan đến
hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo nguyên tắc đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế . Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách phải đảm bảo tạo điều kiện và khuyến khích để đa dạng hóa các thành phần sở hữu và các hình thức tổ chức kinh doanh. Phải đảm bảo tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp KDBH.
- Trong quá trình soạn thảo, ban hành các qui định, cơ chế chính sách phải luôn tuân thủ và tính đến những nguyên tắc và qui luật của thị trường. Có như vậy, mới tạo điều kiện khuyến khích TTBH phát triển.
- Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách về hoạt động KDBH phải hướng tới chuẩn mực quốc tế bởi lẽ: Một mặt là Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Mặt khác, bảo hiểm là một ngành dịch vụ tài chính, mang tính toàn cầu, rủi ro bảo hiểm không giới hạn trong phạm vi một nước, các doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện liên kết đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm để phân tán rủi ro. Do đó, TTBH các nước chịu tác động lẫn nhau.
- Ngoài ra, hệ thống pháp luật về KDBH phải đảm bảo phù hợp với các cam kết trong quan hệ thương mại song phương và đa phương, và thực hiện các cam kết trong tổ chức thương mại quốc tế WTO.
3.1.3.2. Hoàn thiện một số yếu tố về môi trường KDBH trong điều kiện hội nhập
Cần phải nhanh chóng xây dựng và phát triển TTBH với đầy đủ các yếu tố thị trường và tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
- Để thúc đẩy TTBH nói chung và phi nhân thọ nói riêng phát triển, cần xoá
bỏ ngay những rào cản phi thị trường như: Bảo hộ các DNBH trong nước, hạn chế phạm vi hoạt động trong giấy phép đầu tư của các DN có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động của các công ty BH chuyên ngành như hiện nay…
- Tạo lập một môi trường đầu tư vào lĩnh vực KDBH thật hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Môi trường KDBH phải đảm bảo minh bạch, bình đẳng, hợp tác và cùng phát triển.
- Nhà nước không can thiệp hành chính vào hoạt động của các DNBH mà chỉ giám sát hoạt động thông qua hệ thống chỉ tiêu giám sát.
- Nhà nước cùng với các DNBH phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục năng cao trình độ dân trí của toàn xã hội về ý nghĩa tác dụng của bảo hiểm, dần hình thành nên tập quán, thói quen tham gia bảo hiểm trong toàn xã hội.
- Kiện toàn bộ máy tổ chức của Hiệp hội bảo hiểm Việt nam, để Hiệp hội thực hiện tốt chức năng cơ bản của mình là cầu nối giữa các DNBH và các cơ quan quản lý nhà nước. Tạo điều kiện cho các DNBH giao lưu hợp tác với các tổ chức và DNBH nước ngoài. Góp phần thúc đẩy TTBH phát triển.
3.1.3.3. Định hướng về xây dựng đội ngũ các DNBH phi nhân thọ
- Cho phép và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế có đủ điều kiện theo Luật kinh doanh bảo hiểm thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.
- Tạo cơ chế chính sách để khuyến khích các DNBH tự bổ sung vốn điều lệ cho phù hợp với tính chất hoạt động và qui mô của doanh nghiệp, không ngừng nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của các DNBH. Đồng thời, tạo lập cơ chế thuận lợi để các DNBH tăng cường mở rộng hợp tác với nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn tài chính bảo hiểm lớn trên thế giới.
- Khuyến khích các DNBH hiện đại hóa công nghệ quản lý kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm, thực hiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,có thể thuê chuyên gia nước ngoài để phục vụ cho hoạt động của mình. Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, kể cả ở
thị trường bảo hiểm Quốc tế.
3.1.3.4. Xác lập vị trí ,vai trò của các DNBH PNT trong thị trường tài chính
- Nhà nước tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi để các DNBH đầu tư tích cực trở lại nền kinh tế với nhiều hình thức, nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của các DNBH.Các qui định về hạn chế đầu tư cần phải điều chỉnh lại theo hướng tạo ra sự chủ động tích cực cho các DNBH, tận dụng tối đa vốn nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
- Đối với các DN nước ngoài, sử dụng phí BH thu được để đầu tư tại Việt Nam được áp dụng các cơ chế chính sách về đầu tư như các DN trong nước.
- Nhà nước cùng với các DNBH phải tạo ra một bước chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu đầu tư nhằm làm cho các nguồn vốn tham gia tích cực, hiệu quả vào thị trường tài chính. Tăng dần tỷ trọng đầu tư vào hình thức cổ phiếu trái phiếu DN , giảm dần hình thức đầu tư bằng tiền gửi ngân hàng và cho vay nhằm nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.Tăng tỷ trọng đầu tư dài hạn trong cơ cấu đầu tư, nhằm hỗ trợ tích cực cho hoạt động đầu tư phát triển của nước nhà.
- Khuyến khích mở rộng và phát triển mô hình công ty đầu tư hoặc quỹ đầu tư: Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có Bảo Việt thành lập công ty đầu tư. Còn lại toàn bộ các DNBH đều tiến hành đầu tư trực tiếp ( thường ở Phòng kế toán hoặc Phòng đầu tư vốn) mà không thành lập công ty hay quỹ đầu tư riêng. Mô hình này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và nhiều khi kém hiệu quả. Trong thời gian tới, cần phát triển mô hình công ty đầu tư, hoặc quỹ đầu tư độc lập với hoạt động kinh doanh BH. Có như vậy, việc đầu tư của các DNBH mới chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn, góp phần tích cực làm phong phú, sôi động cho thị trường tài chính vốn còn rất non trẻ ở Việt Nam.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM
Có rất nhiều giải pháp để thực hiện các mục tiêu và theo đúng định hướng đã đề ra. Các giải pháp cần phải được thực hiện đồng bộ, bởi lẽ chúng sẽ có quan
hệ, tác động qua lại nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Song các giải pháp đó cũng cần phải phân định ai là người triển khai thực hiện và thực hiện như thế nào? bằng cách nào? Khi đó, các giải pháp mới có ý nghĩa và mang tính khả thi cao. Vì vậy, luận văn đưa ra 3 nhóm các giải pháp cho 3 đối tượng là : Nhóm các giải pháp về quản lý Nhà nước ( môi trường pháp lý, chính sách..) – Các điều kiện, môi trường, sự phát triển của nền kinh tế thị trường tác động đến TTBH – và nhóm các giải pháp cho các doanh nghiệp BH phi nhân thọ ( năng lực, kỹ thuật tổ chức thị trường, thông tin..).
Để BHTM nói chung và BH phi nhân thọ nói riêng phát triển tốt, các giải pháp cần tập trung giải quyết ba vấn đề đó là: Nhà nước - Thị trường và đội ngũ các Doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy các giải pháp đưa ra phải luôn đặt trong mối quan hệ biện chứng với ba vấn đề trên - Các vấn đề đó chính là các yếu tố cơ bản của TTBH. Để thấy rõ mối quan hệ này, trước khi đi vào các nhóm giải pháp cụ thể, chúng ta hãy xem xét sơ đồ sau:
Hình 3.11. Sơ đồ về mối quan hệ các giải pháp phát triển TTBH với các yếu tố cơ bản của TTBH.. Nhóm G.pháp về Quản lý NN (M.trường pháp lý,chính sách) Nhóm G.pháp cho Doanh nghiệp(Năng lực,Kỹ thuật tổ chức thị trường) Cơ chế kinh tế thị trường & ĐK khác tác động đến TTBH -Nhà nước quản lý vĩ mô tạo lập môi trường và hành lang P.lý. - Đẩy mạnh h. động hội nhập & thực hiện các cam kết Q.tế về bảo hiểm
-Quy mô t.trường
-Loại hình DNghiệp -Số lượng Dnghiệp -Số lượng,chất lượng SPhẩm.
- Kênh phân phối. -D.thu và %/GDP ( tỷ lệ thâm nhập Ttrường) -Trình độ dân trí về Bhiểm
- Qui mô vốn cuả DNBH - Năng lực cạnh tranh của DN - Thị phần - Trình độ quản lý của DN. - Trình độ KHọc CNghệ - Trình độ cán bộ
3.2.1.Nhóm các giải pháp về quản lý Nhà nước (môi trường pháp lý,C/ sách)
3.2.1.1. Không ngừng hoàn thiện và đổi mới hệ thống pháp luật
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách trong hoạt động KDBH, theo nguyên tắc đồng bộ, minh bạch, bình đẳng,công khai và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Nhằm tạo ra môi trường và hành lang pháp lý ổn định, thuận lợi, từ đó huy động tốt các nguồn lực trong và ngoài nước để thúc đẩy TTBH phát triển toàn diện, vững chắc.
- Trên cơ sở thực tế và đòi hỏi đáp ứng của quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống chính sách pháp luật cần phải được ban hành đồng bộ và hoàn thiện theo 2 hướng:
+ Có thể sửa đổi, hoặc thậm chí xóa bỏ những điều luật, chính sách không còn phù hợp với điều kiện thực tế ( ví dụ chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nước, chính sách phân biệt đối xử, hay ngay cả một “động tác” rất nhỏ trong cách gọi tên “ DNNN xếp hạng đặc biệt”, cũng thể hiện ở sau nó là sự không bình đẳng trong thị trường cạnh tranh…)
+ Cần rà soát và bổ sung kịp thời các qui định còn thiếu như:Qui định về cung cấp dịch vụ qua biên giới; Bổ sung một số qui định liên quan đến hoạt động đầu tư của các DNBH, hướng dẫn hoạt động tổ chức BH tương hỗ…..
- Hoạt động bảo hiểm có liên quan đến mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, mọi ngành nghề và mọi hoạt động trong đời sống dân cư. Vì vậy, Luật kinh doanh bảo hiểm có liên quan đến nhiều ngành luật khác như Luật dân sự ( BH TNDS); Luật phòng cháy chữa cháy (BH cháy nổ); Luật giao thông đường bộ (BH xe cơ giới); Luật các tổ chức tín dụng ( liên quan đến đầu tư của DNBH), Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật hàng hải…vì vậy trong quá trình sửa đổi bổ sung, hay ban hành các văn bản hướng dẫn phải đảm bảo tính thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau cuả các Bộ luật nói trên.
- Trong điều kiện TTBH phi nhân thọ Việt Nam còn non trẻ. Một số lĩnh vực BH hầu như còn bỏ trống, ví dụ BH cho người nông dân, BH nông lâm ngư nghiệp…tỷ lệ khai thác BH còn rất thấp. Nhà nước nên có chính sách riêng cho các DNBH hoạt động trong những lĩnh vực này. Đồng thời có thể có chính sách hỗ trợ cho nông dân về phí BH trong thời gian đầu nhằm tạo ra tập quán và thói quen tham gia BH và những hiểu biết về BH của người nông dân. Mặt khác, cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các đơn vị, DN nghiên cứu áp dụng sản phẩm BH mới, nhằm không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm BH.
- Theo lộ trình thực hiện cam kết trong lĩnh vực tài chính- bảo hiểm của Hiệp định thương mại Việt Mỹ và các cam kết của WTO, cũng đòi hỏi hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động KDBH phải có một số thay đổi kịp thời, phải thực hiện theo các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế ( Ví dụ : hệ thống các chỉ tiêu giám sát cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế - hiện nay mới chỉ có 50% chỉ tiêu được áp dụng ở Việt Nam..).Ngay cả những lĩnh vực có thể chưa đến thời gian thực hiện cam kết nhưng cũng nên qui định và thực hiện ngay, nhằm mục đích để các DNBH tập dượt, nắm bắt thời cơ và đương đầu với những thách thức để đứng vững, vươn lên và phát triển.
3.2.1.2.Các giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước về hoạt động KDBH
- Trước hết cần phải củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà
nước về hoạt động KDBH nhằm tăng cường hiệu lực, hiêụ quả quản lý cho phù hợp với qui mô của thị trường và yêu cầu trong quá trình hội nhập.Tiếp theo cần phải xác định lại cơ cấu cán bộ, nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý, tiến hành đào tạo, đào tạo lại cả ở trong và ngoài nước để đáp ứng với yêu cầu quản lý trong điều kiện phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Công tác quản lý nhà nước về KDBH phải đảm bảo đơn giản hóa về thủ tục hành chính và phải đóng vai trò là tác nhân “ kích hoạt” thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh. Phải ngăn chặn và chấm dứt ngay tình trạng quan liêu trong
quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, song vẫn phải đảm bảo kịp thời và hiệu quả.
- Trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cần phải tạo ra mối quan hệ giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp dưạ trên tinh thần hợp tác và xây dựng. Hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào họat động kinh doanh của doanh nghiệp.Trong quá trình kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu giám sát phải đảm bảo trung thực, khách quan và công khai hóa.
- Các thủ tục như cấp phép, thẩm định hồ sơ phê chuẩn, đăng ký sản phẩm, các thủ tục khác như thay đổi vốn, mở rộng nội dung và phạm vị hoạt động…, cần phải được giải quyết thuận tiện, nhanh gọn nhưng vẫn đúng qui định của pháp luật.
- Phương thức quản lý phải thực hiện tăng quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm cho các DN về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các qui định của pháp luật, các vấn đề về nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cần xóa bỏ việc hạn chế về nội dung và phạm vi hoạt động của các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Xóa bỏ sự phân biệt về các chính sách về đầu tư trở lại nền kinh tế đối với các DN trong và nước ngoài. Đối với các DNBH chuyên ngành cần xếp sắp, tổ chức lại, giảm dần tính chất hoạt động đơn ngành, mở rộng phạm vi hoạt động để phù hợp với tính chất liên kết, chia sẻ rủi ro của hoạt động KDBH.
- Vụ bảo hiểm - Bộ Tài Chính phải tăng cường và tăng cường hơn nữa quan hệ với các cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài để nghiên cứu, áp dụng các chuẩn mực quản lý quốc tế, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi thông tin, nắm bắt diễn biến thị trường bảo hiểm quốc tế, đặc biệt là các thông tin liên quan đến các DNBH, môi giới BH nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
3.2.1.3. Đa dạng hóa các hình thức doanh nghiệp KDBH, cổ phần hoá DNBH nhà nước
- Đa dạng hóa các hình thức sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiêp cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các tổ chức bảo hiểm tương hỗ…. Nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực KDBH, xây dựng và phát triển một TTBH phi nhân thọ hoạt động an toàn, hiệu quả và có đủ năng lực cung cấp các dịch vụ có chất lượng, có tính cạnh tranh cao.
- Phát triển các loại hình KDBH, tái bảo hiểm ( Hiện nay trên thị trường mới chỉ có 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm), tổ chức bảo hiểm tương hỗ ( hiện nay chưa có loại hình này), môi giới bảo hiểm, nhằm mở rộng và phát triển các kênh phân phối và thị trường tái cho bảo hiểm phi nhân thọ.
- Nhà nước và Bộ Tài Chính có cơ chế khuyến kích và tạo điều kiện thuận lợi để các DNBH có thể trở thành các tập đoàn tài chính bảo hiểm hoạt động đa ngành ( bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán..), nhưng hoạt động chính là bảo hiểm. Các Ngân hàng lớn ( như 4 ngân hàng thương mại quốc doanh hiện nay) cũng có thể cho phép thành lập tập đoàn Ngân hàng tài chính bảo hiểm.
- Các DNBH nhà nước hoạt động, ngoài việc phải chịu sự quản lý của các
cơ quan nhà nước về KDBH như các DN khác, còn phải chịu sự quản lý, và tuân thủ một số qui định của cơ quan chủ quản là Bộ Tài Chính. Trong điều kinh kinh tế thị trường đang phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, việc