Giai đoạn từ năm 1994 đến nay

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 39 - 46)

2.1.2.1. Tình hình kinh tế xã hội từ năm 1994 đến nay

a) Khái quát chung tình hình kinh tế - xã hội.

Thời kỳ này, công cuộc đổi mới ở nước ta đang được phát triển cả chiều rộng,chiều sâu và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thay đổi đời sống về mọi mặt của người dân: Kinh tế tăng trưởng ở mức tương đối cao, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình chính trị - xã hội ổn định, quan hệ ngoại giao được mở rộng. Có thể nói, chưa bao giờ vị thế của VN trên trường quốc tế lại được đánh giá cao như trong giai đoạn hiện nay.

Thành tựu nổi bật nhất là Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong nhiều năm liên tục (đứng thứ 2 Châu Á). Trong vòng 11 năm ( từ 1994 đến 2005) GDP của Việt Nam đã tăng hơn hai lần, với tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là gần 7%. Riêng năm 2005, GDP tăng 8,4%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng dần, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần.

Môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng được thông thoáng. Tính đến cuối năm 2005 , đã có hơn 5.871 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 49,5 tỷ USD, trên 50% số dự án đã đi vào hoạt động với số vốn thực hiện gần 30 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2005, các dự án mới cấp phép chủ yếu tập trung vào công nghiệp và xây dựng. Các DN FDI đóng góp

khoảng 15% GDP,chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 4,9% tổng thu ngân sách và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.

Xuất nhập khẩu Việt nam cũng tăng liên tục trong những năm qua. Năm 2005 tổng giá trị xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 69,11 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2004 ( trong đó xuất khẩu tăng 21,6%, nhập khẩu tăng 15,4%).

Trong những năm qua, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến cải cách trong lĩnh vực tài chính – Ngân hàng, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo tính minh bạch của tài chính nhà nước, tạo nền móng để phát triển thị trường tài chính Việt Nam. Lần đầu tiên ở Việt Nam đang đã hình thành và dần phát triển thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản và tiến tới sẽ hình thành thị trường khoa học công nghệ.

Đi đôi với phát triển kinh tế, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội. Quan tâm chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đào tạo khoa học công nghệ, y tế văn hóa…Mặt khác, Chính sách đối ngoại của Việt Nam “ Sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước”, đã đem lại những kết quả rất tích cực. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 168 nước trên thế giới và quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Hiện nay, Việt Nam là thành viên tích cực của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, APEC… và đến ngày 07/11/2006 Việt Nam sẽ trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.

Tình hình KT-XH trên đây là những điều kiện quan trọng, là cơ sở để thị trường BH nói chung và thị trường BH phi nhân thọ nói riêng phát triển.

Bên cạnh những thành tựu to lớn, cơ bản đã đạt được trong thời gian qua, tình hình KT-XH Việt Nam còn một số mặt yếu kém cần khắc phục đó là: Một số chỉ tiêu về kinh tế chưa đạt kế hoạch đề ra.Chất lượng tăng trưởng, tính bền vững và độ đồng đều chưa cao ( ví dụ như trong các ngành sản xuất và dịch vụ). Giá hàng hóa , dịch vụ trong nước còn cao, tính cạnh tranh của hàng hóa thấp..

*) GDP và tốc độ tăng trưởng GDP: Trong giai đoạn 1994 đến nay, mặc dù

trên thế giới có nhiều biến động lớn và phức tạp như tình hình khủng bố, khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, khủng hoảng chính trị ở một số nước, thiên tai, lũ lụt, sóng thần..nhưng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định, phát triển và có dấu hiệu rất khả quan. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.1. GDP Việt Nam và tốc độ tăng trưởng GDP từ 1994 đến 2005

Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

GDP(tỷđ) 179.735 195.552 213.738 231.264 244.746 256.494 273.910 292.782 313.393 336.082 361.960 392.364

%TTrưởng 7,5 8,8 9,3 8,2 5,83 4,8 6,79 6,89 7,04 7,24 7,7 8,4

( Nguồn: GSO và MARD) – ( Ghi chú: GDP tính theo giá so sánh năm 1994)

Hình vẽ 2.1.Tốc độ tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1994-2005

. 7 5 . 8 8 9 3. . 8 2 . 5 83 . 4 8 . 6 79 6 89. 7 04. 7 24. 7 7. . 8 4 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 1994 đến 2005 là 6,8%/năm.GDP năm 2005 đã tăng 2,183 lần so với năm 1994. Đây là một trong những điều kiện tốt để TTBH phát triển.

*). Vốn đầu tư phát triển và cơ cấu của nó

Trong quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách tích cực nhằm huy động vốn đầu tư từ mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Kết quả là trong những năm qua, tổng nguồn vốn

đầu tư phát triển toàn xã hội liên tục tăng với tốc độ cao, và cơ cấu các nguồn vốn cũng liên tục thay đổi. Tình hình trên thể hiện ở bảng số liệu sau

Bảng 2.2.Vốn đầu tư phát triển và cơ cấu nguồn vốn từ năm 2003 đến 2005 Chỉ tiêu

Năm

Vốn đầu tư (tỷ đồng) Cơ cấu nguồn vốn(%) Nhà nước Ngoài nhà nước Đtư Nước ngoài Tổng cộng Nhà nước Ngoài nhà nước Đtư Nước ngoài 2003 128.030 61.845 27.125 217.000 59,0 28,5 12,5 2004 144.872 69.590 44.238 258.700 56,0 26,9 17,1 2005 172.044 104.976 46.980 324.000 53,1 32,4 14,5

(Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục thống kê)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng với tốc độ khá cao và có tín hiệu rất khả quan ( năm 2004 so với 2003 đã tăng 19,21%-năm 2005 so với 2004 tăng 25,24%). Mặt khác,cơ cấu các nguồn vốn cũng thay đổi (tỷ trọng nguồn vốn nhà nước dần giảm dần; tỷ trọng nguồn vốn ngoài nhà nước có xu hướng tăng). Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho thấy sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu và chính sách mở cửa đã thu hút được nhiều nguồn vốn to lớn mà trước thời kỳ đổi mới chưa được khai thác. Đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng cho TTBH Việt Nam phát triển . Đồng thời, cũng là cơ sở để các DNBH phân đoạn thị trường trong chiến lược kinh doanh.

*). Tình hình dân số và thu nhập bình quân đầu người: Dân số Việt Nam

tiếp tục tăng, tuy nhiên không có sự đột biến lớn. Để thấy được tình hình và tốc độ tăng dân số trong thời gian này ta đi xem xét bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.3.Tình hình dân số và tốc độ tăng dân số giai đoạn 1994 đến 2005

Ctiêu 1994 1996 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

D.số (tr) 70,72 73,05 76,30 77,37 78,45 79,55 80,66 81,79 82,94

GDP/ng 254.150 292.590 400.000 450.000 500.000 537.500 577.813 612.148 667.735

( Nguồn: Niên giám thống kê - Tổng cục thống kê 2005)

Nhận xét: Dân số Việt Nam tăng nhưng ổn định và trong tầm kiểm soát được ( tỷ lệ tăng đều 1,4%/năm). Mặc dù dân số tăng như vậy nhưng trong thời gian qua tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam khá cao, vì vậy GDP/người tăng nhanh, mức sống được cải thiện đáng kể. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy TTBH phát triển.

Ảnh hưởng của tốc độ tăng dân số và GDP/ng đến TTBH phi nhân thọ

- Tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng dân số có mối quan hệ tác động lẫn nhau và quyết định mức thu nhập bình quân đầu người ( nếu hai tốc độ này bằng nhau thì thu nhập bình quân đầu người sẽ không đổi). Thu nhập bình quân đầu người sẽ quyết định mức sống, quyết định đến các nhu cầu của con người trong đó có nhu cầu về BH. Vì vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến TTBH.

- Mặt khác, qui mô dân số và tốc độ tăng dân số là đối tượng khách hàng quan trọng của BH con người, đó là phần không thể thiếu được trong TTBH nói chung và TTBH phi nhân thọ nói riêng.

2.1.2.2.Khái quát sự phát triển TTBH PNT Việt Nam từ 1994 đến nay

Sau 8 năm ( 1986 -1994) đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cải cách nền kinh tế, ngành bảo hiểm mới thực sự “ hòa mình” vào công cuộc đổi mới của đất nước, đó là TTBH bắt đầu cạnh tranh – đổi mới – và phát triển.

Ngay sau khi nghị định 100/CP của Chính phủ được ban hành, một số công ty BH đã lần lượt ra đời đó là:Công ty BH Thành phố Hồ Chí Minh ( Bảo Minh) ( 1994) Công ty cổ phần bảo hiểm xăng dầu ( PJICO) ( 1995), và sau đó là công ty cổ phần BH Nhà Rồng ( Bảo Long)…. Đến năm 1996, TTBH Việt Nam đã có sự tham gia của các công ty BH có vốn đầu tư nước ngoài như VIA ( 1996); UIC ( 1997)…TTBH Việt Nam bắt đầu cạnh tranh và trở nên sôi động.

Tiếp theo đó, ngày 09/12/ 2000 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá X đã thông qua Luật KDBH và có hiệu lực từ ngày 01/04/2001, đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của TTBH Việt Nam.

Tính đến hết năm 2005, trên TTBH Việt Nam đã có 16 DNBH phi nhân thọ ( trong đó có 2 DNBH nhà nước, 6 DNBH cổ phần, 3 DN 100% vốn nước ngoài và 5 DN liên doanh). Năm 2005, TTBH phi nhân thọ phát triển ổn định. Doanh thu đạt 5.678 tỷ VNĐ tăng 18,5% ( Trong đó doanh thu phí BH là 5.535 tỷ.đ – tăng 16, 1 %, và doanh thu từ hoạt động đầu tư là 143 tỷ đ) . Tổng số vốn điều lệ của các DNBH PNT là 3.590 tỷ VNĐ, tổng tài sản 6.904 tỷ VNĐ, tổng đầu tư vào nền kinh tế là 4.496 tỷ VNĐ, tổng số nhân viên là 6.714 người và tổng số đại lý BH PNT là 36.760 người.

2.1.3 Ảnh hưởng của chính sách pháp luật đến sự hình thành và phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam

- Trước năm 1993, hoạt động KDBH ở Việt nam là độc quyền, chỉ có một

DNBH nhà nước duy nhất hoạt động theo chỉ tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước giao cho. Ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế còn rất hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là do môi trường pháp lý trong lĩnh vực BH còn trong giai đoạn sơ khai. Thực chất trong thời gian này ở Việt Nam chưa có TTBH.

- Để tăng cường sự quản lý Nhà nước trong hoạt động KDBH. Ngày 15/05/1992 Bộ Tài Chính đã ra Quyết định thành lập Phòng quản lý bảo hiểm Vụ tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính có chức năng quản lý Nhà nước về KDBH, là đơn vị chủ quản của các DNBH nhà nước. Đến ngày 20/08/2003 Bộ Tài Chính ra Quyết định số 134/2003/QĐ-BTC, thành lập Vụ bảo hiểm, là đơn vị thuộc bộ máy quản lý Nhà nước của Bộ Tài Chính.

- Ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/NĐ-CP,về KDBH. Theo đó, cho phép đa dạng hóa các hình thức sở hữu, xóa bỏ sự độc quyền trong hoạt động KDBH. Ngay sau đó, năm 1994 – 1995, một số các DNBH ra đời đó là Bảo Minh, công ty cổ phần BH PIJICO, công ty cổ phần BH Bảo

Long… và đến năm 1996, công ty liên doanh BH PNT đầu tiên ở Việt Nam đã ra đời đó là Công ty liên doanh BH Quốc tế Việt Nam ( VIA).Tính đến năm 2005 đã có 16 DNBH phi nhân thọ chính thức hoạt động trên TTBH Việt Nam.Có thể nói, từ khi có Nghị định 100/NĐ-CP, Việt Nam mới thực sự có TTBH, và cũng từ đó, TTBH phi nhân thọ trở nên sôi động và có tốc độ tăng trưởng khá cao ( bình quân gần 20%/năm). Điều đó cho thấy, môi trường pháp lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển TTBH PNT.

- Do đòi hỏi của công cuộc đổi mới cải cách nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 09/12/2000 Quốc hội đã thông qua Luật kinh KDBH và có hiệu lực thi hành ngày 01/04/2001. Tiếp theo đó Chính phủ đã ban hành một số Nghị định như; Nghị định 42/2001/NĐ-CP, ngày 01/8/2001 về qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật KDBH; Nghị định 43/2001/NĐ-CP, ngày 01/08/2001 về qui định chế độ tài chính đối với DNBH và môi giới BH; Nghị định 118/2003/NĐ-CP ngày 13/10/2003 về việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH; Ngày 22/9/2003 Bộ tài chính đã ban hành hệ thống các chỉ tiêu giám sát DNBH…. Như vậy, Ngành BH Việt Nam đã có một môi trường thuận lợi trong hoạt động KDBH.

- Ngày 29/8/2003 Chính phủ đã ra Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt “ Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ 2003 – 2010”. Đây là cơ sở, mục tiêu để TTBH Việt nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập Quốc tế.

- Chính sách về mở cửa, hội nhập TTBH: Việc mở cửa TTBH đã thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BH, làm thay đổi nhanh chóng diện mạo, qui mô và năng lực tài chính của TTBH phi nhân thọ.Các BNBH Việt Nam trưởng thành rất nhiều từ khi có mặt các DNBH nước ngoài. Mặt khác, cũng tạo điều kiện khuyến khích các DNBH trong nước mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài.Ngoài ra, việc ban hành luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư ngoài tại Việt nam ngoài, Luật dân sự…cũng là cơ sở pháp lý quan trọng, cần thiết và có tác dụng tích cực cho việc thúc đẩy TTBH phi nhân thọ phát triển.

Các chính sách trên đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển TTBH PNT ở Việt Nam. Cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

2.2.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w