Đánh giá chung vềthị trường bảohiểmphi nhânthọ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 70)

*) Những kết quả đã đạt được: Từ năm 1994 đến nay, hệ thống pháp lý trong

lĩnh vực KDBH từng bước được hoàn thiện theo hướng phù hợp với các chuẩn mực Quốc tế. Một số văn bản pháp luật đáng chú ý nhất là: năm 2000 Quốc hội ban hành Luật KDBH, năm 2001 Chính phủ ban hành Nghị định về qui định chế độ tài chính đối với các DNBH, năm 2003 là Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính, và cũng năm 2003 Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TTBH Việt Nam đến 2010… Để tăng cường quản lý nhà nước về KDBH, năm 2003 Bộ tài chính đã quyết định thành lập Vụ bảo hiểm, và cũng đã ban hành hệ thống các chỉ tiêu giám sát các DNBH, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và mở cửa TTBH.

Do có được hành lang pháp lý cơ bản trên, TTBH phi nhân thọ Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt như: Qui mô thị trường phát triển, đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong KDBH, năng lực tài chính của các DNBH, được từng bước nâng lên. TTBH trong nước đã thực sự cạnh tranh khốc liệt. Số lượng DNBH, số lượng sản phẩm BH, doanh thu và tỷ trọng doanh thu phí BH trong GDP không ngừng tăng. Các DNBH phi nhân thọ đã góp phần ổn định đời sống, kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy KT-XH phát triển. Đồng thời đã tạo lập nguồn vốn đáng kể cho đầu tư phát triển KT-XH và đã bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế.

*) Những tồn tại hạn chế: Tuy những bước tiến đáng kể, song TTBH phi nhân thọ Việt Nam phát triển chưa toàn diện, chưa cơ bản, chưa ổn định, đặc biệt là năng lực cạnh tranh khi bước vào hội nhập còn rất yếu cụ thể:

Hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện và chưa đồng bộ. Chính sách bảo hộ các DNBH trong nước và hoạt động của các công ty BH chuyên ngành đã làm chia cắt thị trường và làm yếu đi tính cạnh tranh.Trong thời gian tới, khi phải thực hiện các cam kết Quốc tế về tự do hóa các dịch vụ tài chính trong đó có BH và thực hiện các cam kết của WTO, thì các rào cản này bị xóa bỏ thì các DNBH trong nước sẽ đứng trước một thách thức rất lớn.

MỤC TIÊU

1.P.triển TTBH toàn diện, vững chắc nhằm t.hiện tốt c.năng là công cụ để bảo vệ nền KT và đ/sống ndân trước rủi ro và là c.cụ huy động vốn cho Đtư Ptriển

2. Đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế

3. Chiếm vị trí xứng đáng trong thị trường Tài chính với vai trò là trung

gian tài chính.

Giải pháp để thực hiện mục tiêu

Qui mô của TTBH còn nhỏ, nhiều tiềm năng của thị trường chưa khai thác hết, các sản phẩm BH chưa đa dạng, trình độ dân trí về BH còn thấp, năng lực của các DNBH PNT còn nhiều hạn chế (năng lực tài chính, trình độ và công nghệ quản lý, năng lực cạnh tranh, năng lực tái BH).Hoạt động môi giới BH kém phát triển, hiệu quả đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH còn thấp.Vai trò là tổ chức trung gian tài chính trong thị trường tài chính chưa rõ rệt.

*) Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên, nhưng nguyên

nhân cơ bản là hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng về BH còn yếu. Các yếu tố của thị trường nói chung và TTBH nói riêng chưa thực sự đầy đủ. Năng lực tài chính của các DNBH còn rất hạn chế kéo theo các năng lực khác cũng còn yếu trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Tóm lại, trong những năm qua, TTBH phi nhân thọ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào việc ổn định và thúc đẩy nền KT-XH tăng trưởng. Đạt được những kết quả trên là nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà nước, phù hợp với su thế phát triển chung và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời là những nỗ lực phấn đấu đáng ghi nhận của các DNBH phi nhân thọ Việt Nam .Tuy nhiên, so với tiềm năng thực tế và yêu cầu phát triển nền KT-XH trong điều kiện mở cửa, hội nhập thì BH phi nhân thọ Việt Nam còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần thiết phải có một định hướng chiến lược và có những giải pháp cụ thể, nhằm tạo ra bước đột phá trong thời gian tới. Chúng ta đi xem xét tiếp ở chương 3 dưới đây.

Chương 3.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM

Nhằm phát triển TTBH phi nhân thọ Việt Nam toàn diện, vững chắc và đầy đủ các yếu tố của thị trường, đáp ứng được nhu cầu không ngừng phát triển của nền kinh tế và dân cư. Đồng thời, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải có những định hướng và giải pháp cụ thể.

MỤC TIÊU

1.P.triển TTBH toàn diện, vững chắc nhằm t.hiện tốt c.năng là công cụ để bảo vệ nền KT và đ/sống ndân trước rủi ro và là c.cụ huy động vốn cho Đtư Ptriển

2. Đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế

3. Chiếm vị trí xứng đáng trong thị trường Tài chính với vai trò là trung

gian tài chính.

Giải pháp để thực hiện mục tiêu

Để đưa ra những định hướng đúng đắn và những giải pháp tích cực, hiệu quả mang tính khả thi cao, cần dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn mang tính logic và biện chứng .Với quan điểm như vậy, trước khi đi vào những định hướng và giải pháp cụ thể, luận văn xin đưa ra sơ đồ tổng quát sau đây:

Hình3.10.Sơ đồ định hướng và giải pháp để phát triển TTBH phi nhân thọ.

3.1. NHỮNG DỰ BÁO, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM

3.1.1. Dự báo những ảnh hưởng của quá trình hội nhập đến thị trường bảo hiểm phi nhân thọ bảo hiểm phi nhân thọ

Tác động của mở cửa TTBH, thực hiện các cam kết quốc tế trong quá trình tự do hoá thương mại dịch vụ tài chính nói chung và bảo hiểm nói riêng, có thể được nhìn nhận từ hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.

*) Những ảnh hưởng tích cực:

MỤC TIÊU

1.P.triển TTBH toàn diện, vững chắc nhằm t.hiện tốt c.năng là công cụ để bảo vệ nền KT và đ/sống ndân trước rủi ro và là c.cụ huy động vốn cho Đtư Ptriển

2. Đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế

3. Chiếm vị trí xứng đáng trong thị trường Tài chính với vai trò là trung

gian tài chính.

ĐỊNH HƯỚNG

1.C.sách p.luật phải theo hướng đồng bộ,minh bạch phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

2.TTBH p.triển theo hướng đa dạng hóa, HĐH và toàn cầu hóa 3.X.dựng đội ngũ DNBH hùng hậu GIẢI PHÁP 1.Nhóm G.pháp về quản lý Nhà nước 2.Nhóm G.pháp vềthị trường và một số diều kiện khác 3.Nhóm G.pháp cho các DNBH phi nhân thọ Giải pháp để thực hiện mục tiêu Định hướng nhằm vào mục tiêu

Trên cơ sở thực trạng của TTBH đưa ra định hướng và giải pháp

- Quá trình mở cửa hội nhập TTBH sẽ làm giảm chi phí dịch vụ, chất lượng dịch vụ,công nghệ và trình độ quản lý, trình độ quản lý cán bộ được nâng cao, năng lực của thị trường được mở rộng… Nếu thích ứng,các DNBH phi nhân thọ sẽ trưởng thành, phát triển nhanh hơn.Theo các nhà phân tích, với triển vọng rất khả quan của tình hình phát triển KT-XH và dân số trên 80 triệu dân của Việt Nam. TTBH PNT Việt Nam là “ miền đất hứa” hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Rất có thể trong thời gian tới TTBH PNT sẽ có mức tăng trưởng mạnh mẽ.

- Dự báo trong thời gian tới, các DNBH PNT trong nước sẽ mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài với nhiều hình thức và bước đi khác nhau tùy theo điều kiện và khả năng của mình.

- Quá trình hội nhập, mở cửa của TTBH sẽ có nhiều DNBH phi nhân thọ ra đời. Các sản phẩm bảo hiểm đa dạng, phong phú hơn. Khách hàng sẽ có cơ hội lựa chọn các công ty bảo hiểm và các loại sản phẩm bảo hiểm nhiều hơn từ đó lợi ích của khách hàng sẽ tăng lên.

- Thị trường tài chính Việt Nam sẽ trở lên phong phú, sôi động hơn vì có những trung gian tài chính đắc lực là các DNBH phi nhân thọ. Các nhà phân tích dự báo rằng trong thời gian đầu, các DNBH nước ngoài sẽ chỉ thu lời từ các hoạt động đầu tư, còn trong kinh doanh bảo hiểm đây là thời gian chiếm lĩnh thị trường, quảng bá thương hiệu nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm vì vậy có thể không thu lãi từ dịch vụ này hoặc lãi rất ít ( trái ngược hẳn lại với tình hình thực tế ở Việt nam hiện nay, chủ yếu lãi từ KDBH).

*) Những ảnh hưởng tiêu cực:

- Việc thực hiện những cam kết song phương, đa phương cũng như những cam kết của WTO,cũng có nghĩa là các rào cản đối với các DNBH nước ngoài được tiếp tục nới lỏng và tiến tới xoá bỏ. Như vậy cơ hội làm ăn được mở rộng cho các “đại gia” bảo hiểm nước ngoài. Đây là những thách thức lớn đầy cam go

cho các DNBH trong nước vốn có năng lực tài chính nhỏ bé, công nghệ, trình độ chưa phát triển…

- Việc thực hiện các cam kết quốc tế, nếu không có chiến lược chính sách phù hợp thì các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm, hệ thống các quy định, cơ chế giám sát không theo kịp với mức độ mở cửa của TTBH sẽ tác động không tốt đến sự phát triển của TTBH và ảnh hưởng tới nền kinh tế.

- Sau khi trở thành thành viên của WTO các DNBH sẽ được phép cung cấp các dịch vụ BH như BH vận tải, du lịch quốc tế, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, dịch vụ đánh giá rủi ro, giải quyết khiếu nại, tư vấn BH và đặc biệt là được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho các dự án cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà không cần thành lập pháp nhân tại Việt Nam. Theo dự báo trong thời gian tới các cam kết này có ảnh hưởng mạnh tới các loại hình BH phi nhân thọ và giới hạn trong nhóm đối tượng người nước ngoài và dự án đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên trong trung hạn và dài hạn ảnh hưởng này không lớn lắm, một phần do tâm lý khách hàng thường lựa chọn các DNBH có trụ sở tại Việt Nam. Mặt khác, các DNBH nước ngoài cũng muốn thành lập pháp nhân tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ tốt nhất.

- Dưới tác động của cạnh tranh và xu thế hội nhập, xu hướng hợp nhất,sáp nhập, mua lại toàn bộ hoặc toàn bộ DNBH sẽ diễn ra thường xuyên hơn, với quy mô lớn hơn và tính chất ngày càng phức tạp hơn. Tất yếu sẽ hình thành các tập đoàn tài chính lớn trên cơ sở tích hợp các dịch vụ tài chính. Đó cũng là tiền đề để hình thành các cơ quan quản lý dịch vụ tài chính hợp nhất như ở Nhật Bản, Anh Quốc, Hàn Quốc ,Đài Loan…

3.1.2.Cơ sở và mục tiêu của định hướng

3.1.2.1.Cơ sở để xác định mục tiêu

Mục tiêu và định hướng được xây dựng trên các cơ sở sau:

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn 2020: Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000, tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt trên

30% GDP, tăng trưởng GDP bình quân từ 7,5 -8%/ năm, đưa nước ta ra khỏi danh sacsh các nước nghèo trên thế giới và trở thành nước công nghệp vào năm 2020. Để thực hiện chiến lược này, TTBH PNT đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển KT- XH.

- Chiến lược phát triển thị trường dịch vụ tài chính - tiền tệ đến 2010 và tầm nhìn 2020: Mở rộng và đa dạng hoá các dịch vụ tài chính tiền tệ, toàn bộ ngành đạt nhịp độ tăng trưởng 8- 9 %, phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm 42- 43% GDP. Với chiến lược đó, đòi hỏi TTBH PNT phải không ngừng mở rộng qui mô, nâng cao năng lực và trình độ về mọi mặt.

- Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế: BH là một ngành dịch vụ tài chính, mang tính toàn cầu, rủi ro BH không giới hạn trong phạm vi một nước. Hơn nữa, theo yêu cầu thực hiện những cam kết trong quan hệ thương mại song phương và đa phương của Việt Nam với các nước trong khối ASEAN, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, tiến tới thực hiện các cam kết của tổ chức thương mại quốc tế WTO, việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ tạo ra cơ hội và thách thức đòi hỏi TTBH phải gia tăng năng lực cạnh tranh, phát triển phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

3.1.2.2.Mục tiêu phát triển thị trường BH phi nhân thọ Việt Nam

- Xây dựng và phát triển TTBH với đầy đủ các yếu tố của thị trường, tăng tỷ trọng hoạt động KDBH trên tổng giá trị dịch vụ nói riêng và GDP nói chung, thực hiện chức năng BH là công cụ để bảo vệ nền kinh tế trước các nguy cơ rủi ro và là công cụ để huy động vốn cho đầu tư phát triển, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước về KDBH: Quản lý, giám sát phải được thực hiện dựa trên hệ thống các chỉ tiêu phù hợp với yêu cầu thực tiễn KDBH của nước ta và các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế.Công nghệ quản lý,

giám sát được hiện đại hoá, đội ngũ cán bộ quản lý có đủ tri thức và năng lực quản lý bảo đảm TTBH hoạt động an toàn, hiệu quả.

+ Hoàn thiện khuôn khổ cơ chế, chính sách trong hoạt động KDBH tạo môi trường pháp lý bình đẳng đối với mọi thành phần DN, huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, ổn định.

+ Công tác quản lý nhà nước về KDBH kịp thời, hiệu quả. Bản chất TTBH là rất nhạy cảm, đòi hỏi phải xử lý ngay các trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Vì vậy, phải đơn giản hoá thủ tục hành chính, ngăn chặn tính quan liêu trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động của các DNBH; việc l bảo hiểm được thực hiện chủ động sẽ có ảnh hưởng và tác động tích cực to lớn đối với thị trường và hoạt động của DNBH.

+ Thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước. Cơ quan quản lý bảo hiểm thay mặt Nhà nước trực tiếp thực hiện cả hai chức năng quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và chức năng quản lý tài chính. Hơn nữa còn thực hiện chức năng cơ quan chủ quản đối với các DN trực thuộc Bộ Tài chính.

- Nâng cao vai trò tự quản của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNBH trong nước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập: Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có khả năng tài chính vững mạnh, năng lực kinh doanh và công nghệ quản lý được hiện đại hoá, đội ngũ cán bộ làm công tác trong ngành bảo hiểm có trình độ đủ đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập.

- Người dân có điều kiện tiếp cận các loại sản phẩm bảo hiểm với chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Các DNBH có đủ khả năng cung cấp các loại sản phẩm phục vụ các nhu cầu BH cơ bản của nền kinh tế và của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là các chương trình BH phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, BH nhân thọ dài hạn theo hướng phát huy nội lực, chủ động thu hút ngoại lực.

- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KDBH :Trong quá trình đàm phán và thực hiện các hiệp định thương mại song phương và đa phương của Việt Nam, bảo hiểm là điều kiện quan trọng, nhằm thúc đẩy việc trao đổi và xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w