Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính khách hàng

Một phần của tài liệu LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .DOC (Trang 29 - 32)

hiệu quả trên cơ sở nguồn vốn đi vay ngân hàng thì khách hàng sẽ có khả năng trả nợ. Khoản tín dụng của ngân hàng được đảm bảo thanh toán, như vậy việc phân tích tín dụng cũng như phân tích tài chính nói riêng của ngân hàng có chất lượng tốt, ngân hàng đánh giá đúng năng lực hoạt động, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Kết quả này phản ánh chất lượng phân tích đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng trong cả một thời kì từ trước khi cho vay cho tới khi giải ngân, thu hồi nợ.

Tỉ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ: tỉ lệ này ở mọi ngân hàng đều tồn tại ở một mức nào đó, tuy nhiên mức cao hay thấp là còn tùy thuộc vào chất lượng phân tích tài chính khách hàng. Tỉ lệ này phản ánh khả năng thanh toán của khách hàng, và nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nếu tỉ lệ này quá cao sẽ gây ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh toán của ngân hàng, có thể dẫn tới phá sản cho ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng thương mại có xu hướng quản lí tình trạng này bằng một tỉ lệ có thể chấp nhận được.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính khách hàng khách hàng

1.2.3.1 Nhân tố chủ quan

Những nhân tố chủ quan tác động tới chất lượng phân tích tài chính khách hàng đó là quan điểm của bản thân ban lãnh đạo ngân hàng, trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng, công nghệ, trang thiết bị, hệ thống

thông tin, nguồn thông tin mà ngân hàng có thể khai thác, và sự phối hợp giữa các cán bộ, bộ phận trong ngân hàng.

Nhân tố chính quyết định tới chất lượng phân tích tín dụng nói riêng và chất lượng phân tích nói riêng đó chính là quan điểm của lãnh đạo ngân hàng. Đây là những người hoạch định chính sách hoạt động, phát triển lâu dài của ngân hàng, tất cả những tiêu chí đánh giá chât lượng phân tích tài chính đều xuất phát từ chính sách, qui định, yêu cầu và đánh giá của lãnh đạo ngân hàng. Việc ra quyết định tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào kết quả phân tích tín dụng của cán bộ tín dụng, song song với đó cần có chính sách quan tâm tới chất lượng phân tích tài chính khách hàng bởi đây là cơ sở đưa tới những quyết định đúng đắn, kịp thời. Để nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng, nhà quản trị có thể sử dụng những chính sách như: động viên khen thưởng những cán bộ tín dụng có kết quả làm việc tốt, thiết lập những qui trình phân tích tín dụng khoa học, hợp lí, trang bị hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến… nếu việc cho vay không phụ thuộc nhiều vào kết quả phân tích tín dụng thì chất lượng phân tích sẽ không được quan tâm đầu tư, cải tiến.

Trình độ của cán bộ phân tích cũng là một nhân tố có tính quyết định tới chất lượng phân tích tài chính khách hàng. Để có chất lượng phân tích tốt cần những cán bộ am hiểu chuyên môn, phải biết đọc và hiểu các báo cáo tài chính, có vốn hiểu biết xã hội nhất định, khi tiến hành phân tích một khách hàng cụ thể nào đó thì cần phải hiểu biết cụ thể và chi tiết về ngành nghề kinh doanh, tập quán kinh doanh, phương pháp hạch toán kế toán của khách hàng. Hơn thế nữa cán bộ phân tích tín dụng cũng cần có sự nhanh nhạy và khéo léo trong nghề nghiệp khi xử lí những tình huống tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để khai thác thông tin chính xác, đầy đủ.

Một nhân tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động phân tích tài chính đó là hệ thống công nghệ thông tin trong ngân hàng. Trong thời đại phát triển như ngày nay thì công nghệ thông tin giúp ích rất nhiều cho mọi hoạt động đặc biệt là hoạt động phân tích tài chính, đó cũng là yếu tố góp phần tạo khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng. Nếu ngân hàng có một hệ thống công nghệ thông tin tốt thì sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phân tích tài chính, giảm thời gian phân tích, nhân viên phân tích có thể sử dụng cơ sở dữ liệu của ngân hàng để tham chiếu một số chỉ tiêu trung bình ngành, với những doanh nghiệp có qui mô tương tự từ đó giúp có kết quả tính toán, nhận xét chính xác hơn. Hệ thống thông tin là rất quan trọng trong hoạt động phân tích, nó không chỉ mang lại nhiều thông tin từ nhiều nguồn, mà còn giúp ngân hàng lưu trữ những thông tin cần thiết về khách hàng, và nhiều loại thông tin khác có liên quan, cung cấp những chương trình xử lí với thời gian nhanh chóng, giảm áp lực và sự phức tạp nếu phải xử lí các số liệu tài chính theo những cách thông thường.

Chất lượng nguồn thông tin mà ngân hàng có thể khai thác có ảnh hưởng tới kết quả phân tích tài chính. Nếu thông tin không chính xác thì không thể cho ra những kết quả phân tích chính xác và từ đó gây nên những rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Chất lượng nguồn thông tin có chính xác cập nhật hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính trung thực của nguồn cung cấp thông tin, đó là khách hàng, là các báo đài, hệ thống thông tin đại chúng, khả năng tìm kiếm thông tin của chính cán bộ ngân hàng…

Hoạt động tín dụng của ngân hàng là kết quả của sự phối hợp giữa nhiều bộ phận trong ngân hàng. Phân tích tài chính khách hàng cũng vậy chất lượng của nó cũng phụ thuộc vào sự phối kết hợp giữa các cán bộ tín dụng. Nếu ngân hàng hoạt động trên cơ sở chuyên môn hóa cao thì chất lượng phân tích có thể đạt kết quả tốt do mỗi một cán bộ chuyên

trách một nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm trong khi xử lí công việc, điều này giúp nâng cao chất lượng phân tích khách hàng.

Một phần của tài liệu LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .DOC (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w