Qui trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .DOC (Trang 46)

2.2.1.1.1 Bộ hồ sơ vay

Giai đoạn đầu tiên trong qui trình cấp tín dụng tại ACB Hà Nội gồm 4 khâu chính: chuẩn bị hồ sơ khách hàng, thẩm định hồ sơ, tiến hàng phân tích tài chính doanh nghiệp và hoàn tất hồ sơ vay vốn

+/ Hồ sơ của một khoản vay bao gồm hồ sơ pháp lí và hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo. Hồ sơ pháp lí là những giấy tờ có liên quan tới việc thành lập doanh nghiệp, giấy phép sản xuất kinh doanh, biên bản bổ nhiệm những chức vụ quan trọng của công ty, những giấy phép do các cơ quan chức năng cấp, điều lệ của công ty,… và những giấy tờ có liên quan tới nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, ngoài ra còn

có hồ sơ tài chính, cung cấp thông tin tài chính mà ngân hàng yêu cầu. Khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại ACB Hà Nội cần hoàn hoàn tất đầy đủ những hồ sơ pháp lí theo yêu cầu của ngân hàng. Nó bao gồm: Đơn xin vay vốn theo mẫu của ACB và phương án vay vốn, Giấy phép đăng kí kinh doanh, Điều lệ doanh nghiệp, các văn bản bổ nhiệm Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng…Hồ sơ tài chính bao gồm: các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm gần nhất, một số hợp đồng kinh tế lớn đã đang và sắp thực hiện, Biên bản kiểm tra quyết toán thuế, Tờ khai thuế, chi tiết doanh thu, nguồn vốn, chi phí bán hàng, chi phí quả lí, chi thu bất thương, bảng cân đối phát sinh nợ vay, phải thu phải trả, báo cáo xuất nhập tồn hàng hoá chi tiết, chi tiết tài sản cố định của doanh nghiệp.

Hồ sơ tài sản đảm bảo bao gồm những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng đối với tài sản đó, như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tờ khai hải quan của các lô hàng, hợp đồng mua bán chuyển giao máy móc thiết bị…

Sau khi kiểm tra hồ sơ vay về tính đầy đủ, cán bộ ngân hàng sẽ tiến hành đọc hồ sơ, gửi hồ sơ về tài sản đảm bảo để bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo tiến hành thẩm định và chuẩn bị các nội dung thẩm định tài chính. Việc chia tách thẩm định tài sản đảm bảo và thẩm định tài chính riêng nhằm đảm bảo tính khách quan và an toàn cho việc cấp tín dụng. Cán bộ tín dụng sẽ thẩm định năng lực tài chính của khách hàng, quyết định cho vay hay không mà không phụ thuộc vào tài sản đảm bảo mà khách hàng có. Còn thẩm định tài sản đảm bảo khách quan giúp đánh giá đúng giá trị thực của tài sản, tạo sự an toàn cho việc cấp hạn mức tín dụng, và thu hồi nợ bằng cách xử lí tài sản đảm bảo khi cần thiết. Hồ sơ vay sẽ được thẩm định định tính và định lượng, thông qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng, và xuống trực tiếp cơ sở kiểm tra đối chiếu tính xác thực của nội dụng trong hồ sơ.

+/ Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp: quá trình này được các cán bộ tín dụng tiến hành từ nhiều nguồn thông tin phong phú trên cơ sở các báo cáo tài chính của khách hàng. Sau khi phân tích tài chính tiếp theo sẽ là tiến hành hoàn tất bộ hồ sơ vay, lập tờ trình thẩm định khách hàng.

2.2.1.1.2 Nội dung tờ trình thẩm định khách hàng xin vay vốn

+/ Giới thiệu khách hàng: nội dung này bao gồm thông tin về tên

doanh nghiệp, địa chỉ cụ thể, người đại diện cho doanh nghiệp tiến hành giao dịch với ngân hàng… những thông tin này được lấy từ hố sơ pháp lí của khách hàng đã cung cấp.

+/ Giới thiệu nhu cầu của khách hàng: bao gồm nhu cầu tín dụng khách hàng muốn vay theo hình thức nào, mục đích sử dụng vốn, số tiền là bao nhiêu, loại tiền VND, USD hay ngoại tệ khác, thời gian vay, lãi suất, lệ phí tín dụng…

+/ Tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng: hiện doanh nghiệp đã có quan hệ với ACB chưa, nếu đã có quan hệ thì trên những nghiệp vụ nào: giao dịch tài khoản, giao dịch thanh toán quốc tê, hay quan hệ tín dụng… ngoài ra hiện nay doanh nghiệp còn đang có quan hệ với những tổ chức tín dụng nào khác, và chi tiết những quan hệ đó. Ngoài ra còn cần nêu lên lí do khách hàng đặt quan hệ với ACB.

+/ Quá trình hình thành và phát triển của khách hàng: nội dung chính của phần này là nêu lên lịch sử thành lập và hoạt động của công ty, ra đời từ khi nào, hoạt động theo mô hình nào, trên những lĩnh vực, ngành nghề cụ thể nào. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: cụ thể những vị trí chủ chốt Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, chủ tịch hội đồng quản trị… các công ty con trực thuộc hoặc công ty mẹ quản lí doanh nghiệp. Tình hình quản lí trong doanh nghiệp, kinh nghiệm của những người đảm trách những vị trí quản lí như giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng…

+/ Tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng: những số liệu cụ thể định lượng về doanh thu, chi phí, lợi nhuận… của công ty trong thời gian qua, từ đó đánh giá và phân tích định tính, định lượng.

Những chỉ tiêu định lượng chủ yếu được phân tích đó là: khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tình hình khai thác và quản lí tài sản nợ, cơ cấu vốn tài trợ, báo cáo ngân quĩ, các hệ số tài chính quan trọng.

Đồng thời cũng cần trình bày kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.

+/ Phương án có nhu cầu vay vốn: cho biết mục đích của khỏan vay, vay để tài trợ cho hoạt động nào, dùng để mua sắm những gì. Tổng chi phí đầu tư của dự án, cơ cấu cụ thể về từng loại tài sản, nguồn vốn. Tính khả thi của dự án về tính hợp pháp, hợp lí, tính khả thi khi thực hiện trong điều kiện cụ thể của địa phương đầu tư, có khả năng mang lại hiệu quả rõ rệt cho chủ đầu tư hay không. Tiến độ thực hiện dự án, tiến độ thu hồi vốn, nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng, khả năng trả nợ và những rủi ro liên quan( phân tích độ nhạy cảm). Từ đó đưa ra nhận xét dự phòng khả năng trả nợ về độ an toàn và lợi nhuận của ngân hàng.

+/ Tài sản đảm bảo; khi thẩm định tài sản đảm bảo, chủ yếu là thẩm định tính thanh khỏan của tài sản này. Thông tin chính bao gồm: loại tài sản, giá trị ban đầu, giá trị còn lại, tình trạng hiện nay, những hợp đồng bảo hiểm có liên quan tới tài sản đó. Mối quan hệ sở hữu, sử dụng của khách hàng với tài sản đó. Số tiền cấp tín dụng của từng tài sản đảm bảo. Xếp loại tài sản đảm bảo.

+/ Chấm điểm tín dụng: việc chẩm điểm tín dụng được thực hiện bởi hệ thống máy tính sử dụng phần mềm do ACB đầu tư sử dụng. Cán bộ phân tích chỉ phải nhập những thông tin chương trình yêu cầu, sau đó máy tính sẽ tiến hành chấm điểm và cho ra kết quả định lượng. Những

thông tin sử dụng cho quá trình chấm điểm bao gồm cả thông tin định tính và thông tin định lượng của khách hàng.

+/ Thông tin ngành, lĩnh vực hoạt động của khách hàng: thông tin này là những thông tin mang tính vĩ mô của toàn ngành hay lĩnh vực mà khách hàng đang hoạt động, nó cho biết tình hình biến động hay ổn định của những yếu tố có liên quan tới cả ngân hàng và khách hàng.

+/ Kiến nghị: cuối cùng là cán bộ thẩm định đưa ra kiến nghị về việc cho vay hay không cho vay với khách hàng, cụ thể cho vay bao nhiêu, thời gian vay, lãi suất, cách thức trả nợ và những nội dung có liên quan khác.

2.2.1.2 Qui trình phân tích tài chính

Các cán bộ phân tích tài chính của ngân hàng dựa vào các báo cáo tài chính đồng thời tiến hành thu thập thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tiến hàng phân tích tài chính doanh nghiệp. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp được sử dụng ở ACB là phương pháp tỉ số kết hợp với phương pháp so sánh, tập trung vào tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, rủi ro, nhu cầu vốn của doanh nghiệp, và chấm điểm tín dụng.

2.2.1.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và rủi ro ro

+/ Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một thông tin quan trọng giúp nhân viên tín dụng đưa ra những nhận xét trong việc phân tích tài chính khách hàng. Những thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp, nhà cung cấp, và thị trường hoạt động là cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng doanh nghiệp. Sản phẩm của công ty thuộc loại hàng hóa dịch vụ nào, có vị trí như thế nào trên thị trường, là yếu tố đầu vào của ngành sản xuất nào hay cần những yếu tố đầu vào nào, và ảnh hưởng của chúng tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hiện đang thu mua nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà

cung cấp nào, chính sách tín dụng thương mại của họ có tác động như thế nào tới tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Đồng thời cán bộ tín dụng còn phải tìm hiểu về thị trường của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm thay thế trên thị trường. Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, sức mạnh hay lợi thế so sánh của doanh nghiệp. Từ đó cán bộ tín dụng đưa ra những nhận xét mang tính khái quát về thị trường của sản phẩm và nhận xét chi tiết về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+/ Tình hình tài chính: khi thẩm định khách hàng thì nội dung phân tích tài chính được xem là cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định tín dụng.

Trước hết cần kiểm tra nguồn thông tin và độ tin cậy của thông tin được cung cấp. Báo cáo tài chính chủ yếu được sử dụng làm cơ sở đó là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Những báo cáo này thường là do chính khách hàng cung cấp, hoặc ngân hàng cũng có thể sử dụng những báo cáo từ cơ quan thuế hoặc những cơ quan chủ quản doanh nghiệp. Cần kiểm tra độ tin cậy của những thông tin này bằng nhiều cách như kiểm tra, đi thực tế xuống cơ sở, hoặc sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán…

Phân tích, nhận xét tình hình tài chính cho biết khả năng quản lí hoạt động, khả năng tạo doanh thu, lợi nhuận từ đó cho biết khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu tài chính định lượng thường được sử dụng để đánh giá gồm: Những chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo lợi nhuận: bao gồm những tỉ số tài chính liên quan tới doanh thu, giá vốn, lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu phản ánh khả năng khai thác sử dụng tài sản, dự trữ, phải thu, phải trả ... Ngoài ra nhân viên thẩm định còn đánh giá cơ cấu vốn tài trợ, tỉ lệ nợ trên vốn chủ, cơ cấu tài sản và phải trả. Khả năng thanh toán, dòng tiền ròng của doanh nghiệp. Từ những chỉ tiêu đồng thời so sánh với những doanh nghiệp

trong cùng ngành và mức trung bình ngành, cán bộ thẩm định sẽ có những nhận xét bao quát cũng như chi tiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm ngành hoạt động của doanh nghiệp.

2.2.1.2.2 Nhu cầu vốn

Nhân viên tín dụng sẽ lập nên bảng dự tính doanh thu chi phí của doanh nghiệp trong tương lai với quan điểm của riêng ngân hàng về tốc độ tăng trưởng của những chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tính toán những chỉ tiêu tài chính đó trong tương lai theo quan điểm tăng trưởng của chủ doanh nghiệp, từ đó cân bằng hợp lí để có thể dự báo tình hình tài chính cho công ty một cách sát thực nhất. Trên cơ sở đó cán bộ phân tích sẽ kế hoạc doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong tương lai, xây dựng nhu cầu vốn chi tiết cho từng khoản mục, từng tài sản. Đây chính là cơ sở để ngân hàng xác đinh nhu cầu vốn của doanh nghiệp, thời gian và khối lượng tiền cần thiết trong từng lần giải ngân.

2.2.1.2.3 Chấm điểm tín dụng

Công việc chấm điểm tín dụng tại ngân hàng Á Châu được phần mềm chuyên biệt thực hiện. Cán bộ phân tích chỉ cần nhập những thông tin mà chương trình yêu cầu, sau đó sẽ có kết quả chấm điểm cho cả những thông tin định tính và thông tin định lượng như thâm niên công tác của những người quản lí, trình độ học vấn, các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tài sản đảm bảo, nguyên giá, hao mòn, hiện trạng sử dụng…Sau đó máy tính sẽ đưa ra kết quả chấm điểm tín dụng cho doanh nghiệp, tài sản đảm bảo.

2.2.2 Phân tích tài chính khách hàng mẫu

Công ty PS là một khách hàng có nhu cầu muốn vay vốn tại chi nhánh ACB Hà Nội. Ngày 15/01/2007 khách hàng đã nộp hồ sơ xin vay bổ sung vốn lưu động, số tiền là 800 triệu trong vòng 4 năm, với mục đích bổ sung vốn kinh doanh, mở rộng cửa hàng, showroom, nhập thêm

hàng hoá. Nhân viên dịch vụ khách hàng đã hướng dẫn khách hàng danh mục hồ sơ vay, sau 7 ngày khách hàng đã cung cấp những thông tin mà ngân hàng yêu cầu và nhân viên tín dụng của ngân hàng cũng đã kiểm tra thông tin mà khách hàng cung cấp là chính xác. Nhân viên tín dụng đã tiến hành thẩm định tín dụng khách hàng trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trong đó thẩm định tài chính khách hàng trong vòng 5 ngày, nhân viên tín dụng xuống đi thực tế cơ sở 3 lần, kiểm tra sổ sách, tình hình bán hàng thực tế, hệ thống cửa hàng, đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất, kho hàng… của công ty. Việc lấy số liệu chi tiết của khách hàng là rất khó khăn do số sách kế toán của khách hàng chưa chuyên nghiệp, thêm vào đó hàng hoá của công ty lại để ở nhiều kho, mỗi cửa hàng lại có một kho khác để hàng. Việc sắp xếp hàng hoá trong kho cũng không có thứ tự cụ thể, làm cho nhân viên mất khá nhiều thời gian để có thể kiểm kê.

Đồng thời với quá trình thẩm định tài chính, bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo cũng tiến hành thẩm định bất động sản của chủ doanh nghiệp thế chấp làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Kết quả thẩm định cho thấy trị giá bất động sản là 2 tỉ đồng, mức cho vay không quá 70% trị giá bất động sản thế chấp. Sau khi nhân viên thẩm định lập tờ trình phải chờ tới lịch họp xét duyệt của ban tín dụng chi nhánh mới có thể trình duyệt được, do vậy hồ sơ phải chờ thêm 1 ngày để đợi cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Với tư cách là sinh viên thực tập tại chi nhánh, tôi xin được thực hiện công việc phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp, lấy công ty PS làm khách hàng mẫu để phân tích với một số báo cáo tài chính chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Xem Phụ lục…)

Công ty PS là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh mặt hàng linh kiện máy tính. Mặt hàng mà công ty hiện

đang kinh doanh là những sản phẩm thị trường có nhu cầu tương đối lớn, giá cả giữa các dòng sản phẩm tương đối cạnh trạnh. Hiện nay công ty đang có nhu cầu vay vốn để mở rộng danh mục sản phẩm, tăng vốn lưu động, thuê thêm cửa hàng, mở rộng phạm vi kinh doanh. Công ty dự tính năm tới do mở rộng qui mô, doanh thu sẽ tăng trưởng gấp đôi, lợi

Một phần của tài liệu LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .DOC (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w