Đặc điểm nhu cầu và hành vi mua của khách Du lịch Nhật Bản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các giải pháp Marketing nhằm tăng cường thu hút khách du lịch Nhật Bản của Tổng công ty hàng không Việt Nam.DOC (Trang 29)

1.3.1 Khái quát về thị trường khách Nhật Bản

Theo thống kê hiện nay trong tổng dân số Nhật thì có khoảng 17 triệu người đi du lịch. 6 năm trở lại đây thị trường khách Nhật đến Việt Nam tăng từ 153.000 lượt khách lên 383.000 lượt khách. 2 năm trở đây tốc độ đã tăng 13% so với năm 2004 và trở về trước. Năm 2004 lượng khách Nhật tăng 74,6%. Theo Tổng cục du lịch dự báo năm 2008 có khoảng hơn 10% dân số Nhật nghỉ hưu và có tới có tới 57% người dân dự tính sẽ đi du lịch nên dự báo năm 2008 Việt Nam sẽ đón được khoảng 700.000 lượt khách và đến năm 2010 con số này khoảng 1 triệu khách.

Người Nhật là người có khả năng chi tiêu cao, thích đến nơi an toàn, có chính trị ổn định, người dân địa phương mến khách, họ thích đến những nơi có phong cảnh tự nhiên phong phú đặc biệt là giàu bản sắc dân tộc. Họ thích đến nơi nào mà họ chưa biết và muốn khám phá nơi đó.

Nhật Bản là một quốc gia có thu nhập cao thứ 7 trên thế giới. Theo số liệu thống kê của cơ quan du lịch quốc gia Nhật Bản ( JNTO ) hàng năm có khoảng hơn 20 triệu du khách Nhật đi du lịch nước ngoài với chi tiêu hơn 33 tỉ USD cho

du lịch. Họ muốn đi du lịch để giảm áp lực công việc, để nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu văn hóa của các quốc gia khác.

Châu Á Thái Bình Dương là một điểm đến hấp dẫn du khách Nhật, thị trường này chiếm tới 48% thị trường outbound của Nhật. Riêng Đông Nam Á chiếm 22% và xu hướng này ngày một tăng.

Trong thời gian gần đây, nhất là sau sự kiện ngày 11/9 người Nhật đến khu vực Châu Á ngày càng tăng. Số lượng khách Nhật bản được phân bổ như sau: Châu Á là 45,6%; Châu Âu là 13,4 %; Châu Mỹ là 32,3%; còn lại ở các khu vực khác.

Khách du lịch Nhật sẽ chọn một điểm du lịch mà không chỉ có cảnh đẹp, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, có các món ăn ngon, có nhiều trò chơi giải trí hấp dẫn mà họ còn chọn nơi du lịch được tổ chức tốt, có môi trường sinh thái trong lành, có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình, mến khách và sự thân thiện của người dân địa phương. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu du lịch thì thị trường khách Nhật được đánh giá là một thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao, có tính nghệ thuật.

Theo ông Masato Toyoda- Chủ tịch tập đoàn Trans Web Inc ( Nhật Bản) “ Chất lượng và giá cả của tuor là ưu tiên hàng đầu đối với người Nhật”.

1.3.2 Đặc điểm tiêu dùng của khách Nhật

* Thu nhập và chi tiêu

Cơ cấu chi tiêu chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ tiền lưong và chế độ làm việc. Thanh niên Nhật, sau khi tốt nghiệp đại học hay trung học sẽ kiếm việc làm và làm việc cho đến 60 tuổi, đây là tuổi về hưu bắt buộc. Ngày nay khi chế độ lương không còn phụ thuộc vào thâm niên mà chủ yếu phụ thuộc vào khả năng làm việc của họ. Lương của họ khá cao sau khi đã tiêu dùng cho các dịch vụ thiết yếu, họ vẫn còn dư một khoản rất lớn dành cho chi tiêu khi đi du lịch.

Nhu cầu của du khách đến từ Nhật Bản là tham quan, tìm hiểu các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, đô thị, các di sản thế giới, tìm hiểu lối sống bản địa và thỏa mãn sở thích mua sắm. Khách du lịch Nhật Bản là những người có khả năng chi trả cao nhất thế giới. Theo JNTO, trung bình người Nhật Bản chi tiêu trên 2.900 USD cho một chuyến đi du lịch nước ngoài , gấp 1,5 lần khách Âu - Mỹ; gấp 2 lần khách Thái Lan, Hàn Quốc; gấp 8 lần khách Trung Quốc. Trong khi đó một du lịch Hà Nội chi hết khoảng 800 USD ( 112USD/ngày). Trên 50% khách du lịch Nhật Bản được hỏi cho rằng họ thích mua sắm song ở Việt Nam họ chẳng biết mua cái gì.

* Sở thích tiêu dùng khi đi du lịch của người Nhật

Sở thích là động cơ thúc đẩy con người đi du lịch. Khách du lịch Nhật Bản rất coi trọng chất lượng, đây là yếu tố chiếm vị trí hàng đầu trong tâm trí họ. Nếu chất lượng kém có thể phải bồi thường và họ sẽ không bao giờ quay trở lại. Người Nhật thường đề ra các tiêu chuẩn về độ bền và chất lượng cho hàng hóa và chúng phải là hàng có thương hiệu, họ cũng quan tâ đến các dịch vụ sau bán.

Với khách du lịch Nhật, họ có yêu cầu rất cao đối với sản phẩm du lịch: an toàn, vệ sinh, kết hợp mua sắm, du lịch quanh năm (không có tính thời vụ). Họ bị ảnh hưởng bởi sự Âu hóa trong phong cách sống nên xu hướng tiêu dùng của khách Nhật là đa sắc, hiện đại và độc đáo bởi tính dân tộc

Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch thì có tới 50% khách Nhật muốn mua tour qua mạng internet. Họ muốn lưu trú dài ngày để tìm hiểu những điều mới và họ muốn có bác sĩ riêng của mình đi kèm.

Phụ nữ Nhật ưa thích du lịch trọn gói hoặc đi từ nơi này đến nơi khác.Nam giới thích du lịch do mình tự tổ chức kết hợp thú tiêu khiển bằng các môn thể thao như : trượt tuyết, trượt băng, lướt ván, lặn, cắm trại, câu cá….

1.3.3 Đặc điểm tâm lý của người Nhật Bản

Hiện nay , du khách Nhật rất quan tâm đến Việt Nam. Vì vậy việc tìm hiểu tâm lý của khách để đáp ứng nhu cầu của họ là điều cần thiết. Người Nhật rất thông minh, cần cù. Họ yêu thiên nhiên, trung thành có truyền thống, thường thích những gì cụ thể rõ ràng, có tính kỷ luật cao. Họ yêu tổ quốc, giữ gìn truyền thống và danh dự gia đình. Họ sống lạc quan, thực tế, nhạy cảm, lễ phép, lịch sự, độ lượng, ôn hoà, điềm tĩnh, gia giáo, kiên trì, ham học hỏi, tính tự chủ cao. Họ là người sống có thẩm mỹ cao, chu toàn bổn phận với nhóm, biểu hiện đi du lịch theo đoàn và tôn trọng ý kiến của trưởng đoàn. Luôn tạo không khí hoà thuận, thống nhất. Trong giao tiếp họ là người rất tế nhị. Khi chào hỏi họ thường cúi gập đầu thể hiện sự kính trọng, họ rất điềm đạm. Họ thường ăn các món chế biến từ hải sản, món ăn truyền thống là cá sống, gỏi cá, gỏi tôm uống với rượu Sakê và món cơm Suki nổi tiếng.

Người Nhật thích đi du lịch đơn lẻ và thường chọn những nơi có cảnh đẹp có nắng, có nước biển trong xanh, cát trắng, sinh hoạt thuận tiện, hiện đại. Thích thăm các di tích cổ, thích tham gia các chương trình thể thao mạo hiểm, quan tâm đến sự mến khách và chất lượng dịch vụ. Họ thường giữ gìn bản sắc khi đi du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch người Nhật thường mua quà lưu niệm, thường sử dụng các dịch vụ có thứ hạng cao nhưng thường hay quan tâm đến cước phí vận chuyển. Họ đòi hỏi tính chính xác cao về thời gian vì họ sống theo lối sống công nghiệp.

Người Nhật rất quan tâm tới sự an toàn. Nên đến khách sạn họ thường yêu cầu được ở trên tầng cao (thường là tầng 4,5). Du khách Nhật thường là những người giàu có, luôn muốn ăn nghỉ tại khách sạn sang trọng đầy đủ tiện nghi, phục vụ tới mức tốt nhất và địa thế thuận tiện , gàn trung tâm vui chơi giải trí và mua sắm. Khách du lịch Nhật Bản đa số là cởi mở, đôn hậu trung thực, tình cảm dễ biểu hiện ra bên ngoài. Họ biết kiềm chế và bình tĩnh trước mọi tình huống. Gặp điều gì không hài lòng cũng ít khi tỏ ra gay gắt hay phản đối ầm ĩ. Tuy cởi

mở nhưng đa số người Nhật vẫn giữ được sự sâu lắng của mình. Người Nhật rất cẩn thận, họ chỉ giám mua những tour du lịch thông qua các công ty hoặc các hãng lữ hành có uy tín, có tên tuổi và bản thân người Nhật họ quên dùng các sản phẩm có nhãn mác.

Khi giao tiếp họ thường bắt tay nhẹ nhàng không nhìn vào mắt khách, họ không thích xưng hô bằng tên khi trao đổi hay giải quyết công việc gì người Nhật Bản đều thích nói thẳng, tỏ rõ lập trường của mình, không ưa lối nói bóng gió, quanh co, khó hiểu. Người Nhật rất chú ý đến tuổi tác, địa vị, vị trí trong xã hội, khả năng tài chính...của người đối thoại. Đặc biệt họ rất tôn kính người lớn tuổi, người có địa vị cao trong xã hội. Đến Việt Nam họ thích tham quan cảnh thiên nhiên thanh bình, yên tĩnh của các miền quê ví dụ cảnh quan của Vịnh Hạ Long, đồng bằng sông Cửu Long, các làng nghề thủ công truyền thống như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng tranh Đông Hồ...Đặc biệt khi đến Việt Nam họ đều muốn xem múa rối nước. Chủ dề mà người Nhật quan tâm bàn luận là lịch sử, thiên nhiên, văn hoá, nghệ thuật, kinh doanh. Họ không thích nói chuyện về Hoàng Gia, Lễ Giáo gia đình, chiến tranh, khủng bố, sự suy đồi, vv..

Trong nghệ thuật trang trí họ trang trí rất cầu kỳ và sử dụng 2 màu tương phản là đỏ và đen. Đây cũng là nét nổi bật trong tính cách của họ. Sang Việt Nam họ thích mua những mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống được làm từ mây, tre nứa, gỗ sừng, đá, hàng thêu, len, tơ, lụa....Đặc biệt là gốm sứ Bát Tràng.

Theo ông Minoru - Giám đốc điều hành hiệp hội du lịch Nhật bản JATA tổng kết lại 8 yếu tố tâm lý của người Nhật Bản JATA tổng kết lại 8 yếu tố tâm lý của người Nhật khi đi du lịch:

- Thích đến những vùng đất có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những nơi có vẻ đẹp tự nhiên hoan sơ.

- thích đến những nơi có có bề dày lịch sử, văn hoá....Nên họ thường tìm đến các bảo tàng lịch sử, mỹ thuật.

- Thích ăn những món ngon, thưởng thức ẩm thực dân tộc

- Thích những đất nước mà dân bản địa hiếu khách, tình cảm đằm thắm. Họ không muốn đến nơi có sự phân biệt nam nữ, tôn giáo chủng tộc...

- Thích đến những nơi có các hoạt động tình nguyện vì đi ra nước ngoài họ có cơ hội khám phá, tìm hiểu những nét đặc sắc của nhiều nước khác nhau. Những lĩnh vực họ quan tâm là giáo dục, nông nghiệp, y tế, phục hồi các di sản, kiến trúc…

- Thích được thưởng thức nghệ thuật truyền thống nơi họ đặt chân đến. Đến Hà Nội họ thường dành thời gian xem múa rối nước. Nhiều phụ nữ Nhật còn thích đến các đền chùa.

- Thích mua sắm đồ thủ công truyền thống về làm quà cho người thân và bạn bè với ý thông báo nơi đến. Những hàng truyền thống mẫu mã phong phú, cs nét đặc trưng riêng, giá cả phải chăng, hình dáng ngộ nghĩnh sẽ kích thích người Nhật mua nhiều. Trang phục dân tộc cũng vậy, phụ nữ Nhật rất thích áo dài Việt Nam, họ cho rằng nó rất đẹp, dễ mặc và phù hợp khi đến dự tiệc tùng.

- Thích đến những nơi có an ninh trật tự tốt. Họ thích đi dạo về đêm ở những nơi có phong cảnh đẹp.

+ Đặc điểm chung

- Có cách cư sử đúng mực, làm theo trật tự, có kỷ luật, nói tiếng Anh không thạo

- Không thích phiêu lưu mạo hiểm, bảo thủ - Chỉ tiêu nhiều khi đi du lịch

- Thích sạch sẽ, ngăn nắp - Thích an toàn

+ Yêu cầu về du lịch của người Nhật

- Thích ngủ trong phòng có 2 giường riêng biệt

- Môi trường cảnh quan của khách sạn có không gian thoáng, diện tích rộng - Trang thiết bị của khách sạn đầy đủ, tiện nghi

- Mọi sản phẩm tiêu dùng phải có chất lượng, xuất xứ, nhãn hiệu nổi tiếng - Sự thân thiện của nhân viên

+ Yêu cầu với hướng dẫn viên của khách Nhật - Khả năng ngôn ngữ thành thạo

- Kiến thức chuyên môn - Sự thân thiện và nhân cách

- Tư trang chỉnh chu, hình thức ưa nhìn, trang phục gọn gàng - Tinh thần làm việc cầu tiến, hăng say, nhiệt tình

+ Tâm lý của khách Nhật - Không thích số 4 và 9

- Thích bọc quà trong giấy đẹp, có nghệ thuật.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đi du lịch của người Nhật Bản

a. Văn hóa

Văn hoá bản địa của người Nhật đa dạng và phong phú tuy nhiên họ là người ham học hỏi ham hiểu biết và tìm tòi những nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Việt Nam là một nước có nền văn hoá rất đa dạng phong phú tới đây du khách Nhật được tận hưởng, được đi sâu tìm hiểu những nét văn hoá riêng có. Họ muốn tìm hiểu, muốn khám phá. Nhật Bản là một quốc gia một cường quốc công nghiệp có mức sống rất giản dị nhưng đầy tính nghệ thuật tinh xảo. Phong tục tập quán của họ còn mang đậm dấu ấn cổ xưa.

Du khách Nhật muốn tìm về những cái hoang sơ. Thích thể h hiện cái tôi, địa vị của mình. Họ sính hàng hiệu, với họ chất lượng là hàng đầu. Họ luôn cho mình ở tầng lớp trung lưu (90% dân số). Họ muốn tìm hiểu những cảnh đẹp được thế giới công nhận.

b. Xã hội

Đặc điểm của khách Nhật là họ thường đi du lịch theo nhóm với tuor trọn gói do đó ảnh hưởng của các thành viên trong nhóm lẫn nhau để quyết định đến hành vi đi du lịch là rất lớn, họ muốn đến Việt Nam thì họ sẽ tìm hiểu trước. Ngoài Nhật họ chỉ tin tưởng vào những hãng lữ hành có tiếng tức là phải có sự hỏi ý kiến tham khảo của người đi trước họ mới quyết định.

Với người Nhật họ đòi hỏi chất lượng dịch vụ rất cao và phải đảm bảo an toàn. Họ sẽ chọn nơi mà họ biết chắc chắn mình sẽ được thoả mãn những điều đó.

Với hình thức theo đoàn du khách Nhật lựa chọn rất nhiều chiếm từ 65% đến 70%.

Tuy nhiên hiện nay hình thức theo tổ chức một gia đình đi du lịch đang được quan tâm. Trong gia đình mức độ chi tiêu cho từng sản phẩm là không giống nhau và điều đó cũng ảnh hưởng nhiều đến loại hình du lịch mà họ yêu cầu đáp ứng.

Ngoài ra người đi du lịch họ cũng muốn khẳng định vị thế của họ . Họ muốn để người khác biết được nơi họ đã đến, biết được những hiểu biết thu lượm của họ đã trải nghiệm được sau khi đi du lịch.

c. Đặc điểm nhân khẩu học

Ở mỗi độ tuổi thì nhu cầu đi du lịch của bất kể du khách nào đều không giống nhau. Theo thống kê về khách Nhật cho thấy rằng ở độ tuổi thanh niên người Nhật đi du lịch ít nhưng độ tuổi trung niên từ 50 đến 60 tuổi người Nhật

đi du lịch nhiều hơn. Hiện nay những người già, còn với giới trẻ họ sang Việt Nam đều kết hợp giữa học tập, nghiên cứu, kinh doanh với du lịch.

Đặc điểm nghề nghiệp ảnh hưởng rất nhiều. Người Nhật họ sống theo lối sống công nghiệp nên lối sống thường gấp gáp và bận rộn dân đến thời gian để đi du lịch là rất ít do đó chỉ khi họ về nghỉ hưu họ mới có đủ điều kiện để thưởng ngoạn, nghỉ ngơi.

Nền kinh tế của Nhật tăng trưởng rất tót nên thu nhập của người dân rất cao. Khả năng chi trả không phải là vấn đề cản trở họ đi du lịch.

Về lối sống: lối sống của người Nhật rất giản dị, thanh tao. Họ luôn có lối sống lành mạnh, giản dị nhưng dòi hỏi một nghệ thuật cao. Họ là người rất coi trọng về chất lượng nên họ sẵn sàng trả tiền cho những dịch vụ đảm bảo.

Người Nhật họ rất coi trọng địa vị và tự hiện. Hiện luôn cho mình đứng ở tầng lớp trung lưu, muốn được người khác nhìn nhận mình với ánh mắt nể phục.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các giải pháp Marketing nhằm tăng cường thu hút khách du lịch Nhật Bản của Tổng công ty hàng không Việt Nam.DOC (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w