Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện (2).DOC (Trang 39 - 42)

CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM

2.1.2.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Với bề dầy lịch sử trong ngành kiểm toán Việt Nam và các chiến lược kinh doanh hợp lý và hiệu quả, VACO đã không ngừng gặt hái được những thành công. Kết quả đó thể hiện ở những chỉ tiêu sau:

Bảng 2.1: Những kết quả đạt được trong những năm gần đây

Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng doanh thu 37,432 36,048 51,620 64,826 82,075

2 Lợi nhuận trước thuế 1,608 2,543 2,427 3,535 1,250

3 Lợi nhuận sau thuế 1,094 1,830 1,748 2,545 774

4 Nộp ngân sách Nhà nước 4,213 6,526 8,713 7,212 12,078

5 Tổng số lao động (người) 351 327 379 427 450

6 Thu nhập bình quân

(nghìn đồng/người/tháng) 2,796 3,628 3,886 4,525 6,000

7 Số lượng khách hàng 681 732 780 - -

Chỉ trong vòng 4 năm doanh thu của công ty đã tăng lên hơn gấp hai lần từ 37.432.000.000đ năm 2002 lên đến 82.075.000.000đ năm 2006 cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, công ty ngày càng có nhiều hợp đồng kiểm toán có giá trị lớn, số lượng khách hàng cũng không ngừng mở rộng, uy tín của công ty ngày càng được khẳng định. Tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh thu hàng năm đạt 20% - cao nhất trong số các công ty kiểm toán ở Việt Nam. Số lượng khách hàng liên tục tăng. Nếu như năm 2002 có 681 khách hàng thì ngay các năm sau đó số lượng khách lên tới 732 (2003) và 780 (2004), trung bình một năm số lượng khách hàng của công ty tăng lên 50 đơn vị, trong đó luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất là các doanh nghiệp Nhà nước. Điều này có được là do công ty có một bề dày lịch sử lâu nhất trong ngành kiểm toán Việt Nam và tiếp thu được phương pháp kiểm toán hiện đại xếp vào loại khoa học và hiệu quả nhất trên toàn thế giới.

Lợi nhuận của công ty cũng tăng lên gần gấp đôi sau 3 năm hoạt động gần đây từ năm 2002 đến 2005. Điều này phù hợp với sự tăng lên của doanh thu và số lượng lao động của công ty.

Số nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên không ngừng. VACO với tư cách là một doanh nghiệp có nguồn kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước đã nộp lại cho ngân sách một nguồn lớn và tăng dần theo các năm theo hiệu quả kinh doanh thu được từ các năm, góp phần làm giàu thêm ngân sách, giảm bớt khó khăn về nguồn kinh phí của Nhà nước.

Khi mới ra đời, VACO chỉ có một trụ sở tại Hà Nội với 9 nhân viên, nhưng cho đến nay, tổng số nhân viên đã lên tới 450 người với 3 chi nhánh mở thêm ở Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng – đông nhất trong số các công ty kiểm toán. Chất lượng nhân viên luôn là mục tiêu hàng đầu của công ty. Hiện nay số nhân viên của công ty có trình độ đại học và trên đại học là

423 người, trình độ cao đẳng là 3 người, trung cấp 6 người và các trình độ khác là 18 người (Nguồn: Bảng cáo bạch công ty Kiểm toán Việt Nam).

Các nhân viên của công ty luôn được đào tạo chuyên nghiệp theo mục tiêu “quốc tế hóa đội ngũ nhân viên Việt Nam” hướng tới đảm bảo chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các số liệu dưới đây sẽ minh chứng cho điều đó (Nguồn: Tài liệu giới thiệu công ty VACO):

• Công ty có 12 nhân viên tham gia chương trình Phát triển nghề nghiệp toàn cầu tại Mỹ với thời gian 2 năm, nhiều nhất trong các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam;

• Trên 50% số nhân viên được đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài;

• 4% nhân viên có bằng thạc sỹ trong nước và quốc tế;

• 10% nhân viên đã và đang học chương trình ACCA;

• Số lượng kiểm toán viên quốc gia (CPA) nhiều nhất trong số các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam (chiếm 20% tổng số CPA trong cả nước);

• Có số lượng kiểm toán viên quốc tế nhiều nhất Việt Nam (23 người CPA-US, CPA-Australia, CPA-England, CPA-Japan-Korea-NewZeland và 12 người ACCA);

• 35% nhân viên có văn bằng 2 bậc đại học về chuyên ngành luật, tài chính doanh nghiệp, thương mại;

• 90% nhân viên thành thạo tiếng Anh.

Có thể nói vị thế và danh tiếng của công ty không những đứng đầu Việt Nam mà còn đang vươn dần vị trí ra khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện (2).DOC (Trang 39 - 42)