Kênh phân phối và tiêu thụ của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty xăng dầu Quân đội (2).DOC (Trang 93 - 99)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘ

2.3.5 Kênh phân phối và tiêu thụ của Công ty

Công ty có mạng lưới các cửa hàng bán lẻ, các Tổng đại lý và đại lý tại các thành phố lớn, các địa phương, ngoài ra công ty còn có hệ thống các cửa hàng bán lẻ thuộc quản lý của các Quân khu, Quân đoàn, Quân binh chủng trong toàn quân.

Số lượng Tổng đại lý hiện nay: 30 (bao gồm 306 đại lý) trong đó: - Phía Bắc: 14 tổng đại lý (gồm 122 đại lý)

- Phía Nam: 9 tổng đại lý (gồm 85 đại lý) - Phía Trung: 07 tổng đại lý (gồm 99 đại lý)

Tình hình giá xăng A92, dầu Diesel thế giới và giá bán lẻ trong nước từ năm 1999 – 2006 như sau:

Biểu đồ 2.1: DIỄN BIẾN GIÁ XĂNG A92 THẾ GIỚI

Nguồn: Tạp chí dầu khí tháng1/2007

Biểu đồ 2.2: DIỄN BIẾN GIÁ DIESEL THẾ GIỚI

Nguồn: Tạp chí dầu khí tháng 1/2007

Nguồn: Tạp chí dầu khí tháng1 /2007

Biểu đồ 2.3: DIỄN BIẾN GIÁ BÁN LẺ TRONG NƯỚC NĂM 1999-2006

Nguồn: Tạp chí dầu khí tháng 1/2007

Nhu cầu xăng dầu trong nước của Việt Nam ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế đồng thời giá xăng dầu thế giới biến động liên tục tăng. Thời gian quá, giá bán lẻ xăng dầu trong nước do Chính phủ quản lý đã được điều chỉnh tăng dần. Từ năm 2003 đến 2006, Chính phủ đã 9 lần thực hiện điều chỉnh tăng giá trần xăng dầu. Giá bán xăng dầu, phổ biến nhất là loại xăng không chì A92 đã tăng từ 5.600 đồng/lít lên đến 10.000 đồng/lít vào giữa tháng 8/2005. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá xăng dầu trong nước nhìn chung vẫn chậm hơn nhiều so với diễn biến giá xăng dầu trên thế giới. Đến cuối năm 2005, khi giá dầu trên thế giới đã lần đầu tiên điều chỉnh giảm giá bán định hướng xăng dầu, từ 10.000 đồng/lít xuống 9.500 đồng/lít. Chính vì sự phản ứng chậm trước diẫn biến giá dầu của các các cơ quan hữu trách đã gây nên hậu quả kinh tế đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu

xăng dầu nói chung và Công ty xăng dầu Quân đội nói riêng cũng như gánh nặng trợ giấ rất tốn kém cho Ngân sách. Chính sách thuế nhập khẩu của Nhà nước cũng luôn thay đổi theo biến động giá dầu thế giới cũng ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của Công ty.

Đến thời điểm bắt đầu từ ngày 28/5/2007 giá xăng do các doanh nghiệp nhập khẩu tự hoạch toán và giá hiện giờ là 11.800 đồng/lít. Công ty tiếp tục duy trì củng cố mạng lưới khách hàng kinh tế truyền thống, chú trọng công tác mở rộng mạng lưới kinh doanh có chọn lọc và hệ thống đại lý xăng dầu ở Miền Bắc – Trung – Nam; nâng cao sức cạnh tranh của mình để giành nhiều thuận lợi hơn trên thị trường trong nước, đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ và khống chế được mức dư nợ tiền hàng.

Công tác bán lẻ xăng dầu trực thuộc Công ty thực hiện theo mô hình tổ chức biên chế được cấp trên phê duyệt, hoạt động theo quy chế khoán chi phí, doanh số bán hàng tăng, có lãi, bảo đảm thu nhập ổn định cho người lao động. Chất lượng hàng hoá bán ra đảm bảo chất lượng, số lượng; thực hiện tốt quy chế kinh doanh xăng dầu của Bộ thương mại.

Do là Công ty Quân đội nên các hoạt động quảng bá, khuyếch trương bị hạn chế vì lí do an toàn chính trị. Tuy nhiên hàng năm Công ty tổ chức hội nghị khách hàng để có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu và quan tâm nhiều hơn đến khách hàng, thường xuyên cung cấp cho khách hàng quần áo bảo hộ và mũ bảo hiểm, thực hiện khuyến mại, thưởng cho khách hàng thanh toán tốt bằng cách giảm giá xxx đồng/lít. Ngoài ra vào những dịp lễ, tết Công ty có những quà tặng lưu niệm như gửi lịch, bộ ly, bộ ấm chén, đồng hồ có in logo Công ty, đây cũng là hình thức quảng bá sản phẩm và hình ảnh Công ty tới người tiêu dùng.

Ngoài đại lý và tổng đại lý, hệ thống phân phối của Công ty gồm các trạm xăng dầu trực thuộc. Công ty xăng dầu Quân đội đã trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các trạm cấp phát xăng dầu ký kết hợp đồng đại lý với Công ty, tiến hành công tác quản lý kinh doanh xăng dầu theo đúng quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Công ty đã chủ động xây dựng phương án sẵn sàng đảm bảo kịp thời xăng dầu cho nhiệm vụ quân sự và quốc phòng khi có tình huống xảy ra.

Hiện nay hệ thống các Trạm kinh doanh xăng dầu trực thuộc Công ty là: 30 Trạm. Trong đó: miền Bắc: 19 Trạm, miền Trung: 10 Trạm, miền Nam: 01 Trạm

Trạm sở hữu hoàn toàn của Công ty: 10 Trạm

Trạm liên doanh Công ty thuê đất, vốn xây dựng hoàn toàn của Công ty: 02

Trạm liên doanh liên kết bằng hình thức góp vốn (Công ty góp bằng tiền xây dựng Trạm đơn vị, liên doanh góp bằng đất): 18 Trạm

Việc phát triển hệ thống các trạm kinh doanh xăng dầu nói riêng và các Tổng đại lý, đại lý nói chung đã giúp cho Công ty quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình mặt khác góp phần đắc lực trên mặt trận phân phối lưu thông và bình ổn giá cả, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa; đồng thời cũng góp phần gắn kết giữa kinh tế với quốc phòng vì đây chính là nguồn hàng hậu cần dự trữ bảo đảm tại chỗ khi có chiến tranh xảy ra.

2.4 Đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty xăng dầu

Quân đội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty xăng dầu Quân đội (2).DOC (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w