Giải pháp từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty xăng dầu Quân đội (2).DOC (Trang 137 - 144)

TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI 3.1 Dự báo về thị trường dầu mỏ thế giới trong những năm tới.

3.3.2 Giải pháp từ phía Nhà nước

Trong quá trình đổi mới kinh tế thì việc chuyển xăng dầu sang kinh doanh theo cơ chế thị trường là nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, trắc trở, Nhà nước vẫn định giá, khả năng đối phó với nhiều biến động giá cả của thị trường xăng dầu thế giới còn lúng túng, vẫn tạo ra những khoản lỗ lớn trong kinh doanh. Tình trạng buôn bán lậu, tạm nhập tái xuất lộn xộn không quản lý được. Nhìn tổng thể, chính sách “ứng xử” với thị trường xăng dầu của Việt Nam còn nặng tính hành chính. Trong hơn một năm trở lại đây đã được thay đổi theo hướng linh hoạt, có tính thị trường hơn và dựa trên phương châm chia sẻ tốn phí, trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người dân. Mục tiêu ổn định vĩ mô và hạn chế tác động bất lợi có thể có của biến động xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế vẫn rất quan trọng. Tuy nhiên, chính sách đối với thị trường xăng dầu cần có những thay đổi và bước đi phù hợp với các nguyên tắc thị trường và các

cam kết hội nhập để hỗ trợ các doanh nghiệp, đầu mối nhập khẩu hoạt động có hiệu quả hơn, hạn chế những rủi ro và nâng cao khả năng cạnh tranh.

3.3.2.1 Hoàn thiện chính sách quản lý xăng dầu

Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế nên cơ chế chính sách quản lý kinh doanh xăng dầu trong nước phải phù hợp với thông lệ thị trường xăng dầu quốc tế. Vì vậy cần chuyển đổi cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu nước ta cho phù hợp với thị trường xăng dầu quốc tế.

- Từ bỏ hẳn cơ chế bao cấp, định giá, quản lý theo kiểu hành chính đối với kinh doanh xăng dầu. Cần chuyển kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có điều tiết. Dù giá xăng dầu thế giới biến động hàng ngày, hàng giờ nhưng thị trường xăng dầu trong nước cần được ổn định. Vừa không định giá xăng dầu trong nước cố định một cách cứng nhắc tách rời giá xăng dầu quốc tế, vừa không để giá xăng dầu trong nước nhảy múa theo biến động hàng ngày của giá xăng dầu quốc tế. Định giá theo kiểu hành chính không thể thích ứng với những thời kỳ giá thế giới có biến động lớn vì phải tăng giảm thuế nhập khẩu, điều chỉnh giá để đối phó với tình trạng biến động giá và phải bù lỗ kinh doanh…Kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường nên xăng dầu là hàng hoá

cũng phải được kinh doanh theo cơ chế thị trường nhưng vì xăng dầu là hàng hoá có vai trò đặc biệt trong sản xuất và đời sống nên thị trường xăng dầu cần có cơ chế điều tiết bảo đảm ổn định thị trường, cân đối cung - cầu cho nền kinh tế. Việc điều tiết cần được hình thành bằng một hệ thống chính sách và công cụ kinh tế để phát huy vai trò tự chủ kinh doanh, nhập khẩu của các doanh nghiệp, trước hết là những doanh nghiệp lớn trong sản xuất, xuất - nhập khẩu và phân phối xăng dầu.

- Có chính sách ổn định, minh bạch nhằm hỗ trợ hoặc ưu đãi cho doanh nghiệp khi mở rộng kinh doanh vào các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Có chính sách tài chính phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ điều tiết giá cả thị trường khi có biến động giá cả quốc tế lớn.

- Nhà nước cần cân đối cung - cầu xăng dầu: Nhà nước cần phải có dự báo kế hoạch cung - cầu, giá cả xăng dầu trên thị trường thế giới một cách thường xuyên và sát thực, trên cơ sở đó để có phản ứng chính sách thích hợp; điều hành việc nhập khẩu cho các doanh nghiệp vào thời điểm có lợi nhất cả về số lượng và giá cả; không để xảy ra tình trạng đứt đoạn nguồn cung; có phương án ứng xử bằng công cụ kinh tế nhằm tạo ra “bộ giảm xóc” cho thị trường trong nước. Không chống lại được sự biến động của thị

trường thế giới nhưng chuyển sự biến động đó vào thị trường trong nước một cách nhẹ nhàng, không gây sốc cho thị trường trong nước, có sự chủ động điều tiết của Nhà nước và các doanh nghiệp đầu đàn trong kinh doanh nhập khẩu.

3.3.2.2 Tăng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu

Nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước là xây dựng được hệ thống doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn mạnh, tự chủ kinh doanh nhập khẩu, kinh doanh có kế hoạch, chủ động đối phó với tình trạng biến động quốc tế. Nhà nước chỉ hỗ trợ, hướng dẫn cho doanh nghiệp hoạt động, có một loạt chính sách, công cụ kinh tế thích hợp để điều tiết hoạt động của doanh nghiệp theo định hướng chính sách kinh tế của Nhà nước.

- Cần trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh phân phối xăng dầu, là những doanh nghiệp có vai trò chủ chốt trong hệ thống sản xuất, kinh doanh xăng dầu. Nhà nước không thể tiếp tục trực tiếp can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

- Nhiệm vụ chức năng kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp được lựa chọn này cần làm rõ, một mặt là kinh doanh theo cơ chế thị trường, tự chủ kinh doanh, mặt khác phải thực hiện một số nhiệm vụ điều tiết thị trường xăng dầu toàn quốc, nhu

cầu xăng dầu trên cả nước, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo. Để thực hiện nhiệm vụ điều tiết, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện doanh nghiệp tự bù đắp trong kinh doanh, trong hạch toán, không để doanh nghiệp thua lỗ mà Nhà nước cứ phải định giá, bù giá, bù lỗ cho doanh nghiệp.

- Nhà nước không định giá mà có thể định hướng, tham gia điều tiết giá cùng với doanh nghiệp, thoả thuận với doanh nghiệp. Về nguyên tắc là giá cả xăng dầu trong nước phù hợp giá quốc tế, phù hợp với mặt bằng giá cả trong nước, bảo đảm lợi nhuận cho nhà kinh doanh, đảm bảo lợi ích chung của nền kinh tế. Giá xăng dầu do doanh nghiệp quyết định, Nhà nước chỉ có vai trò định hướng và tham gia điều tiết khi có biến động giá quốc tế. Điều tiết không phải chống lại biến động quốc tế mà đảm bảo chuyển đổi thích ứng giá trong nước với giá quốc tế, không gây sốc cho thị trường xăng dầu trong nước. Không thể chấp nhận tình trạng điều chỉnh giá trong nước từng ngày theo biến động giá quốc tế, hoặc để tình trạng giá trong nước chênh lệch lớn kéo dài so với giá quốc tế.

3.3.2.3 Xây dựng chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý

Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, Việt Nam cũng cần có cách tiếp cận chính sách thích hợp. Xu hướng giá nhiên liệu còn đứng ở mức cao, lạm phát và lãi suất tăng đòi hỏi Nhà nước cần điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái nhằm ổn định vĩ mô và duy trì khả năng cạnh tranh đang là thách thức lớn. Việc xác định tỷ giá hối đoái đúng đắn hợp lý là một công cụ để quản lý và điều tiết những mất cân đối trong quan hệ thương mại quốc tế. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ có tác động khuyến khích xuất khẩu nhưng lại gây bất lợi cho nhập khẩu. Nhà nước có thể áp dụng nhiều biện pháp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái ở mức phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đất nước. Các biện pháp thường được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là: chính sách chiết khấu, chính sách hối đoái, quỹ dự trữ bình ổn hối đoái, phá giá tiền tệ, nâng giá tiền tệ.

Đối với chính sách chiết khấu: Là chính sách của ngân hàng trung ương dùng cách thay đổi lãi suất chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái trên thị trường nâng cao đến mức báo động cần phải can thiệp thì ngân hàng Trung ương nâng cao lãi suất chiết khấu, đồng thời lãi suất cho vay trên thị trường cũng

tăng lên, kích thích nguồn vốn nước ngoài chạy vào nước mình để thu lãi cao do đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. Ngược lại khi ngân hàng Trung ương áp dụng lãi suất chiết khấu thấp, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên.

Chính sách hối đoái: Là biện pháp can thiệp trực tiếp để tác động đến tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái lên cao tới mức làm ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh tế trong nước cũng như hoạt động xuất nhập khẩu, ngân hàng Trung ương tung ngoại tệ ra bán để kéo tỷ giá hối đoái hạ xuống. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống, ngân hàng Trung ương phải mua ngoại tệ vào, tức là kích cầu ngoại hối khi cung chưa kịp biến động để nâng tỷ giá hối đoái lên tới mức hợp lý. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, một trong những điều kiện không thể thiếu được là đòi hỏi ngân hàng phải có dự trữ ngoại tệ đủ lớn để can thiệp vào thị trường khi thật cần thiết.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty xăng dầu Quân đội (2).DOC (Trang 137 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w