6.1. Môi trường
Điều mong muốn của dự án là sụ phát triển các công nghệ sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Mục tiêu ban đầu của dự án là phát triển nghề nuôi ngao thông qua thực hành hợp lý. Một phần từ phát triển kinh tế cũng chiến lược phát triển việc quản lý chất thải từ nghề nuôi tôm.
6.2. Giới và các vấn đề xã hội
Nghề nuôi ngao ở Việt Nam là hoạt động mang nặng tính nông hộ và gia đình. Người Phụ nữ đảm nhận từ 50% đến 60% công việc, bao gồm chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Mục đích của dự án là làm cho người cung cấp thông tin đưa ra các thông tinh chính xác hơn. Kết quả sẽ có ý nghĩa nâng cao sự tham gia của Phụ nữ trong thu nhập và cuộc sống gia đình, vì thế họ cảm thấy tự tin vào bản thân.
Nghiên cứu công nghệ và kinh tế xã hội được triển khai bởi nhóm cán bộ dự án đã chỉ ra rằng người dân nhận giá thấp trong hoạt động nuôi ngao của mình do bị các thương lái ép. Vì thế các hợp tác xã cần đóng vai trò chính trong việc kiểm soát thị trường ngao. Nghiên cứu tiếp theo khẳng định rằng hệ thống nuôi tôm và nuôi ngao là xương sống của cộng đồng cư dân ven biển. Nghề nuôi ngao đang tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nghề nuôi tôm do vì vốn đầu tư và rủi ro thấp. Sự mở rộng thành công sẽ cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng sống của ngư dân ở các tỉnh này.
7. Sự triển khai và các vần đề tồn tại
7.1. Các vấn đề và sự thách thức
7.2. Những sự lựa chọn
Chuyển giao công nghệ sẽ được tiến hành thông qua việc chứng minh bằng cách tiến hành phương pháp tiếp cận có sự tham gia. Các nông dân đã tham gia vào các thí nghiệm và các nông dân được lựa chọn bổ sung sẽ tham gia vào việc chứng minh kỹ thuật.
7.3. Tồn tại
Không có các tồn tại mới được chỉ ra