Thí nghiệ m3

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo: Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam pdf (Trang 26 - 28)

3. Tóm tắt dự án

5.2.3Thí nghiệ m3

Mục tiêu chính của thí nghiệm là xác định nền đáy phù hợp cho ấu trùng ngao ở giai đoạn xuống đáy nhằm nâng cao tỷ lệ con giống spat.

Phương pháp

Ấu trùng ở ngày nuôi thứ 9, ở giai đoạn chuyển xuống đáy (xuất hiện chân bò), được

chuyển tới bể 100 L, diện tích đáy 20 cm2, với 4 loại nền đáy khác nhau (đáy bùn, đáy cát, đáy bột vỏ sò và đáy trơ-không đáy). Các thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần. Ấu trùng được ương ở mật độ 500 con/cm3. Kích thước ấu trùng ban đầu (n = 50) là 173.30 ± 4.08 µm. Trong quá trình nuôi, nhiệt độ nước được duy trì ở 25 - 29 0C; độ mặn 24 0/00, sục khí liên tục. Thức ăn cho ấu trùng là hỗn hợp 3 loài tảo: Isochrysis galbana, Nanochloropsis oculata and Chaetoceros mulleri, được cho ăn 4 lần/ngày với mật độ 200.000 tế bào/ml nước. Theo dõi tăng trưởng của ấu trùng hàng ngày (mẫu 15 ấu trùng/bể) sau thời gian cho ăn lần đầu. Tỷ lệ sống của ấu trùng được kiểm tra hàng tuần. Thời gian thí nghiệm được tiến hành từ khi ấu trùng bắt đầu xuống đáy (ngày 9) đến kích thước con giống spat (15 ngày). Theo dõi các yếu tố môi trường 2 lần/ngày để đảm bảo cho ấu trùng phát triển trong điều kiện tốt nhất. Sự sai khác giữa các nghiệm thức được

xác định bằng Tukey test, bằng phần mềm thống kê sinh học Graph-Pad Prism-4 Demo. Số liệu được trình bày dưới dạng M ± SD.

Kết quả

- Tốc độ tăng trưởng của spat ở các nền đáy khác nhau

Bảng 7. Giá trị Mean ± SD của kích thước ấu trùng ở các nền đáy khác nhau Kích thước(μ)ở các nền đáy khác nhau Ngày nuôi Bùn Cát Vỏ nhuyễn thể Trơ Ngày-1 (9) 173.3±5.118 173.4±5.255 173.6±5.070 173.4±5.255 Ngày-3 (12) 204.5±2.618a 204.0±3.148a 204.4±3.355a 204.5±2.618a Ngày-6 (15) 371.8±2.027a 371.9±1.941a 371.4±1.391a 301.5±5.880b Ngày-9 (18) 510.0±2.737a 507.6±10.91a 467.6±4.039b 421.3±3.404c Ngày-12 (21) 680.2±2.491a 511.4±3.352b 511.8±2.502b 474.1±4.498c Ngày-15 (24) 763.9±2.341a 678.7±3.577b 680.0±1.967b 535.9±11.96c Giá trị trung bình chiều cao của ấu trùng ngao M. lyrata ở các nền đáy khác nhau, được trình bày ở bảng 7. Sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa các nền đáy khác nhau được xử lý bởi Tukey test, cũng được trình bày tại bảng 7. Kết quả cho thấy, từ ngày thứ 6, ấu trùng nuôi ở bể không có nền đáy (đáy trơ) có kích thước trung bình nhỏ nhất, trong khi đó, kích thước ở nền đáy bùn là lớn nhất (P<0.05). Số liệu cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa giá trị trung bình về chiều cao của ấu trùng ở ngày nuôi thứ 3 (P>0.05). Từ ngày nuôi thứ 6 đến thứ 9, chiều cao trung bình của ấu trùng ở nền đáy bùn và cát khác nhau không có ý nghĩa. Nhưng từ ngày thứ 12 đến ngày 15, có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về chiều cao trung bình của ấu trùng ở nền đáy bùn, cát, vỏ nhuyễn thể và đáy trơ (P>0.05).

Số liệu bảng 7 cho thấy, ở giai đoạn đầu chuẩn bị chuyển xuống sống đáy, ấu trùng không bị ảnh hưởng cấu trúc nền đáy. Nhưng từ ngày thứ 6, 3 ngày sau khi chuyển giai đoạn, nền đáy ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ấu trùng. Ấu trùng phát triển nhanh ở nền đáy bùn, cát, vỏ nhuyễn thể và tăng trưởng chậm hơn ở bể không có đáy nhân tạo (đáy trơ). Ở thời điểm cuối (ngày 12 và ngày 15), ấu trùng ở nền đáy bùn (đáy mềm) phát triển nhanh hơn đáy cát và vỏ nhuyễn thể (đáy cứng hơn) và chậm nhất là đáy trơ.

Kết quả trên chỉ ra rằng, nền đáy mềm (đáy bùn) phù hợp hơn cho ấu trùng giai đoạn xuống đáy. Bột vỏ nhuyễn thể có thể dùng thay thế cát trong giai đoạn xuống đáy của ấu trùng.

Hình 8. Tăng trưởng của ấu trùng ở ngày thứ 15 (23 ngày từ ấu trùng chữ “D”) ở các nền đáy khác nhau.

- Tỷ lệ sống của ấu trùng ngao M. lyrata ở các nền đáy khác nhau từ khi xuống đáy tới con giống spat.

Bảng 8: Tỷ lệ sống của ấu trùng M. lyrata ở các nền đáy khác nhau

Kích thước (μ) của ấu trùng ở nền đáy khác nhau Ngày nuôi

Bùn Cát Vỏ nhuyễn thể Đáy trơ

Ngày-7 44.56±0.51a 28.78±0.19b 25.22±0.51c 14.00±0.33d Ngày-14 10.44±0.02a 6.11±0.19b 5.44±0.19c 2.89±0.19d Sự khác nhau về tỷ lệ sống của ấu trùng giữa các nền đáy khác nhau được phân tích Tukey test và trình bày ở trong bảng 8. Số liệu cho thấy, tỷ lệ sống của ấu trùng ở các nền đáy khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Ấu trùng nuôi ở nền đáy bùn có tỷ lệ sống cao nhất (44.56±0.51 ở ngày thứ 7 và 10.44±0.02 ở ngày 14) so với các loại nền đáy khác (Bảng 8) và thấp nhất ở nền đáy trơ (14.00±0.33 ở ngày 6 và 2.89±0.19 ở ngày 14).

Kết quả chỉ ra rằng, nền đáy bùn là phù hợp nhất cho ấu trùng ngao giai đoạn xuống đáy, với tỷ lệ sống cao nhất. Đáy cát và vỏ nhuyễn thể cũng được xem xét, bởi vì đây là loại đáy thông thường, dễ áp dụng trong

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo: Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam pdf (Trang 26 - 28)