Khối hợp long là khối cuối cùng để nối các dầm hẫng với đoạn dầm đúc trên đà giáo hoặc nối các dầm hẫng với nhau tạo thành dầm liên tục. Trình tự thi công khối hợp long loại này trải qua các bước sau:
(a) Tháo bỏ xe đúc.
(b) Bố trí đà giáo ván khuôn cho đốt hợp long
Ván khuôn được treo thông qua các dầm đỡ và các thanh ứng suất qua các lỗ chừa sẵn ở đầu dầm hộp. Ván khuôn có cấu tạo tương tự như ván khuôn khối đúc trên đà giáo K10 (hình 18).
Đặt các thanh ứng suất giằng chéo để giữổn định ngang (chống hiện tượng đung đưa của cánh dầm hẫng) và căng chúng với một lực 10T cho mỗi thanh (hình 19)
Hình 18. Đà giáo ván khuôn khối hợp long
(c) Lắp đặt cốt thép, đổ bê tông khối hợp long.
Việc lắp đặt cốt thép và đổ bê tông tiến hành tương tự như đối với các khối đúc khác. (d) Căng kéo cáp DƯL đợt I
Khi bê tông đạt cường độ = 75% cường độ thiết kế. tiến hành căng kéo 50% số bó cáp tại bản đáy (kéo đồng thời hai phía thượng và hạ lưu đối xúng qua tim cầu), trình tự căng kéo sẽ do kỹ sư tư vấn thiết kế quy định.
Chỉ căng kéo cáp đáy khi cường độ vữa ở gối đã đạt cường độ yêu cầu. Trước khi căng kéo cáp đáy, các bu-lông liên kết hai thớt gối phải được tháo ra, các tấm ván khuôn phải tách khỏi mặt bê tông (trừ ván khuôn đáy).
(e) Vệ sinh và đổ vữa cho gối chính
Đây là công việc mất nhiều thời gian nhất. Vệ sinh bề mặt bê tông và các lỗ chờ chân neo của gối bằng nước áp lực cao, sau đó dùng máy hơi ép thổi hết nước. Việc kiểm tra xem nước đã được thổi ra hết chưa đòi hỏi phải hết sức tỉ mỉ, cẩn thận vì chỉ cần một lượng nước rất ít đọng lại trong các lỗ chờ cũng sẽ làm thay đổi thành phần của vữa bơm vào
đó.
Sau khi vệ sinh xong, bề mặt bê tông tại đây được giữ ẩm trong vòng 24h trước khi đổ
vữa vào đó.
Vữa được trộn bằng máy và được bơm vào vị trí theo trình tự từ trong ra. Dùng các sợi cáp cường độ cao dài khoảng 2m chọc vào bề mặt vữa làm cho vữa chảy được dễ dàng. Trường hợp vữa không bơm được (Sikagrout 214-11) phải đổ bằng xô vào một cái máng
Chuyên đề Công nghệ thi công hiện đại
(f) Nới lỏng các thanh ứng suất cốđịnh tạm khối đỉnh trụ
(g) Căng kéo các bó cáp đáy còn lại
Khi bê tông đạt 100% cường độ thiết kế căng kéo toán bộ các bó cáp dưới còn lại. Trình tự căng kéo do kỹ sư thiết kế quy định.
(h) Tháo thanh ứng suất cố định tạm thời trong khối đỉnh trụ, tháo gối kê tạm Các thanh ứng suất được hạứng suất bằng kích thông tâm loại lớn theo trình tựđối xứng. Chú ý trước khi bắt đầu hạ ứng suất piston luôn phải duỗi trước tối thiểu 3cm. Tháo các thanh ứng suất ra khỏi vị trí:
Di chuyển khối kê tạm ra khỏi vị trí bằng cách dùng máy khoan hơi ép khoan phá lớp vữa giữa gối kê tạm và đỉnh trụ. Dùng pa-lăng xích hoặc pa-lăng cáp kéo các gối kê tạm ra. Vệ sinh và tân trang lại đỉnh trụ. Chú ý không để các mảnh vữa rơi vào trong các ống gen của thân trụ.
(i) Bơm vữa lấp lỗống ghen của thanh ứng suất trong, khối đỉnh trụ và thân trụ
Dùng vữa xi măng bơm vào các lỗ của thanh ứng suất bằng máy bơm vữa chuyên dùng.
Cần phải chú ý các điểm sau đây:
+ Do nhiều nguyên nhân khác nhau quá trình thi công có thể có sai số dẫn đến cần điều chỉnh điều chỉnh cao độ tại khối hợp long. Điều chỉnh cao độ có thể dùng phương pháp chất tải, tải trọng chất thêm phải do TVTK quyết định.
+ Trong quá trình thi công, dầm hẫng trên trụ kế tiếp cần thường xuyên theo dõi ảnh hưởng của co ngót, từ biến của bê tông theo thời gian đến độ vồng của dầm hẫng khi đã thi công xong để kịp thời điều chỉnh cho dầm bên này.
+ Trình tự căng đáy cáp trước, trong và sau khi đổ bê tông theo quy định của thiết kế. Việc đo độ dãn dài của các bó cáp giống như đã trình bày trong mục 2.2.8, phần (f). + Các thanh thép liên kết giữa đỉnh trụ và khối đỉnh trụđược cắt theo chỉ định của kỹ sư
thiết kế. 2.5. ĐO ĐẠC
Công tác khảo sát, đo đạc trong khi thi công là một công việc hết sức quan trọng nên phải làm thường xuyên và đòi hỏi độ chính xác cao.
Khi thi công các cặp khối của dầm hẫng, bê tông được đổ cho từng khối riêng biệt nên dầm hẫng có khả năng “bập bênh”, do đó mốc cao độ phải đặt vào tim ngang trụ và phải thường xuyên kiểm tra so với mốc cao độ thiết kế để phát hiện xem có bất kỳ có sự sai khác nào không.
(b) Thời điểm đo đạc
Chênh lệch về nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến độ võng của dầm hẫng nên cao độ chỉ được nghiệm thu vào lúc nhiệt độ không khí 25C
Dầm hẫng có khả năng tự “bập bênh” nếu có lệch tải giữa hai đầu nên phải nghiệm thu cao độ ván khuôn cả hai khối của một cặp khối xong mới tiến hành đổ bê tông. Tại mỗi mặt cắt của dầm hẫng, các giá trị cao độ lấy ở các thời điểm:
+ Trước khi đổ bê tông + Sau khi đổ bê tông + Sau khi căng kéo
+ Sau khi lao xe đúc và buộc xong cốt thép cho cặp khối mới (c) Đo đạc độ vồng của dầm theo các giai đoạn thi công
Kết thúc xong một cặp khối dầm, trước khi đổ bê tông cho cặp khối mới, phải đo đạc lại các số liệu về độ vồng để kiểm tra mức độ sai số và sai số đó phải nằm trong sai số cho phép
Việc đo đạc phải tiến hành vào thời điểm mà nhiệt độ không thay đổi trong ngày và có nhiệt độ 25C:
+ Bó cáp của cặp khối trước đó đã được căng xong
+ Xe đúc đã được lao đến vị trí sẵn sàng cho việc đúc khối mới + Cốt thép của khối mới đã được đặt
Vị trí đo đạc: dọc theo chiều dài dầm tại 3 vị trí + Tim cầu
+ Mép thượng lưu cầu + Mép hạ lưu cầu
Chuyên đề Công nghệ thi công hiện đại
Độ vồng toàn cầu sẽ được đo đạc sau khi khối hợp long cuối cùng của cầu hoàn thành. Nói chung, việc đo đạc độ vồng phải gắn liền với sơđồđặt tải đã được người thiết kế tính
đến tương ứng với giai đoạn thi công.