THI CÔNG ĐOẠN DẦM ĐÚC TRÊN ĐÀ GIÁO

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THI CÔNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC HẪNG CÂN BẰNG TRONG THI CÔNG DẦM HỘP BÊ TÔNG CỐT THÉP DỰ ỨNG LỰC (Trang 31 - 33)

Theo công nghệ thi công, đoạn dầm này được đúc tại chỗ trên đà giáo. Về tiến độ, đoạn dầm này nên hoàn thành trước khi khối cuối cùng của dầm hẫng tương ứng được bắt đầu

đúc.

2.3.1. Lắp đặt đà giáo thi công và thử tải

Đà giáo để thi công đoạn dầm được làm bằng thép hình. Nếu phía dưới đà giáo là nền đất thì nền phải ổn định. Đà giáo phải được thử tải để khử lún tại gối cũng như xác định độ

võng của nó khi chịu lực.

Thời gian thử tải diễn ra cho đến khi tắt lún tại gối. Tải trọng thử với hệ số an toàn tối thiểu là 1,5.

2.3.2. Phân đợt đổ bê tông

Đoạn dầm đúc trên đà giáo được đổ bê tông làm 2 đợt

+ Đợt 1: Đổ bê tông bản đáy và 2 bên thành hộp đến hết chiều cao hốc neo của các bó cáp đáy.

+ Đợt 2: Đổ phần còn lại

Hình 17. Phân đợt đổ bê tông khối đúc trên đà giáo

2.3.3. Đặt gối

Phương pháp lắp đặt gối tương tự như việc lắp đặt gối chính đã được trình bày chi tiết trong mục c của phần 2.1.

2.3.4. Lắp đặt ván khuôn đáy, ván khuôn thành, ván khuôn đầu đốc, ván khuôn hộc neo (mố neo) buộc cốt thép và đổ bê tông đợt 1.

Các loại ván khuôn trên được lắp ghép bằng các tấm ván khuôn định hình và các tấm ván khuôn đặc biệt.

Các giá trị cao độ ván khuôn phải bao gồm giá trị độ vồng của dầm và giá trị biến dạng (độ võng) của đà giáo tương ứng với tải trọng từng đợt đổ bê tông. Giá trị độ võng của đà giáo được xác định thông qua tính toán hoặc thử tải thực tế.

Đối với bê tông đợt 1 không nhất thiết phải chỉnh cao độ ván khuôn thành ngoài. Việc này nên làm sau khi đổ bê tông đợt 1 lúc đó đà giáo đã có biến dạng tương ứng với tải trọng bê tông đổ cho đợt này.

Cốt thép được đặt với những yêu cầu giống như việc đặt cốt thép cho các khối của dầm hẫng. Các thanh ứng suất cũng được kéo thử trước khi đặt vào vị trí.

Công việc đổ bê tông được tiến hành sau khi nghiệm thu ván khuôn, cốt thép với những quy định của công tác bê tông.

2.3.5. Lắp ván khuôn nóc, ván khuôn nóc thànhngoài, buộc cốt thép và đổ bê tông đợt hai.

Ván khuôn nóc cũng được lắp ghép bằng các tấm ván khuôn thép tương tự như ván khuôn đáy.

Tính toán và điều chỉnh cao độ cho ván khuôn làm tương tự như đã làm cho ván khuôn

đáy tại những mặt cắt tương ứng.

Hai bó cáp bản trên TE1 thi công theo trình tự sau: + Gia công đầu neo chết (đầu cốđịnh) kiểu VSL. + Cắt và luồn cáp qua đầu neo chết

+ Đặt nút gỗ, vòng khuyên thép, ống thoát vữa

+ Đặt ống ghen. Chú ý tại đầu neo chết, giữa nút gỗ, ống ghen, và vòng khuyên thép đảm bảo kín không cho vữa lọt vào trong ống ghen trong lúc đổ bê tông.

+ Đánh dấu đầu của từng tao cáp theo từng cặp đối xứng qua trục thẳng đứng. Số liệu này phải được lưu giữ cho đến lúc lắp đầu neo để căng kéo bó cáp tránh nhầm đầu, dẫn đến

Chuyên đề Công nghệ thi công hiện đại

+ Các công việc trên nên làm ở ngoài và chỉ đặt bó cáp vào vị trí sau khi đã buộc xong cốt thép lưới dưới của bản mặt dầm.

Khi các công việc chuẩn bịđã hoàn thành, bê tông được đổ theo trình tự từ vị trí thấp đến vị trí cao từng vệt ngang cầu.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THI CÔNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC HẪNG CÂN BẰNG TRONG THI CÔNG DẦM HỘP BÊ TÔNG CỐT THÉP DỰ ỨNG LỰC (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)