d, Hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình rủi ro CTTC tại công ty
2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn
Dựa trên kết quả phân loại nợ theo Quyết định 493/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, có thể theo dõi và đánh giá về tình hình nợ quá hạn của Công ty trong giai đoạn 2006-2009.
Bảng 2.5: Dư nợ cho thuê và nợ quá hạn 2006-2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
-Tổng dư nợ cho thuê 936 1195.4 1733.3 1655
-Nợ quá hạn 85.8 223.4 653.2 459.11
-Tỷ lệ nợ quá hạn/
Tổng dư nợ 9.17% 18.69% 37.69% 27.74%
-Tỷ lệ nợ quá hạn ròng 6.22% 12.33% 36.20% 25.55%
Từ bảng 2.5 có thể thấy cùng với sự tăng trưởng của tổng dư nợ cho thuê tài chính từ năm 2006 đến 2009 thì nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Từ đó kéo theo các tỷ lệ nợ quá hạn cũng rất cao, cho thấy rủi ro tín dụng mà công ty đang phải đối mặt là khá lớn. 65.32 45.91 22.34 8.58 27.74 37.69 18.69 9.17 25.55 36.2 12.33 6.22 0 10 20 30 40 50 60 70 2006 2007 2008 2009 Nợ quá hạn( chục tỷ ) Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn ròng
Biểu đồ 2.2: Nợ quá quá hạn 2006-2009
Thứ nhất, về tình hình nợ quá hạn, trong năm 2006, nợ quá hạn mới chỉ ở mức 88.5 tỷ đồng, nhưng sang đến năm 2007 nợ quá hạn đã tăng nhanh lên 223,4 tỷ đồng và năm 2008 tăng vọt lên 653.2 tỷ đồng, tăng 192% so với năm 2007 và gấp hơn 7 lần so với năm 2006. Đến năm 2009, nợ quá hạn giảm xuống còn 459.11 tỷ đồng, đó là do Công ty đã đẩy
mạnh và chú trọng công tác đốc thúc và thu hồi nợ, đặc biệt là nợ xấu ngoại bảng. Trong năm 2006, nợ nhóm V( nợ quá hạn trên 306 ngày) chiếm tỷ trọng lớn(65%) thì đến năm 2007, 2008 và 2009, các khoản nợ quá hạn ở nhóm V đã dần dịch chuyển lên nhóm II và nhóm III, năm 2009 nợ nhóm V chỉ chiếm 0.83% nợ quá hạn. Có được kết quả như trên là vì Công ty đã có các biện pháp xử lý kịp thời với các khoản nợ quá hạn.
Thứ hai, về các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên nợ quá hạn, từ bảng 2.5 có thể thấy là khá cao và tăng nhanh qua các năm. Trong năm 2006, nếu như tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 9.17% thì trong năm 2007 con số này đã tăng gấp đôi (18.69%) và đặc biệt năm 2008, nợ quá hạn chiếm tới 37. 69% trên tổng dư nợ. Mặc dù trong năm 2009, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 27.74% nhưng vẫn là một tỷ lệ rất cao, Công ty cần có những biện pháp thu hồi nợ hợp lý và cương quyết để đảm bảo hoạt động cũng như hạn chế rủi ro xảy ra.
2.2.2.2. Tình hình nợ xấu
a, Tình hình nợ xấu của Công ty giai đoạn 2006-2009
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại hoặc các khoản nợ ( kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà công ty tài chính có đủ cơ sở đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì công ty cho thuê tài chính chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ thuộc nợ xấu.
Dựa trên kết quả phân loại nợ theo Quyết định 493/QĐ-NHNN thì nợ xấu là nợ thuộc nhóm III, IV và V. Từ bảng 2.6, có thể thấy tình hình nợ xấu của Công ty thay đổi qua các năm.
Bảng 2.6: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 2006-2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
-Tổng dư nợ cho thuê 936 1195.4 1733.3 1655
-Nợ xấu 81.5 33.1 37.8 126.26 + Nhóm III 24.1 2.8 11.8 93.46 + Nhóm IV 1.7 7.8 22.4 29 + Nhóm V 55.7 22.5 3.6 3.8 -Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ(%) 8.7 2.77 2.18 7.63 -Tỷ lệ nợ xấu/Vốn chủ sở hữu(%) 37.3 14.1 13.7 47.0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-2009 Công ty cho thuê tài chính -BIDV)
Về tình hình nợ xấu, có thể thấy mặc dù tổng dư nợ cho thuê đều tăng trưởng qua các năm nhưng nợ xấu lại có xu hướng giảm mạnh từ năm 2006-2008 và tăng vọt trong năm 2009. Năm 2006, nợ xấu của Công ty khá cao, 81.5 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ có khả năng mất vốn- nợ nhóm V. Nhóm nợ chứa nhiểu rủi ro nguy hiểm này chiếm đến 68.3% tổng nợ xấu của năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2007 và năm 2008, do Công ty xác định nhiệm vụ trọng tâm là lành mạnh hóa tình hình tài chính, kiên quyết trong việc thu hồi, xử lý nợ xấu nên nợ xấu giảm rõ rệt, chỉ còn 33.1 tỷ đồng, giảm 59.4% so với năm 2006, trong đó nợ nhóm V chỉ còn 22.5 tỷ đồng. Năm 2008, nợ xấu tuy tăng tuyệt đối 4.6 tỷ nhưng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vẫn giảm so với năm 2007, trong đó nợ nhóm V giảm mạnh, giảm 84% so với năm 2007 và chỉ còn chiếm 9.5% tổng nợ xấu năm 2008, cho thấy công tác quản lý nợ xấu của công ty được thực hiện rất có hiệu quả. Tuy nhiên, sang năm 2009, nợ xấu tăng vọt lên 126.26 tỷ đồng, tăng 234 % so với năm 2008 cho thấy nguy cơ rủi ro cho thuê tài chính của công ty là rất cao.
12.6 8.15 3.31 3.78 8.7 2.77 2.18 7.63 37.3 14.1 13.7 47 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2006 2007 2008 2009 Nợ xấu( chục tỷ) Tỷ kệ nợ xấu/tổng dư nợ(%) Tỷ lệ nợ xấu/ VCSH(%)
Biểu đồ 2.3. Tình hình nợ xấu của Công ty từ 2006-2009
Về các tỷ lệ nợ xấu qua các năm, năm 2006 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và trên vốn chủ sở hữu ở mức khá cao (tương ứng là 8.7% và 37.3%) và tập trung chủ yếu vào nhóm V- nợ có khả năng mất vốn. Tuy nhiên, trong năm 2007 và năm 2008, công tác quản lý nợ xấu được thực hiện rất chặt chẽ, nghiêm ngặt, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh so với năm 2006. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2007 là 2.77% và năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn 2.18%. Tuy
nhiên, năm 2009 các tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và trên vốn chủ sở hữu đều rất cao( tương ứng là 7.63% và 47%) cho thấy chất lượng tín dụng của Công ty đang giảm mạnh, khả năng chống đỡ rủi ro của Công ty đang rất thấp. Đó là do trong năm 2009, trước những tác động tiêu cực của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuê tài chính gặp nhiều khó khăn, dẫn đến khả năng trả tiền thuê tài chính cho Công ty giảm sút mạnh. Mặc dù công ty đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu, nhất là nợ ngoại bảng nhưng kết quả đạt được rất thấp, thu nợ ngoại bảng chỉ đạt 91% kế hoạch được giao do các doanh nghiệp này không còn tài sản, không còn hoạt động, bị phá sản,…
b, So sánh tỷ lệ Nợ xấu với các công ty cho thuê tài chính khác
Bảng 2.7 thể hiện tỷ lệ nợ xấu của 6 công ty cho thuê tài chính có dư nợ cho thuê lớn nhất Việt Nam trong năm 2008. So với những công ty này, Công ty cho thuê tài chính – BIDV (trong bảng là Cty CTTC I NH Đầu tư & PTVN) có tỷ lệ nợ xấu đứng thứ 3. So với Công ty cho thuê tài chính II- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – công ty có dư nợ lớn nhất, thì tỷ lệ nợ xấu của Công ty cho thuê tài chính - BIDV vẫn còn khá cao. Trong năm 2009, theo báo cáo của Hiệp hội Cho thuê tài chính thì Công ty cho thuê tài chính BIDV vẫn tiếp tục đứng thứ 3 về dư nợ và đứng thứ 4 về nợ xấu. Điều này cho thấy Công ty không những phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tăng dư nợ cho thuê mà vấn đề quan trọng hơn nữa là quản lý nợ xấu. Tuy nhiên trong việc xử lý nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm V), Công ty cho thuê tài chính - BIDV lại là công ty làm tốt nhất với tỷ lệ này rất thấp 0,2%.
Bảng 2.7: Nợ xấu của các Công ty cho thuê tài chính hội viên Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam năm 2008
Đơn vị: tỷ đồng; %
STT Tên công ty Dư nợ cho thuê (Nhóm 3,4,5)Tỷ lệ Nợ xấu Tỷ lệ Nợ xấu (Nhóm 5)
1 Cty CTTC II NHNN & PTNT VN 6206.27 1.92 0.55 2 Cty CTTC I NHNN & PTNT VN 2146.48 14.06 1.29
3 Cty CTTC NH Đầu tư & PTVN 1733.34 2.18 0.20
4 Cty CTTC II NH Đầu tư & PTVN 1309.45 3.32 1.07 5 Cty CTTC NH Ngoại thương VN 1084.16 0.76 0.39 6 Cty CTTC NH Công thương VN 985.06 16.18 11.44
2.2.2.3. Lãi treo
Trong suốt giai đoạn 2006- 2009, lãi treo của Công ty cho thuê tài chính-BIDV có xu hướng tăng lên qua các năm, ngoại trừ năm 2007.
Bảng 2.8: Lãi treo và tỷ lệ lãi treo 2006-2009
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
1 Tổng dư nợ 936 1195.4 1733.3 1655 2 Lãi treo 7.398 4.926 30.555 48.649 3 Lãi treo/Tổng dư nợ (%) 0.79 0.41 1.76 2.94 4 Thu nợ ngoại bảng 1.69 20.7 16.33 4.53
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-2008 Công ty cho thuê tài chính –BIDV)
Trong năm 2007, mặc dù dư nợ cho thuê tăng lên nhưng lãi treo lại giảm xuống 33.4% so với năm 2006. Đó là do năm 2007, Công ty bắt đầu thực hiện lành mạnh hóa tài chính, kiên quyết thu hồi xử lý nợ xấu. Kết quả là Công ty đã thu được 20.7 tỷ đồng nợ ngoại bảng, làm giảm tỷ lệ lãi treo trên tổng dư nợ xuống còn 0.41%. Đến năm 2008, với sự tăng lên của dư nợ cho thuê tài chính, lãi treo cũng tăng rõ rệt lên đến 30.555 tỷ đồng, tỷ lệ lãi treo trên tổng dư nợ khá cao( 1.76%). Năm 2009, mặc dù dư nợ giảm nhưng lãi treo vẫn tiếp tục tăng( tăng 59.25% so với năm 2008), tỷ lệ lãi treo trên tổng dư nợ rất cao ( 2.94%), do công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn và hiệu quả không cao. Năm 2009 công ty chỉ thu hồi được 4.53 tỷ nợ ngoại bảng. Tỷ lệ này cho thấy Công ty đang đứng trước những nguy cơ tổn thất cao, cần có những biện pháp kịp thời để thu hồi nợ, tránh tổn thất về vốn cho Công ty.
2.2.2.4. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro
Trong giai đoạn từ 2006- 2009, Công ty CTTC-BIDV luôn thực hiện công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro hàng tháng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Bảng 2.9: Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro 2006-2009 Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 1 Tổng dư nợ 936 1195.4 1733.3 1655 2 Trích DPRR trong năm 29.4 82.2 40.4 8 3 DPRR phải trích 20.5 31 60.48 51.61
Dự phòng chung 6.7 8.5 19.27 12.38 Dự phòng cụ thể 13.8 22.5 47.51 39.23 3 Sử dụng dự phòng xử lý các khoản nợ khó thu hồi 49.9 12.7 19.1 4 Số dư quỹ DPRR 11.6 32.3 60 48.9
(Nguồn: Bảng Cân đối kế toán năm 2007-2009 Công ty cho thuê tài chính –BIDV)
Về công tác trích dự phòng rủi ro trong kỳ, có thể thấy trong năm 2007, cùng với việc lành mạnh hóa tình hình tài chính, công tác trích lập dự phòng rủi ro của Công ty cũng đạt kết quả rất tốt. Công ty đã trích lập được 82.2. tỷ DPRR, cao nhất trong các năm từ 2006- 2009. Đến 31/12/2007, số dư quỹ DPRR là 32.3 tỷ, cao hơn số DPRR cần trích là 31 tỷ, đảm bảo cho công ty chủ động xử lý khi có rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, trong năm 2008 và 2009, cùng với chất lượng kinh doanh suy giảm, mặc dù Công ty đều trích lập DPRR đạt kế hoạch được giao nhưng vẫn thấp hơn so với số DPRR cần trích lập ( năm 2008 thiếu 0.48 tỷ và năm 2.71 tỷ), khả năng chống đỡ, phòng ngừa rủi ro là chưa tốt. Do vậy, Công ty cần có kế hoạch trích lập thêm để đảm bảo có thể chủ động xử lý các khoản nợ khó thu hồi .
Về công tác sử dụng dự phòng xử lý rủi ro, năm 2007 Công ty đã sử dụng tới 49.9 tỷ từ DPRR để xử lý các khoản nợ, bù đắp cho những tổn thất do các khoản nợ không thu hồi được. Đến năm 2008- 2009 con số này đã giảm mạnh, chỉ còn lần lượt là 12.7 và 19.1 tỷ đồng. Tuy nhiên đây là nguồn quan trọng để Công ty bù đắp , giảm lượng vốn bị mất do rủi ro gây ra.