Quảnlý vốn lưu động

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ TIỀN PHONG.DOC (Trang 36 - 38)

- Chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lợi và phân phối lợi nhuận

2.2.3.2.Quảnlý vốn lưu động

4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợ

2.2.3.2.Quảnlý vốn lưu động

Vốn lưu động là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của Công ty. Tài sản lưu động là một nguồn tài sản của Công ty thường có sự quay vòng nhanh hơn so với tài sản cố định. Việc quản lý tài sản lưu động có vai trò rất quan trọng đối với Công ty. Vốn lưu động không sử dụng nhiều lần và không

có khấu hao mà toàn bộ giá trị của nó được chuyển vao sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất của Công ty. Công ty tiến hành quản lý vốn lưu động có hiệu quả tức là vòng quay vốn của Công ty nhanh.

Quá trình quản lý vốn lưu động của Công ty tập trung vào những nội dung chính sau:

- Xác định lượng vốn lưu động cần dùng trong một kỳ kinh doanh của Công ty. Công ty tiến hành xác định một cách chính xác để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, tránh xảy ra tình trạng thiếu vốn làm sản xuất ngưng trệ hay thừa vốn gậy ra tình trạng ứ đọng vốn không có hiệu quả.

- Tiến hành khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động một cách hợp lý và có hiệu quả. Đây là các khoản tài trợ trong ngắn hạn và bị hạn chế về thời gian nên đảm bảo sử dụng một cách hợp lý là yêu cầu quan trọng đối với Công ty.

- Đẩy mạnh hiệu quả trong khâu tiêu thụ sản phẩm, xử lý hang hoá, bán thành phẩm bị ứ đọng và áp dụng các hình thức tín dụng thương mại nhằm bảo toàn và phát triển vốn lưu động của Công ty.

- Công ty thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua việc xem xét và đánh giá các chỉ số tài chính có liên quan. Qua đó, lãnh đạo Công ty có thể có những đánh giá chính xác về tình hình vốn lưu động của Công ty, và có thể đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn lưu động cho các kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.

Các nhà quản lý Công ty luôn chú ý đến những thay đổi trong vốn lưu chuyển, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đối với tình hình hoạt động của Công ty. Khi quản lý nguồn vốn lưu chuyển trong Công ty, các nhà quản lý xem xét các bộ phận cấu thành sau:

- Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt: Khi lập các kế hoạch tài chính, Công ty luôn phải đảm bảo các vấn đề có liên quan đến tiền mặt như: Lượng tiền mặt của Công ty có đáp ứng nhu cầu chi phí không? Mối quan hệ

giữa lượng tiền thu được và chi phì như thế nào? Khi nào thì Công ty cần đến các khoản vay ngân hang?...

Bảng 2.4

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ TIỀN PHONG.DOC (Trang 36 - 38)