Khả năng thấm β-carotene qua màng tế bào

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng sinh trưởng của một số chủng nấm men và ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy tới tính chất bề mặt của tế bào nấm men (Trang 45 - 47)

Chúng tôi nghiên cứu khả năng thấm qua màng của phân tử kỵ nước β- carotene trên 4 chủng nấm men W29, 0544, TNS.c và HNS.c cũng như ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy tới hiệu suất thấm. Sinh khối sau khi nuôi cấy và được thu tại thời điểm giữa pha log, được ủ với dầu carotene qua đêm. Khả năng

thấm qua màng tế bào được thể hiện qua hàm lượng carotene đi vào trong tế bào. Kết quả thu được như sau:

Hình 3.11: Hàm lượng β-carotene trên 1g sinh khối nấm men của 4 chủng. Khả năng thấm qua màng của carotene phụ thuộc vào chủng giống nấm men sử dụng.

Trên cùng môi trường nuôi cấy YPD, hai chủng Y. lipolytica cho kết quả tương tự nhau với hiệu suất chuyển chất đạt 1,1 – 1,2 (µg/g sinh khối ướt), cao gấp 1,7 lần hiệu suất chuyển chất của hai chủng S. cerevisiae (0,6 – 0,7 (µg/g sinh khối ướt). Như vậy, màng tế bào của chủng nấm men Y. lipolytica có tính thấm đối với β-carotene cao hơn màng tế bào của chủng S. cerevisiae.

Khi tiến hành thí nghiệm với hai chủng Y. lipolytica nuôi cấy trên môi trường sử dụng lipid làm nguồn cacbon, chúng tôi nhận thấy đối với cả hai chủng nấm men thí nghiệm, khả năng thấm β-carotene khi nuôi trên môi trường có lipid đều cao hơn khi nuôi trên môi trường glucose từ 5,5 – 5,9 lần đối với chủng 0544 và từ 2,3 tới 8,6 lần đối với chủng W29.

Như ta đã biết, Y. lipolytica có khả năng sử dụng các lipid để làm nguồn cacbon cho sinh trưởng tế bào. Điều này có thể giải thích khả năng hấp thụ các phân tử kỵ nước qua màng tế bào của Y. lipolytica cao hơn so với những chủng truyền thống như S. cerevisiae. Ngoài ra, khi nuôi cấy trên môi trường có lipid,

màng tế bào đã được thích nghi và thường có tính linh động cao hơn so với khi nuôi cấy trên môi trường glucose. Điều này có thể giải thích khả năng xâm nhập của một phân tử kỵ nước như β-carotene qua màng tế bào nuôi trên môi trường lipid sẽ dẽ dàng hơn khi xâm nhập qua màng tế bào nuôi trên môi trường glucose.

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng sinh trưởng của một số chủng nấm men và ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy tới tính chất bề mặt của tế bào nấm men (Trang 45 - 47)