II. Tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn
4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực.
4.1.Mục tiêu tổng quát phát triển lực lượng lao động
Phát triển nguồn nhân lực sẽ là cơ sở nền tảng để thúc đẩy sự nghiệp phát triển tổng công ty. Do vậy, mục tiêu tổng quát phát triển lực lượng lao động tổng công ty giấy Việt Nam trong giai đoạn tới là:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, quản lý điều hành vững vàng, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra của định hướng phát triển tổng công ty.
- Phát huy kinh nghiệm và tiềm năng sẵn có, phát triển nguồn nhân lực thoả mãn nhu cầu đầu tư phát triển về trình độ, quy mô số lượng cơ cấu ngành nghề lao động.
- Tập trung nguồn lực, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận công nghệ hiện đại, tạo tiền đề tiên quyết bảo đảm tính khả thi của các dự án đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Bảng 7: Định hướng quy hoạch lao động tổng công ty giấy Việt Nam Giai đoạn 2006-2010
Cơ cấu Giai đoạn 2006-2010
Lao động Tổng số Dự án đầu tư
chiều sâu và mở rộng
Dự án đầu tư mới
Trên đại học 45 30 15 Đại học 1395 900 495 Trung cấp 2030 1280 750 Thợ bậc cao 3680 2400 1280 Lao động khác 5600 4305 1295 Tổng cộng 12750 8915 3845
(Nguồn: tổng công ty giấy Việt Nam)
II. Định hướng chiến lược phát triển cuẩ công ty cổ phần giấy Lam Sơn1. Mục tiêu chung của công ty 1. Mục tiêu chung của công ty
Mục tiêu dài hạn
Đánh giá hiện trạng các thị trường của công ty
- Thị trường nội địa: đối với thị trường trong nước hiện nay, công ty chủ yếu cung cấp giấy kraft, giấy bìa cứng, bìa catton sóng và bột giấy. Sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất cho các công ty sản xuất các sản phẩm khác để làm bao bìa sản phẩm hoặc gia công lại. Trong phân đoạn thị trường này, giá cả các ngành khác có liên quan biến động đều có ảnh hưởng tới sự biến động về giá cả đầu vào của sản xuất. Đối với các hợp đồng đã ký, giao hàng theo giá cả cam kết
đã gây nên nhiều khó khăn cho công ty trong sản xuất. Đối với các hợp đồng mới, với tình hình biến động không lường trước được của thị trường thì định giá cho sản phẩm cũng không phải là một việc làm dễ dàng.
- Thị trường xuất khẩu: đối với thị trường này, công ty mới bước chân vào từ cuối năm 2007. Hiện tại, tại thị trường này, công ty chủ yếu là xuất khẩu theo hợp đồng với số lượng tương đối khiêm tốn, tập trung ở chủng loại giấy kraft và giấy đế, hai loại giấy với giá trị gia tăng không cao, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất bao bì. Trong thời gian, nhu cầu về loại giấy đế ở hai thị trường xuất khẩu chính của công ty vẫn tăng, lớn hơn khả năng sản xuất của công ty.
Mục tiêu của công ty
- Mở rộng thị trường tiêu thụ dòng sản phẩm hiện có của công ty
- Chạy thử nghiệm và đưa ra thị trường chủng loại sản phẩm mới theo công nghệ mới và dây chuyền công ty mới nhập
- Hoàn thiện hơn nữa chính sách cho bên cung cấp nguyên liệu( bán cổ phần, bao tiêu đầu ra, điều chỉnh giá thu mua sao cho sát với giá cả thị trường..)
Mục tiêu trước mắt
Thời gian vừa rồi do thị trường biến động mạnh nên cả lượng sản xuất và tiêu thụ của công ty đều giảm. Do vậy mục tiêu trước mắt. Mục tiêu của công ty chi dừng lại ở một số chỉ tiêu:
- Hoàn thiện và nâng cao kỹ năng làm việc cho người lao động với những dây chuyền mới sao cho giảm tối đa thời gian chạy thử nghiệm của dây chuyền, nhanh chóng đưa sản phẩm mới vào thị trường
- Thành lập ban kiểm soát vật liệu bằng việc sáp nhập hai phân xưởng là phân xưởng lề và phân xưởng nứa nhằm kiểm soát và kiểm tra chất 50
lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, đồng thời giải quyết tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào trong thời gian sắp tới
- Hoàn thành công tác ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với nhân dân có rừng trồng cây nguyên liệu giấy
2. Mục tiêu phát triển xuất khẩu sản phẩm
Cơ sở đề ra mục tiêu
- Sau một thời gian đi vào hoạt động, công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty đã phát huy được hiệu quả làm tăng lợi nhuận cho công ty
- Trong thời gian tới một số dự án của công ty sẽ được đưa vào triển khai. Cụ thể:
• Tiếp tục hoàn thiện dự án nâng cấp và mở rộng phân xưởng sản xuất giấy đế
• Phối hợp cùng sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành lâm nghiệp, cơ quan kiểm lâm khảo sát và thực hiện dự án cụm trồng cây nguyên liệu giấy của huyện
- Ngoài các dây chuyền sản xuất giấy, công ty còn có hệ thống máy móc thiết bị sản xuất Giấy vàng mã theo hợp đồng gia công xuất khẩu. Sản lượng bình quân là 180 container/ năm tương đương 3.600 tấn sản phẩm. Những sản phẩm này nếu được xuất khẩu trực tiếp, sẽ đảm bảo được mức doanh thu ngoại tệ 800.000 – 1.000.000 USD/ năm.
Mục tiêu của công ty
Trong nhiều năm trở lại đây, kinh tế việt nam đạt được nhiều thành tựu to lớn với tốc độ tăng trưởng cao được duy trì liên tục qua nhiều năm. Tuy nhiên đến năm 2008 cho tới quý II/2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, tình hình tăng trưởng kinh tế của việt nam không
mấy khả quan. Cùng với tình hình chung, mục tiêu xuất khẩu trong năm 2009 của công ty cũng chỉ dừng lại ở thị trường và khối lượng xuất hiện tại theo hợp đồng, cố gắng tích lũy kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ở thị trường nước ngoài, hoàn thiện và nâng cấp một số dây chuyền sản xuất hiện có của công ty để nâng cao chất lượng và tăng sản lượng hiện sản xuất được của công ty, đáp ứng yêu cầu kinh doanh ở thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.
Các giải pháp công ty đề ra
Hoàn thiện cơ sở sản xuất hiện tại
Tập trung đầu tư nâng cấp và mở rộng mặt bằng nhà xưởng cũng như các dây chuyền, thiết bị, máy móc sản xuất. Bên cạnh đó, rút ngán thời gian bảo dưỡng nhằm đảm bảo công suất của dây chuyền trong thời gian sản xuất cao điểm, tránh tình trạng máy móc hư hỏng trong quá trình sản xuất.
Phát triển lực lượng lao động
Phát triển nguồn nhân lực là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành giấy nói chung. Đối với công ty, phát triển lực lượng lao động là:
- Đào tạo và liên kết đào tạo công nhân kỹ thuật với trường đào tạo nghề giấy Bãi Bằng
- Liên kết với trường công nhân kỹ thuật của tỉnh đào tạo lại và nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân kỹ thuật hiện có của công ty
- Trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt cũng như trong lực lượng cán bộ kỹ thuật của công ty bằng nhiều chính sách khen thưởng đối với các cá nhân và phân xưởng có nhiều cải tiến giúp cho quá trình sản xuất của công ty, trọng dụng các kỹ sư và cán bộ trẻ..
- Dần thay đổi cơ cấu trong đọi ngũ lao động của công ty, nâng tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học lên 15%, tăng tỷ lệ công nhân lành nghề và công nhân kỹ thuật
Huy động vốn bằng cách bán cổ phần
Bán cổ phần của công ty cho các đối tượng ngoài công ty là một biện pháp công ty đã đề ra như một cách thức để huy động vốn sau khi bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong thời gian tới, công ty có kế hoạch bán cỏ phần cho các cá nhân hoặc tổ chức cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho công ty như một hình thức cam kết bao tiêu đầu ra cho họ.
Tăng cường sử dụng giấy tái chế
Trước đây, việc thu mua và sử dụng giấy loại tái chế của công ty chỉ là để bổ sung vào khối lượng đầu vào bị thiếu hụt do không thu mua đủ các nguyên liệu khác. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua cũng như trong thời gian sắp tới công ty sẽ thu mua giấy loại với khối lượng lớn hơn với mục đích:
- Giảm sức ép về tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào khi bước vào thời gian cao điểm
- Giảm thời gian của quá trình sản xuất( tù khâu thu mua nguyên vật liệu đến khi cho ra thành phẩm), tranh thủ thời gian giúp công ty hoàn thiện các hạng mục công trình và đưa một số dây chuyền mới vào vận hành
- Giảm giá thành sản phẩm - Mục tiêu môi trường
Lập kế hoạch sản xuất theo tuần
Ngành điện sắp bước vào giai đoạn thiếu điện, để tránh việc ngưng trệ sản xuất, không hoàn thành với khách hàng, công ty đã thay đổi việc lập kế hoạch sản xuất, từ lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý sang lập kế hoạch sản xuất theo tuần. Hiện nay, ở công ty công nhân đã được phân thời gian làm việc thành 3 ca, thay vì làm việc 2 buổi như trước đây. Việc làm này vì hai lí do:
- Tránh tình trạng mất điện, ảnh hưởng đến sản xuất và làm chậm thời gian giao hàng của công ty
- Giảm chi phí về điện năng cho công ty, đồng thời đảm bảo cung cấp sản phẩm theo giá mà hợp đồng đã ký và vẫn đảm bảo lợi nhuận dương cho công ty.
III. Xây dựng ma trận SWOT cho công ty cổ phần giấy Lam Sơn
1. giới thiệu sơ lược về ma trận SWOT
Khái niệm
Cơ sở hình thành
Các ý tưởng chiến lược được hình thành trên cơ sở cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu là ma trận thứ tự ưu tiên cá cơ hội, nguy cơ và bảng tổng hợp phân tích và đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp.
a. Ma trận thứ tự ưu tiên các cơ hội, nguy cơ
Do nguồn lực luôn có giới hạn nên nhìn chung, các doanh nghiệp không thể có đầy đủ các nguồn lực để khai thác hết các cơ hội cũng như không thể sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ tiềm ẩn. Vì thế xác định thứ tự ưu tiên là một việc làm hoàn toàn cần thiết.để xác định thứ tự ưu tiên các cơ hội, nguy cơ các nhà quản trị có thể sử dụng ma trận ưu tiên các cơ hội và nguy cơ. Ma trận thứ tự ưu tiên các cơ hội( ma trận cơ hội) là một ma trận mà một trục mô tả xác suất để một doanh nghiệp có thể tranh thủ một cơ hội nào đó và trục còn lại mô tả mức độ tác động của cơ hội đó đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Hình 2: Ma trận thứ tự ưu tiên các cơ hội( ma trận cơ hội)
Xác suất có thể
tận dụng Cao các cơ hội TB
Thấp
Cao TB Thấp Tác động của cơ hội Chú thích:
Ưu thế cao
Ít được ưu tiên
Ưu tiên trung bình
Ma trận thứ tự ưu tiên các nguy cơ ( ma trận nguy cơ) là một ma trận mà một trục mô tả xác suất xảy ra các nguy cơ và trục còn lại mô tả mức độ tác động của nguy cơ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định.
Hình 3: ma trận thứ tự ưu tiên các nguy cơ
Xác suất
xảy ra Cao nguy cơ TB Thấp
Cao TB Thấp Tác động của nguy cơ Chú thích:
Ưu thế cao
Ít được ưu tiên
Ưu tiên trung bình
Có tác giả quan niệm có thể chia tác động của nguy cơ thành 4 mức: hiểm nghèo, nguy kịch, trung bình và nhẹ. Lúc đó ma trận sẽ có 12 ô với 4 mức ưu tiên: khẩn cấp, cao, trung bình, thấp.
b. Bảng tổng hợp phân tích và đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp
Mục đích của việc phân tích nội bộ doanh nghiệp là để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, đồng thời so sánh với các đối thủ cạnh tranh và với mức trung bình của ngành, từ đó có thể đề ra những chiến lược thực sự hiệu quả để phát triển doanh nghiệp
Bảng 8: Tổng hợp phân tích và đánh giá nội bộ doanh nghiệp
STT Các yếu tố trong môi trường nội bộ doanh nghiệp Mức độ tác động đối với ngành Mức độ quan trọng đối với ngành Xu hướng tác động Điểm tổng hợp 1 Tài chính
- khả năng thanh toán - khả năng sinh lời
2 Marketing
3 Chủng loại sản phẩm 4 Giá bán
5 Mẫu mã 6 Quảng cáo 7 Nhân sự
8 Chất lượng người lao động trong doanh nghiệp
9 Sản xuất
10 Hiệu quả sử dụng công suất 11 Công nghệ
12 Nguyên, vật liệu
Khái niệm
SWOT là công cụ về bức tranh toàn cảnh về khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Là ma trận mà một trục mô tả các điểm mạnh, điểm yếu và một trục mô tả các cơ hội, nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
SWOT bao gồm 4 yếu tố: Điểm mạnh( S_Strength) Điểm yếu( W_ Woekness) Cơ hội( O_ Oppurtunations) Nguy cơ( T_ Throats)
Các yếu tố cấu thành ma trận
Các yếu tố cấu thành
a. Các yếu tố môi trường kinh doanh( môi trường ngoài doanh nghiệp) Mục đích của việc đánh giá môi trường kinh doanh là xem xét cụ thể xu hướng và mức độ tác động của từng nhân tố thuộc môi trường ngoài tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ chiến lược. Từ đó nhận ra các cơ hội để có các biện pháp tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách( nguy cơ).
Cơ hội( oppurtunations): liệt kê những cơ hội quan trọng nhất từ những tổng hợp môi trường ngoài doanh nghiệp.
Nguy cơ( throats): liệt kê những nguy cơ quan trọng nhất từ những tổng hợp môi trường ngoài doanh nghiệp.
b. Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp
Mục tiêu của tổng hợp kết quả đánh giá nội bộ doanh nghiệp là xác định các điểm mạnh, điểm yếu trong abnr thân doanh nghiệp trong một thời lỳ từ đó có những biện pháp tăng cường điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu đang tồn tại.
Điểm mạnh( strength): liệt kê những điểm mạnh qua trọng nhất từ tổng hợp môi trường nôi bộ tổ chức.
Điểm yếu( woekness): liệt kê những điểm yếu quan trọng nhất từ tổng hợp môi trường nội bộ tổ chức.
Các kết hợp chiến lược
Về nguyên tắc, có thể thiết lập 4 loại kết hợp nhằm tạo ra các cặp phối hợp logic:
- kết hợp( OS): hình thành các ý tưởng chiến lược đem lại lợi thế lớn cho doanh nghiệp.
- Kết hợp( OW): đưa ra các ý tưởng với phương châm tận dụng triệt để các cơ hội nhằm củng cố và giảm nhẹ điểm yếu.
- Kết hợp( TS): gợi ý các chiến lược tận dụng điểm mạnh, ngăn ngừa đe dọa, cạm bẫy.
- Kết hợp( TW): đưa ra các ý tưởng phòng thủ nhằm giảm thiểu đểm yếu và tránh các nguy cơ.
Từ đó ta có mô hình ma trận tổng quát như sau:
Điểm mạnh( S) Điểm yếu( W)
các Các yếu tố trong yếu tố nội bộ tổ ngoài môi chức trường kinh doanh
Liệt kê những điểm mạnh quan trọng nhất từ tổng hợp môi trường nội bộ tổ chức
Liệt kê những điểm yếu quan trọng nhất từ những tổng hợp môi trường nội bộ tổ chức
Cơ hội(O)
Liệt kê những cơ hội quan trọng nhất từ những tổng hợp môi trường ngoài doanh nghiệp
Kết hợp( OS)
Tận dụng thế mạnh tài chính để khai thác cơ hội trong môi trường kinh doanh ngoài doanh nghiệp
Kết hợp( OW)
Tận dụng cơ hội bên ngoài để giảm nhẹ điểm yếu bên trong doanh nghiệp
Nguy cơ( T)
Liệt kê những nguy cơ quan trọng nhất từ những tổng hợp môi trường ngoài doanh nghiệp
Kết hợp( TS)
Tận dụng điểm mạnh trong tổ chức để giảm bớt tác động của nguy cơ từ môi trường ngoài