Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu phân tích và đề xuất chiến lược vietinbank tân bình đến năm 2015 (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA SJC

5.3.1. Đối thủ cạnh tranh

Trong ngành sản xuất kinh doanh vàng bạc nữ trang, Công ty SJC phải đối phó với các nhóm công ty sau:

- Các công ty cổ phần

- Các doanh nghiệp cửa hàng tư nhân. - Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Trang 26

Bao gồm các công ty sau: Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Công ty Vàng bạc đá quý TP. HCM (VJC), Công ty Vàng bạc đá quý Bến Thành (FIDIJECO), Công ty Mỹ nghệ thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AJC) …

Trong đó, PNJ là nổi bật nhất, được đánh giá là đối thủ cạnh tranh chính, PNJ có các đặc điểm như sau:

- PNJ là công ty cổ phần với vốn điều lệ là 300 tỷ, vốn hoạt động 1298 tỷ, ngành nghề kinh doanh: dịch vụ kiểm định kim cương và đá quý; sản xuất, kinh doanh trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, vàng miếng; cho thuê nhà theo luật kinh doanh bất động sản.

- Ngoài ra, PNJ tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối, xây dựng các trung tâm nữ

trang ở các đô thị lớn và chuẩn bị kỹ càng để bước chân qua lĩnh vực kinh doanh thời trang cao cấp.

Æ Các công ty cổ phần đang dần cải thiện và khẳng định vị trí của mình trên thương trường, trước tình hình đó Công ty SJC cần có những chiến lược đểđối phó nhằm giữ vững thương hiệu “Vua” và thị phần của mình.

™ Các doanh nghip tư nhân (DNTN):

Như đã nói ở trên lực lượng này là đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường nữ

trang bình dân hiện nay. Họ có khả năng bám sát nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Hệ

thống này có đặc điểm sau:

- Qui mô tổ chức: nhỏ bé, hoạt động theo kiểu gia đình. Trình độ quản lý không cao, mang tính truyền thống, cha truyền con nối.

- Tiềm lực tài chính: một số DNTN có tiềm lực tài chính khá, một vài doanh nghiệp có khả năng vốn đến một triệu USD.

- Phương thức kinh doanh: các DNTN phần lớn kinh doanh trên cơ sở tín nhiệm, giao nhận trăm lượng vàng có thể bằng giấy hay điện thoại ghi nhận. Các doanh nghiệp bán nữ trang cho các cửa hàng lẻ hay bán buôn theo hình thức gối đầu.

- Thị trường: có thể nói hệ thống này đang chiếm lĩnh thị trường nữ trang trong cả

Trang 27

Æ Trong tương lai, theo đà phát triển kinh tế của đất nước, họ sẽ là đối thủ cạnh tranh mạnh, Công ty SJC cần có những chiến lược để có thể lường trước cũng như kiểm soát tốt và đối phó với thị trường luôn biến động này.

™ Các công ty nước ngoài:

Hiện nay tại phía Nam (Đồng Nai) có hai công ty sản xuất nữ trang 100% vốn nước ngoài đang hoạt động với quy mô lớn. Các công ty này có công nghệ hiện đại, có kinh nghiệm về tiếp thị cũng như tiềm lực tài chính để quảng cáo. Họ là: Công ty Design International Pháp và Công ty Pranda Thái Lan, là các công ty con của hai tập đoàn nữ

trang lớn của Thái Lan và Pháp. Các công ty này đem hàng vào bán và thiết lập mạng lưới bán lẻ trên thị trường nước ta. Đây là đối thủđáng gờm của SJC trong tương lai.

Hơn nữa, nước ta có lợi thế về giá nhân công rẻ, nghệ nhân và thợ kim hoàn có tay nghề cao, nên nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư vào TP. HCM để làm vàng mỹ

nghệ xuất đi nước khác. Đây là một mối đe dọa đáng quan tâm đối với Công ty SJC.

Phụ lục 11: Bảng so sánh SJC với các đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu phân tích và đề xuất chiến lược vietinbank tân bình đến năm 2015 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)