Đặc điểm điều kiện tự nhiên.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu không nung và bãi tập kết nguyên vật liệu tại xứ đồng Giếng To – xã Cao Ngạn – thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 28 - 31)

- Từ số liệu về diện tích và tổng số tiền bồi thường đá thống kê và điều

4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Cao Ngạn là một xã nằm ở ngoại thành phía Bắc thành phố Thái Nguyên. Ngày 31 tháng 7 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2008/NĐ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đồng Hỷ để mở rộng thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tháng 9 năm 2008, xã Cao Ngạn( Đồng Hỷ ) chính thưc được sáp nhập về Thành phố Thái Nguyên.

Xã Cao Ngạn cách trung tâm thành phố 10 km về phía Bắc. Tổng diện tích của xã là 851,76ha, với các vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Hóa Thượng , huyện Đồng Hỷ. - Phía Tây giáp xã Sơn Cẩm,huyện Phú Lương.

- Phía Đông giáp thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ.

- Phía Nam giáp Phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Cao Ngạn là xã trung du miền núi nhưng địa hình tương đối bằng phẳng, cốt cao độ thấp nhất 16,05 m và cốt cao độ cao cao nhất là 36 m; đất đồi chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là đồi núi thấp. Đây là vùng có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, bố trí cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.3. Khí hậu và thủy văn * Khí hậu

Cao Ngạn mang đặc điểm chung của khí hậu vùng trung du miền núi phía Bắc, hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

o Nhiệt độ trung bình năm: 22 -230C + Nhiệt độ cao tuyệt đối: 32,80C + Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 30C + Nhiệt độ sang cao nhất: 29,30C + Nhiệt độ sáng thấp nhất: 12,90C

oLượng mưa trung bình năm là 2007 mm

oHướng gió thịnh hành: Đông Nam, Đông Bắc * Thủy văn :

Xã Cao Ngạn có 46,41 ha sông suối nằm dải rác trên toàn xã. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã có Sông Cầu bao quanh cả vùng ranh giới phía Tây. Lượng nước tăng giảm theo mùa, mùa khô thường hạn hán gây khó khăn cho việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, mùa mưa nước lên to gây ngập úng và đôi khi còn xảy ra ngập lụt. Một phần nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất :

Đất đai xã Cao Ngạn chia thành hai loại chính:

Đất đồi núi: có diện tích nhỏ, chiếm khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên. Đất được hình thành từ đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét và đất nâu vàng

trên phù sa cổ, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng và có độ dốc lớn. Loại đất này thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp.

Đất ruộng: Chủ yếu hình thành từ đất dốc tụ, đất phù sa không được bồi hàng năm và đất phù sa ngòi sông, đất có tầng mỏng, hàm lượng, mùn, đạm, lân, kali ở mức trung bình đến nghèo, loại đất này thích hợp cho các loại cây lương thực, cây thực phẩm và các loại cây màu.

* Tài nguyên nước :

Toàn xã có 46,41ha sông suối. Đây là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ chính cho mọi nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay nguồn nước này đã được khai thác sử dụng có hiệu quả. Nguồn nước ngầm ở độ sâu trung bình từ 10 – 30m. Đây là nguồn nước sạch cung cấp nước cho sinh hoạt nhân dân trong xã.

* Tài nguyên rừng :

Theo số liệu thống kê năm 2013 diện tích rừng của xã Cao Ngạn là 43,42 ha, toàn bộ diện tích này là rừng sản xuất phục vụ khai thác nguyên liệu gỗ. Các loại cây dùng chủ yếu là bạch đàn, keo tai tượng.

* Tài nguyên nhân văn :

Tính đến năm 2013 dân số toàn xã là 7085 khẩu và 1908 hộ trên địa bàn xã không có làng nghề truyền thống cũng như khu di tích lịch sử nhân dân trong xã đoàn kết, cần cù chịu khó, trình độ dân trí ở mức trung bình.

4.1.1.5. Cảnh quan môi trường

Là xã phía Bắc thuộc thành phố Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố, quá trình phát triển đô thị đã diễn ra mạnh mẽ, trên địa bàn xã được đầu tư xây dựng nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, công trình công cộng… do vậy đang dần dần mang tầm vóc của một đô thị. Cao Ngạn là xã ven đô đang trong quá trình phát triển do vậy cơ sở hạ tầng cơ sở kỹ thuật phát triển vẫn còn thiếu đồng bộ, còn hạn chế về nhiều mặt.

Mật độ dân số trên địa bàn tập trung đông ở một khu vực, đặc biệt là sinh viên của trường đại học, trung cấp ở các tỉnh tập trung về học tập, và sự tăng nhanh về các phương tiện giao thông cũng như ảnh hưởng của nước thải, khí thải, khói , bụi , nước , đất ở các mức độ khác nhau.

Bên cạnh đó, các điểm tập trung giác thải , quá trình vận chuyển, xử lý chủ yếu vẫn là tập chung rác bằng phương tiện thô sơ, do vậy đôi khi việc vận chuyển tập kết vẫn chưa kịp thời, thêm vào đó là ý thức của một bộ phận người dân chưa cao đã phần nào ảnh hưởng tới môi trường của xã.

Ngày nay, vấn đề môi trường cần phải được quan tâm và chú trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội , đảm bảo phát triển luôn đi đôi cùng phát triển bền vững. Vi vậy, từ những vấn đề nêu trên trong tương lai cần phải có những định hướng đúng trong quy hoạch phát triển, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân nâng cao ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu không nung và bãi tập kết nguyên vật liệu tại xứ đồng Giếng To – xã Cao Ngạn – thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w