- Từ số liệu về diện tích và tổng số tiền bồi thường đá thống kê và điều
4.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội.
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
a, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, kinh tế xã Cao Ngạn đã có những bước chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng hàng năm khá lớn, năm sau so với năm trước, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho các nghành tế đều vượt chỉ tiêu. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt, số hộ giàu tăng nhanh, giảm tỉ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới.
b, Thực trạng phát triển các nghành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp
Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh trên địa bàn xã nên quỹ đất dành cho nông nghiệp đang giảm dần, do đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ dần dần giảm theo.
-Về trồng trọt :
+ Cây lúa: Diện tích cấy 120 ha, NSBQ đạt 50,71 tạ/ha, sản lượng đạt 608,5 tấn, diện tích cao sản đạt 50ha
+ Cây ngô 2011 – 2012: Diện tích trồng 80ha , NSBQ đạt 44,1 tạ/ha, sản lượng đạt 353 tấn.
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt vụ xuân đạt 961,5 tấn
Vụ mùa năm 2012: Cây lúa diện tích 210ha/ 209ha, NSBQ đạt 45,33 tạ /ha, sản lượng 952 tấn
Cây ngô diện tích 19ha/20ha, NSBQ đạt 35/ha , sản lượng 66,5 tấn
+ Cây ăn quả diện tích: 50ha, sản lượng ước đạt trên 50 tấn, trong đó cây nhãn năng suất giảm so với cùng kỳ
- Về chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm phát triển bình thường không có dịch bệnh xảy ra, triển khai kế hoạch tiêm phòng gia súc năm 2013 gồm (trâu, bò, lợn) kết quả đạt :
- Về lâm nghiệp: Trong những năm qua các dự án chăm sóc, bảo vệ khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng được thực hiện có hiệu quả. Diện tích rừng sản xuất của xã có 43,42 ha. Đến nay, diện tích giao đất giao rừng cơ bản được hoàn thành, kết quả bảo vệ rừng đạt 98%, số rừng trồng được phát huy có hiệu quả đã cho khai thác hàng năm, mang lại thu nhập khá.
- Về nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi cá nước ngọt trong các ao hồ trong các hộ gia đình. Năm 2013, diện tích nuôi thả đạt 4,72 ha.
* Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
- Về công nghiệp: Địa bàn xã Cao Ngạn chủ yếu là công nghiệp Nhà nước, khu quy hoạch công nghiệp nhỏ đã được quy hoạch 29,98 ha hiện có 5 cơ sở sản xuất gạch nung thủ công và 01 công ty gạch Tuylen; có 15 cơ sở sản xuất gạch xilycat và sản xuất ổn định.
- Về thủ công nghiệp : Gồm một số hộ sản xuất vật liều xây dựng phát triển bình thường.
* Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ
Những năm qua, kinh tế thương mại dịch vụ trên địa bàn xã phát triển khá ổn định với tốc độ tăng trưởng khá cao, có những chuyển biến tích cực cả về số lượng cũng như quy mô hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Xã có một làng nghề sản xuất bún bánh từ nhiều năm hiện đã đề nghị công nhận làng nghề.
Việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh dịch vụ - thương mại đáp ứng nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hóa trên địa bàn xã, thành phố. Đặc biệt khi các ngành công nghiệp ngày càng phát triển, tạo ra sản phầm hàng hóa ngày càng nhiều. Điều này càng được thể hiện thông qua số lượng các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ ngày càng tăng và mở rộng cả về quy mô cũng như chủng loại mặt hàng.
Hoạt động thương mại trên địa bàn xã những năm qua không ngừng được củng cố và mở rộng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể cá nhân. Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống dân cư.
Trong thời gian tới, cần có những chiến lược phát triển thương mại – dịch vụ phù hợp, đa dạng văn hóa mặt hàng, nâng cao tỷ lệ lao động cao hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, mở rộng thị trường nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a, Giao thông
Hệ thông giao thông đường bộ trên địa bàn xã tương đối đa dạng, gồm đường trục chính và hệ thống đường trong các khu dân cư.
Tuyến nối giữa QL 3 với QL 1B; Các tuyến đường trong khu dân cư được tu bổ thường xuyên đáp ứng được một phần nhu cầu đi lại của người dân.
Hiện nay cả tuyến đường này cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao thông, trong tương lai cần mở rộng hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Các tuyến đường trong hệ thống khu dân cư đã dần được kiên cố hóa.
b, Thủy lợi
Toàn xã có 5 trạm bơm điện và 12km kênh mương được kiên cố hóa, đầu vụ được lắp đặt 10 máy bơm mới theo chương trình của thành phố đảm bảo phục vụ bơm tưới cho 120ha đất ruộng. Trong đó có trạm bơm Phúc Lộc do không có nguồn nước và tuyến kênh từ trạm Hồng Phong về quá xã nên không thực hiện gieo cấy vụ xuân.
c, Năng lượng
Hiện tại 100% số hộ đã được sử dụng điện lưới quốc gia.Nguồn điện tương đối ổn định nhưng do các trạm hạ thế, trạm chung chuyển. Đường dây vào các thôn xóm chủ yếu là dây tiết diện nhỏ, trạm cung cấp điện có công suất nhỏ gây ảnh hưởng đến việc cung cấp điện và vấn đề an toàn khi sử dụng điện.
Nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã chủ yếu được dùng từ nguồn nước giếng khoan. Do hệ thống cấp nước sinh hoạt chưa đồng bộ chỉ có một số khu dân cư có hệ thống nước máy. Trong những năm tới, xã cần có những đề suất, kiến nghị với thành phố, với công ty cấp nước thành phố, cũng như việc đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, đưa nước về đến các khu vực chưa có nước sạch sinh hoạt để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Cần đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống các trạm biến áp, đường dây tải điện, nâng cấp cũng như làm mới hệ thống đường ống dẫn nước đến từng hộ gia đình.
d, Bưu chính viễn thông
Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông trên địa bàn xã tương đối tốt,nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân không ngừng được cải thiện, mạng lưới các dịch vụ liên lạc công cộng rộng rãi tới các xóm. Tỷ lệ các hộ lắp đặt điện thoại cố định ngày càng cao, sóng liên lạc di động được phủ kín hoàn toàn đáp ứng mọi nhu cầu liên lạc của nhân dân.
e, Cơ sở văn hóa
Trong những năm qua, phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, các hoạt động được tổ chức sôi nổi, rộng khắp, thu hút các tần lớp nhân dân, góp phần giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.
Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa “ ở khu dân cư phát triển sâu rộng, được mọi tần lớp nhân dân hưởng ứng và tham gia tích cực nên đã phát huy được tiềm năng, sức mạnh trong khu dân cư.
f, Cơ sở giáo dục – đào tạo
Các trường đảm bảo dạy và học tập tốt, kết quả 2012 - 2013 đạt được ở các cấp trường như sau:
- Trường THCS: Tổng số học sinh 251 em gồm 8 lớp trong đó xếp loại học lực giỏi 20 em đạt 8% học lực khá 103 em đạt 43% học lực trung bình 123 em đạt 49%, học lực yếu 5 em đạt 2%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 100%.
- Trường tiểu học: Tổng số học 289 em gồm 5 lớp, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 98,6%, xếp loại học sinh giởi đạt 33,2%,học sinh khá 36,2%, tỷ lệ học sinh vào THCS 52 em.
- Trường mầm non: Tổng số trẻ 150 em gồm 9 lớp, 38 đủ điều kiện vào lớp 1. Trường có 7 giáo viên biên chế, 13 giáo viên hợp đồng, cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều khó khăn nên chưa thu hút được trẻ đến lớp. Đề nghi các cấp quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất chon ha trường và săp xếp cán bộ làm công tác quản lý để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc.
g, Cơ sở thể dục – thể thao
Trong những năm gần đây phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều chương trình hoạt động có chất lượng với nội dung phong phú. Công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và phát luật của Nhà nước, động viên được phong trào thi đua ở các khu dân cư.
Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” phát triển sâu rộng được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng và tham gia tích cực. Mặt khác, do địa bàn xã rộng, đặc biệt là lượng sinh viên, học sinh từ nhiều nơi tới học tập, nên đã không tránh khỏi việc nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, chính vì vậy công tác quản lý cần phải chặt chẽ để đảm bảo vấn đề an ninh và trật tự xã hội trên địa bàn.
4.1.2.3. Tình hình dân số và nguồn nhân lực
a. Dân số
Theo báo cáo thống kê, đến năm 2013, dân số xã Cao Ngạn có 6,917 người với mật độ 1.815 hộ. Mật độ dân số xã là 768 người/ km2 thấp hơn so với mật độ dân số chung của thành phố 1,351 người/km2.
Mặt khác dân số của xã còn nhiều biến động về mặt cơ học do thường xuyên có một lực lượng lớn lao động từ nơi khác về, trong đó tập trung chủ yếu tại các cơ sở sản xuất và quanh các khu trường đại học và trung cấp có ảnh hưởng nhất định đến việc quản lý trên địa bàn xã.
Trong những năm qua công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã được thực hiện khá tốt, tỷ lệ sinh con thứ ba giảm. Xã đã tiến hành việc ký kết giữa các khu xóm trong việc đăng ký cam kết thực hiện không có người sinh con thứ 3 trở lên, đây cũng là một trong những việc làm cần được nhân rộng và phát huy trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.
b. Lao động, việc làm và thu nhập - Lao động, việc làm:
Lực lượng lao động trên địa bàn xã tương đối lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực song chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại còn chưa cao.
Những chính sách, những định hướng chung phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cùng với những nỗ lực của chính quyền địa phương, đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, giải quyến vấn đề cho một bộ phận lớn lao động tại chỗ và một bộ phận lao động nhập cư
Xã có một lực lượng lao động tương đối dồi dào, song đại bộ phận lao động trong xã là nông nghiệp, chất lượng lao động tương đối cao song số lao động được đào tạo qua trường lớp còn chiếm tỷ lệ thấp. Vấn đề giải quyết việc làm ổn định và thường xuyên cho một bộ phận lớn lao động vẫn còn
khá bức xúc cần được giải quyết, nhất là nhu cầu đào tạo nghề cho các khu công nghiệp…
- Thu nhập và mức sống:
Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Công tác xóa đói giảm nghèo thường xuyên được quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,82% xuống còn 5,2% ; thực hiện xóa nhà dột nát cho hộ nghèo 27 hộ trong đó có 21 hộ đề nghị làm mới, 6 hộ sửa chữa. Hiện có 10 nhà đã có quyết định của thành phố (9 nhà làm mới, 1 nhà đã sửa chữa ).
Xã đã hình thành và thường xuyên vận động nhân dân tham gia quỹ xóa đói giảm nghèo, hàng năm đã hỗ trợ cho các hộ nghèo để phát triển kinh tế, giải quyết miễn học phí cho các em học sinh nghèo, các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn trên địa bàn xã. Số trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, tỷ lệ người dân được chăm sóc sức khỏe ban đầu chiếm tỷ lệ lớn; 100% các xóm được sử dụng điện lưới quốc gia. Số hộ có tivi, radio, xe máy, điện thoại ngày một nhiều lên.
c. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Tuy đã có sự quan tâm của thành phố và huy động sức dân nhưng vẫn còn tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mưa, ứ đọng nước thải sinh hoạt, tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt còn khá phổ biến ở nhiều khu dân cư. Trong khi đó người dân vẫn chưa ý thức được hết tác hại trong vấn đề ô nhiễm môi trường, cũng như việc bảo về môi trường.