VI Dịch vụ lưu trữ và dịch vụ khác
3.2. Quản lý chặt chẽ căn cứ tính thuế.
Quản lý căn cứ tính thuế cũng là một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý thực hiện Luật thuế của các hộ kinh doanh cá thể nhằm giảm thiểu tình trạng thất thu thuế thông qua căn cứ tính thuế. Trong thời gian qua tình trạng gian lận của các hộ kinh doanh qua căn cứ tính thuế diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: kê khai thiếu, không đẩy đủ doanh thu, sử dụng hóa đơn sổ sách kế toán không hợp lý... Do đó để có căn cứ tính thuế chính xác thì cán bộ thuế cần bám sát địa bàn quản lý để nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh, sự thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh, sự biến động giá cả để có thể tính toán mức doanh thu sát với thực tế hơn. Để đạt được kết quả này thì cần phải áp dụng một số biện pháp quản lý như sau:
Đối với hộ nộp thuế theo hình thức kê khai.
- Cán bộ thuế cần mở sổ theo dõi hóa đơn tại khu vực được giao quản lý, phải thường xuyên kiêm tra sổ theo dõi hóa đơn và cách ghi chép sử dụng các chứng từ hóa đơn của các hộ. Phải kiểm tra số hóa đơn cũ của hộ kinh doanh đã được sử dụng hết chưa trước khi bán hóa đơn lần tiếp theo. Thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu với các đơn vị khác để khắc phục tình trạng sử dụng hóa đơn khống, hóa đơn khai man hàng lậu.
- Để tiện cho việc theo dõi doanh thu tính thuế của từng mặt hàng, tránh tính trạng nhiều hộ khai không đúng với doanh thu thực tế, gây ra tình trạng
thất thu thuế cho ngân sách nhà nước thì cần phải thực hiện phân loại các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể theo từng khu vực, từng ngành nghề cụ thể.
- Cán bộ kiểm tra thuế xuống tận địa bàn để thực hiện kiểm tra việc kê khai doanh thu của từng hộ kinh doanh, nắm rõ sự biến động giá cả và tình hình phát triển của từng ngành hàng, đồng thời thông qua các công tác viên ở các phường, chợ để phân loại được mức độ rủi ro, sát sao hơn với hộ gặp rủi ro lớn.
- Kết hợp kiểm tra hóa đơn với bảng kê chi tiết hàng hóa trong quá trình mua vào bán ra để tránh tình trạng các hộ kinh doanh tuy đã khai đủ doanh thu tính thuế của từng mặt hàng nhưng kê khai doanh thu lẫn lộn giữa các mặt hàng có thuế suất thấp với những mặt hàng có thuế suất cao để được tính và nộp số thuế thấp hơn.
Đối với các hộ nộp thuế theo hình thức khoán.
- Ban lãnh đạo Chi cục thuế chỉ đạo các đội thuế phối hợp với hội đồng tư vấn thuế, điều tra doanh thu thực tế kinh doanh, đặc biệt là ở các ngành hàng tăng giá ở mức độ cao để xác định doanh thu ấn định cho phù hợp. Thông qua ý kiến thăm dò của ban cộng tác viên, trực tiếp quan sát số lượt khách hàng ra vào. Đặc biệt là những hộ kinh doanh những mặt hàng bán chạy theo mùa như bia, nước giải khát thường doanh thu sẽ lớn hơn vào mùa hè sẽ ấn định doanh thu lớn hơn.
- Đối với các hộ kinh doanh vãng lai, nên có biện pháp quản lý như hình thức buôn chuyến sẽ ấn định thuế theo từng lần phát sinh và ở từng khu vực vị trí. Muốn làm được điều này cần phải phối hợp với ban quản lý chợ, ban quản lý thị trường, hàng ngày rà soát kiểm tra ấn định luôn trong ngày.
- Điều chỉnh thuế kịp thời; cán bộ thuế phân tích tình hình thị trường giá cả của từng mặt hàng và mức độ tiêu thụ của từng khu vực để điều chỉnh thuế cho kịp thời. Khi điều chỉnh phải thông báo kịp thời cho bộ phận ra thông
báo thuế, đồng thời phải giải thích cụ thể về lý do điều chỉnh. Với những hộ kinh doanh có quy mô như nhau, ngành hàng như nhau, ở cùng một khu vực nên thực hiện diều chỉnh đồng loạt, trách sự thắc mắc, kêu ca, phàn nàn của các hộ.
- Danh sách các hộ ấn định và số thuế ấn định được niêm yết tại trụ sở UBND phường, tại trụ sở của chi cục thuế, để tăng cường sự công khai minh bạch và sự tự kiểm tra lẫn nhau giữa các hộ kinh doanh, hàng ngày lấy ý kiến của người dân để đảm bảo việc ấn định thuế có hiệu quả hơn.