Theo loại tiền

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÁCH KHOA.DOC (Trang 39 - 41)

Ngoài việc phân biệt nguồn huy động theo thành phần kinh tế, theo kỳ hạn thì việc xác định nguồn tiền theo đồng tiền huy động cũng rất quan trọng. Nó giúp ngân hàng duy trì mối quan hệ với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thường xuyên. Cơ cấu huy động vốn theo đồng tiền gửi được xác định cụ thể dưới bảng sau:

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Số tiềntỷ lệ % Tổng nguồn vốn 725 100 1028 100 1385 100

NV nội tê 515 71 771 75 1121.8 81

NV ngoại tệ 210 29 257 25 263.2 19

Bảng 5. Tình hình huy động vốn theo loại tiền

Với đặc thù của mình, Chi nhánh luôn duy trì nguồn vốn nội tệ có chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn, là nguồn vốn chủ đạo nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng sử dụng vốn đầu tư trong nước cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp quốc doanh và mở rộng sang cho vay cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Để thực hiện mục tiêu trên, trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động về huy động, quản lý và sử dụng vốn và đạt được kết quả khả quan: tổng nguồn nói chung và vốn nội tệ nói riêng liên tục tăng trưởng nhanh chóng qua các năm.

Qua bảng trên ta thấy nguồn nội tệ mà chi nhánh huy động được tương đối ổn định và tăng đều qua các năm, đồng thời luôn đạt từ 70-80% trong tổng nguồn vốn. Năm 2007 đạt 515 tỷ đồng, chiếm 71% tổng nguồn vốn. Đến năm 2008 lại tăng thêm tới 256 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 49,7%. Năm 2009 tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa với tổng vốn huy động nội tệ đạt 1121.8 tỷ đồng, tăng thêm đến 350 tỷ để tiếp tục duy trì mức tăng đáng nể 45,5% trong hoàn cảnh kinh tế hồi phục chậm chạp. Như vậy có thể khẳng định rằng trong giai đoạn 2007-2009, nguồn nội tệ là nguồn huy động chính, lượng tiền huy động được tương đối lớn đóng vai trò chủ yếu duy trì hoạt động của Chi nhánh Bách Khoa. Điều này cho thấy chi nhánh đã có những chính sách huy động nguồn nội tệ rất hiệu quả, có nhiều dịch vụ đa dạng thu hút được sự quan tâm và tạo được niềm tin cho khách hàng đến giao dịch và gửi tiền.

Bên cạnh đó nguồn huy động bằng ngoại tệ cũng rất quan trọng, đặc biệt là khi nhánh luôn quan tâm và có những biện pháp thực tế để tăng nguồn huy động này như điều chỉnh khung lãi suất hợp lý, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ thu hút đồng ngoại tệ: dịch vụ kiều hối, tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh mua bán ngoại tệ. Việc huy động ngoại tệ có nhiều

biến chuyển đáng khen ngợi, ví dụ như trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu nhưng ngoại tệ vẫn tăng nhẹ và tương đối đều đặn. Năm 2008, lượng ngoại tệ huy động được quy đổi tăng 47 tỷ so với 2007, mức tăng là 22,3%. Sang năm 2009, do nhu cầu tăng cường và mở rộng hoạt động sản xuất, Chi nhánh gặp khó khăn trong việc huy động ngoại tệ nên chỉ tăng nhẹ 6,2 ỷ, với tốc độ tăng khiêm tốn là 2,4%. Tất nhiên cùng với sự tăng trưởng chậm, tỷ trọng đồng ngoại tệ huy động trong tổng nguồn vốn cũng bị giảm đi trông thấy, từ việc chiếm 29% tổng vốn năm 2007 nay chỉ còn 19% vào năm 2009. Điều này cho thấy Chi nhánh cần đầu tư thêm vào lĩnh vực huy động ngoại tệ, có những chiến lược cụ thể đáp ứng các dịch vụ của khách hàng và qua đó tăng lượng ngoại tệ cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÁCH KHOA.DOC (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w