Áp dụng chính sách chăm sóc khách hàng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÁCH KHOA.DOC (Trang 58 - 59)

Với sự mở rộng ngày càng lớn của các ngân hàng cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, khách hàng hoàn toàn có quyền lựa chọn cho mình một ngân hàng thích hợp để giao dịch. Bởi vậy, Chi nhánh Bách Khoa cần sớm hoàn thành và triển khai trong toàn hệ thống mô hình huy động hướng tới khách hàng, chủ động tìm đến khách hàng, phân đoạn khách hàng. Có như vậy, Ngân hàng mới có điều kiện nắm bắt, nghiên cứu sâu sắc nhu cầu của từng nhóm khách hàng từ đó đưa ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

Ngân hàng và khách hàng có mối quan hệ khăng khít, khách hàng vừa là người gửi vừa là người vay. Ngân hàng phải biết khách hàng của mình là ai, cần gì, cần bao nhiêu, và giá cả như thế nào.

Ví dụ như: Với khách hàng bình dân, với các khoản thu nhập nhỏ, cố định thì họ không yêu cầu cao về sản phẩm dịch vụ, các sản phẩm mang tính dễ dàng, thuận tiện, lãi suất hấp dẫn, linh hoạt về thời kỳ. Với khách hàng có thu nhập cao thì lại có nhu cầu thường xuyên sử dụng dịch vụ của ngân hàng( với số dư tiền gửi lớn- đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng) thì ngân hàng cần thiết kế các sản phẩm riêng, đáp ứng những nhu cầu riêng của từng khách hàng hoặc từng nhóm khách hàng.

Với mục tiêu gia tăng tính ổn định của nguồn, chi nhánh cần hướng tới đối tượng khách hàng là thể nhân, chấp nhận sự tăng nhẹ giá vốn để đổi lấy tính ổn định tương đối của nguồn vốn. Bởi tiền gửi của dân cư là nguồn có tính ổn định nhất. Hơn nữa, nguồn tiền gửi của dân cư cũng chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn có kỳ hạn của ngân hàng, đặc biệt là kỳ hạn trung và dài hạn. Ngân hàng cũng cần có những chính sách để giữ khách hàng truyền thống. Bởi tìm kiếm khách hàng đã khó, việc giữ khách hàng lại càng khó hơn, khách hàng hoàn toàn chủ động chuyền giao dịch sang ngân hàng khác

nếu nhu cầu của họ không được đáp ứng. Do đó, chi nhánh cần chú trọng hơn nữa công tác tiếp xúc chăm sóc khách hàng, tạo niềm tin nơi khách hàng để xây dựng được nhóm khách hàng truyền thống, ổn định cho ngân hang. Đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tiện các thủ tục khi giao dịch, thời gian giao dịch để tạo thuận lợi cho khách hàng. Xây dựng văn hoá giao dịch của chi nhánh: nhanh, hiệu quả, văn minh, để lại cho khách hàng một hình ảnh riêng có của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Bách Khoa

Hơn nữa, mỗi khi đưa ra sản phẩm ngân hàng cần tập huấn truyền đạt những nội dung, tiện ích của sản phẩm, cũng như quyền và trách nhiệm của mỗi bên tới từng cán bộ giao dịch. Bởi vì có hiểu rõ về sản phẩm cán bộ mới có thể tư vấn, giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm thích hợp nhất, đồng thời tiếp thu ý kiến khách hàng để phát triển sản phẩm cho phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÁCH KHOA.DOC (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w