Phát triển công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÁCH KHOA.DOC (Trang 59 - 60)

Công nghệ là đòn bẩy của sự phát triển,là điều kiện để chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Bách Khoa hội nhập vào cộng đồng ngân hàng trong nước. Hiện nay chi nhánh cần tiếp tục đầu tư, hiện đại hoá công nghệ để phục vụ việc tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá các hoạt động của ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao hoạt động của hệ thống thông tin quản lý, phát triển sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng công nghệ, đảm bảo sự phát triền một cách an toàn khi quy mô hoạt động được mở rộng cả bề rộng lẫn bề sâu. Đồng thời khai thác triệt để công nghệ hiện có của ngân hàng, tích cực trong việc tìm kiếm và ứng dụng các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Như ta đã biết, công nghệ là nền tảng để phát triển sản phẩm mới, đặc biệt là các dịch vụ không dùng tiền mặt. Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng bằng việc áp dụng những tiến bộ của công nghệ hiện đại sẽ tiết kiệm được chi phí trên một sản phẩm và các sản phẩm đơn lẻ sẽ được liên kết tạo thành "dịch vụ liên hoàn" thắt chặt quan hệ lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng. Trong đó, phát triển mạnh hoạt động dịch vụ thanh toán, đảm bảo cung ứng dịch vụ

nhiều tiện ích, nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, bảo mật… luôn là yếu tố thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi, từ đó tăng cường huy động vốn. Đồng thời, việc thanh toán nhanh chóng cũng tiết kiệm thời gian chu chuyển vốn, giảm lượng tiền trong lưu thông, từ đó ngân hàng sẽ có một nguồn vốn lớn.

Hơn nữa, một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ trợ giúp đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành ngân hàng, trong đó có hoạt động quản trị và điều hoà vốn, từ đó ngân hàng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng.

Thứ nhất: Tiêu chuẩn hoá hệ thống thông tin khách hàng bao gồm nhiều dữ liệu khác nhau, hình thành ngân hàng dữ liệu, phục vụ cho việc khai thác thông tin khi có các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng. Từ đó tăng cường quản trị từ xa, vừa tránh rủi ro cho ngân hàng, vừa duy trì được các khách hàng tốt truyền thống.

Thứ hai: Hoàn chỉnh mạng diện rộng, kết nối trực tuyến các mạng nội bộ của tất cả các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp Bắc Hà Nội đối với các vùng có điều kiện viễn thông cho phép.

Thứ ba: Mạng nội bộ phải được tiêu chuẩn hoá và thống nhất trong toàn bộ hệ thống, đảm bảo giao diện tốt với hệ thống thanh toán quốc gia.

Thứ tư: Mạng Internet, Intranet: Sử dụng và khai thác hệ thống các mạng này nhằm thu thập thông tin phục vụ quản trị, kinh doanh và điều hành, tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh thông qua internet.

Thứ năm: Mạng SWIFT, mạng thanh toán thẻ: nâng cấp và đảm bảo vận hành chính xác, kịp thời, an toàn phục vụ nhu cầu thanh toán với dung lượng lớn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÁCH KHOA.DOC (Trang 59 - 60)