Đặc điểm của ngành thép ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam.DOC (Trang 26 - 33)

1. Đặc điểm ngành thép và ảnh hưởng của chúng đến hệ thống phân

1.1. Đặc điểm của ngành thép ở Việt Nam

* Thực trạng phát triển ngành thép

Cũng giống như các nước đang phát triển khác, sự phát triển của ngành thép Việt Nam bị coi là đi theo chiều ngược khi công nghiệp cán có trước công nghiệp luyện, phần lớn do hạn chế về vốn đầu tư, do chính sách phát triển ngành. Ý kiến khác lại cho rằng ngành thép sở dĩ phát triển ngược là do Việt nam không có chính sách bảo hộ đúng mức cho phần gốc là luyện phôi thép, cho nên mặc dù thời gian gần đây ngành thép phát triển được là nhờ nguồn phôi nhập khẩu, không tận dụng được lợi thế giàu tài nguyên của Việt Nam.

Quy hoạch phát triển tổng ngành thép đến năm 2010, ban hành năm 2001, đặt ra năm 2005 ngành thép đạt sản lượng sản xuất 1,2-1,4 triệu tấn phôi thép; 2,5-3,0 triệu tấn thép cán các loại; 0,6 triệu tấn sản phẩm thép gia công sau cán. Kế hoạch đến năm 2010 ngành thép sẽ đạt 1,8 triệu tấn phôi thép; 4,5-5,0 triệu tấn thép cán các loại và 1,2-1,5 triệu tấn sản phẩm thép gia công sau cán.

Tính đến hết năm 2007, về căn bản ngành thép Việt Nam đã đạt được chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Sản lượng phôi thép năm 2007 đạt 782.000 tấn, thép cán đạt 2,2 triệu tấn thấp hơn so với quy hoạch phát triển ngành phải đạt đến năm 2005. Tuy rằng sản lượng mục tiêu chưa đạt được nhưng sản lượng tiêu thụ thép trong nước năm 2007 đã tăng từ 10-14% so với mức tiêu thụ năm 2006. Năm 2007, mức tiêu thụ thép của người Việt Nam đạt xấp xỉ 100kg/người/năm, mức được coi là điểm khởi đầu giai đoạn phát triển công nghiệp các quốc gia. Mức tiêu thụ này vượt xa dự báo về mặt tăng trưởng, đưa Việt Nam trở thành thị trường có mức tiêu thụ thép thuộc loại cao nhất trên thế giới.

Cuối năm 2007 và đầu năm 2008 do bùng nổ của xây dựng, thị trường thép thế giới tăng nhanh chóng. Tại Việt Nam, giá thép thời gian này tăng gấp 4 lần so với thời gian trước đó và có lúc lên đến 18 triệu VND/tấn. Giá thép tăng đã đẩy giá nhà thầu xây dựng và người tiêu dùng khốn đốn, ảnh hưởng đến nhiều nền kinh tế.

Tuy có bước chuyển biến đáng kể trong phát triển ngành thép, nhưng ngành thép Việt Nam lại lệ thuộc 60% vào phôi thép thế giới. Nguồn tài nguyên trong nước chưa tận dụng được, các sản phẩm thép phục vụ hoạt động quốc phòng, đóng tàu chưa thể sản xuất được và phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đóng góp phần lớn vào sự phát triển của ngành thép Việt Nam phần nhiều do các doanh nghiệp ngoài nhà nước như Hoà Phát, Thép Việt Ý, Thép Đình Vũ.v.v.Các doanh nghiệp này phải tự bươn chải tìm hướng ra trong điệu kiện nguồn phôi thép phải nhập khẩu phần lớn, giá thành phụ thuộc vào sự biến động của giá phôi thép thế giới. Hạn chế sự phụ thuộc vào phôi thép thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam dùng tới biện pháp là nhập phế liệu từ nước mgoài về và sử dụng phế liệu cũ để tạo phôi thép. Chính vì vậy mà công nghệ cán có trước công nghệ luyện. Đây chính là hướng đi của các doanh nghiệp trong khi nhà nước chưa có chính sách ưu đãi thúc đẩy phát triển công nghệ sản xuất phôi thép.

Ngành thép Việt Nam vẫn đang ở tình trạng phân tán thiếu bền vững. Sản phẩm các doanh nghiệp làm ra dùng để tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp đã không hợp tác với nhau để cùng phát triển, có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh khiến thép giá rẻ tràn vào chiếm thị phần của thép Việt.

Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025, số: 145/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2007 do Thủ tướng chính phủ phê duyệt có đề cập đến mục tiêu phát triển tổng thể của ngành thép Việt Nam là đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu, cụ thể như sau:

+ Sản xuất gang: Đáp ứng đủ gang đúc cho nhu cầu sản xuất cơ khí phục vụ trong nước và xuất khẩu, phấn đấu cung cấp phần lớn nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất phôi thép trong nước. năm 2010 đạt 1,5-1,9 triệu tấn gang; năm 2020 đạt 8-9 triệu tấn gang và sản phẩm hoàn nguyên; năm 2025 đạt 10-12 triệu tấn gang và sản phẩm hoàn nguyên.

+ Sản xuất phôi thép(thép thô): Năm 2010 đạt 3,5-4,5 triệu tấn; năm 2015 đạt 6-8 triệu tấn; năm 2020 đạt 9-10 triệu tấn và năm 2025 đạt 12-15 triệu tấn phôi thép.

+ Sản xuất thép thành phẩm: Năm 2010 đạt 6,3-6,5 triệu tấn (1,8-2,0 triệu tấn sản phẩm dẹt); năm 2015 đạt 11-12 triệu tấn (6,5-7,0 triệu tấn sản phẩm dẹt); năm 2020 đạt khoảng 15-18 triệu tấn (8-10 triệu tấn sản phẩm dẹt); năm 2025 đạt khoảng 19-22 triệu tấn thành phẩm (11-13 triệu tấn sản phẩm dẹt và 0,2 triệu tấn thép đặc biệt).

+ Xuất khẩu gang thép các loại: Năm 2010 xuất khẩu đạt 0,5-0,7 triệu tấn; năm 2015 xuất khẩu đạt 0,7-0,8 triệu tấn; năm 2020 xuất khẩu đạt 0,9- 1,0 triệu tấn; năm 2025 xuất khẩu khoảng 1,2-1,5 triệu tấn. Mục tiêu xuất

khẩu trên có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể, nhằm đảm bảo bình ổn thị trường trong nước.

Cũng theo quy hoạch trên, nội dung quy hoạch như sau:

+ Nhu cầu về các sản phẩm thép: Nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam dự kiến năm 2010 đạt khoảng 10-11 triệu tấn; năm 2015 khoảng 15-16 triệu tấn; năm 2020 khoảng 20-21 triệu tấn; năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn.

+ Quy hoạch các dự án đầu tư chủ yếu: Trên cơ sở phân bổ nguồn nguyên liệu quặng sắt, vị trí địa lý và điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như phân bố nhu cầu thép, thực hiện đầu tư các dự án chu yếu sau:

Giai đoạn 2007 - 2015:

+ Liên hợp thép Hà Tĩnh, sử dụng quặng sắt mỏ Thạch Khê: công suất dự kiến 4,5 triệu tấn/năm, chia thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 khoảng 2 - 2,5 triệu tấn. Hình thức đầu tư dự kiến hợp tác đầu tư trong và ngoài nước. Thời gian đưa vào sản xuất giai đoạn 1dự kiến 2011 – 2012. + Liên hợp thép Dung Quất (Quảng Nghị) công suất 5 triệu tấn/năm, chia làm 2 giai đoạn, sử dụng quặng sắt trong nước và nhập khẩu. Hình thức đầu tư - 100% vốn nước ngoài. Thời gian đưa vào hoạt động giai đoạn 2 dự kiến 2011 – 2015.

+ Dự án nhà máy thép cuộn cán nóng, cán nguội và mạ kẽm chất lượng cao với công suất 3 triệu tấn/năm, trong đó giai đoạn 1 đạt 0,7 triệu tấn/năm. Chủ đầu tư là Tập đoàn Posco (Hàn Quốc), 100% vốn đầu tư nước ngoài.

+ Dự án nhà máy thép cuộn, thép lá cán nóng chất lượng cao, công suất 2 triệu tấn/năm. Hình thức đầu tư - liên doanh giữa Tập đoàn ESSA (Ấn Độ) và một số doanh nghiệp trong nước. Dự kiến triển khai xây dựng nhà máy trong giai đoạn 2007 – 2009.

+ Dự án mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2: đầu tư đồng bộ các công đoạn mỏ, luyện kim (lò cao-lò thổi ôxy). Công suất khoảng 0,5 triệu tấn phôi vuông/năm, dự kiến đưa vào sản xuất trong giai đoạn 2009 – 2010.

+ Liên hợp thép Lào Cai, sử dụng quặng sắt mỏ Quý Xa: luyện gang lò cao, luyện thép lò điện với công suất 0,5 triệu tấn phôi vuông/năm; dự kiến đưa vào sản xuất trong giai đoạn 2009 - 2010. Trong giai đoạn 2016 - 2025 nếu có thị trường sẽ đầu tư thêm dây chuyền cán thép hiện đại công suất 0,5 triệu tấn/năm.

+ Phát triển các dự án sản xuất gang lò cao quy mô vừa và nhỏ tại Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn và Yên Bái với tổng công

suất đạt khoảng 1 triệu tấn gang/năm; các nhà máy sản xuất phôi dẹt của Công ty Thép Cửu Long, phôi vuông của Công ty Thép Việt và Công ty Thép miền Nam (VSC).v.v.

+ Hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác một số dự án cán sản phẩm thép dẹt quy mô nhỏ hơn: 2 nhà máy sản xuất thép tấm cán nóng của VINASHIN và của Công ty Thép Cửu Long; các nhà máy sản xuất thép cuộn cán nguội của LILAMA, giai đoạn 2 của Công ty Thép tấm là Phú Mỹ (VSC), Công ty Hoa Sen, Formosa Steel, Sun Steel, Công ty Bạch Đằng.v.v. Giai đoạn 2016 - 2025:

+ Dự án sản xuất thép lò điện từ sản phẩm hoàn nguyên trực tiếp (công nghệ luyện kim phi cốc Midrex hay HYL sử dụng khí thiên nhiên) với các công nghệ, thiết bị đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, quy mô 1,5 triệu tấn phôi thép dẹt (phương án 1) hoặc 1,5 triệu tấn thép tấm cán nóng (phương án 2) mỗi năm.

Thời kỳ đầu tư: phương án 1 dự kiến trong giai đoạn 2016 - 2020 (đặt tại Bà Ria - Vũng Tàu, có thể cung cấp phôi dẹt cho các nhà máy cán nóng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam); phương án 2 dự kiến trong giai đoạn 2016 - 2025 (đặt tại Bình Thuận để sử dụng khí thiên nhiên khai thác từ bể Phú Khánh và diện tích phía Bắc của bể Cửu Long).

Hình thức đầu tư: 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh trong và ngoài nước.

+ Nghiên cứu đầu tư một số dự án luyện cán thép tấm, thép hình lớn và thép ống không hàn với công nghệ tiên tiến, quy mô công suất khoảng 1 triệu tấn thép thành phẩm/năm phục vụ các ngành đóng tầu, dầu khí, cơ khí chế tạo thiết bị siêu trường, siêu trọng. Hình thức đầu tư: 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh trong và ngoài nước.

+ Nghiên cứu đầu tư nhà máy thép đặc biệt quy mô công suất khoảng 0,3 - 0,5 triệu tấn/năm phục vụ ngành chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng.

Danh mục các dự án dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2007 - 2025 của ngành Thép Việt Nam tại bảng dưới đây:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ YẾU CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2007 - 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

TT Nội dung Địa điểm dự kiến Dự kiến khởi công- hoàn thành Vốn đầu tư (tr. USD) Sản phẩm (1.000 tấn) Gang ThépPhôi Thép cán a b c d đ e g h

I Các dự án quy hoạch trong giai đoạn 2007-2015 I.1 Các dự án trọng điểm 1Liên hợp thép Hà Tĩnh Vũng Áng 2010-17 3.000 Sp chu chuyển 4.500 4.000 2 Liên hợp thép Quảng Ngãi: GĐ1 Dung Quất 2008- 10 539 2.000 1.860 Liên hợp thép Quảng Ngãi: GĐ2 Dung Quất 2011- 17 500 2500 2.200 3 Dự án POSCO: GĐ1- cán nguội BR- VT 2007- 09 340 700 Dự án POSCO: GĐ2- cán nóng BR- VT 2010- 12 660 3.000

4 Luyện cán thép không rỉ Thiên Hưng BR- VT 2006-10 650 720 5Dự án cán nóng ESSA-VSC BR- VT 2007-09 525 2.000

I.2 Các dự án chủ yếu khác 1

Cải tạo mở rộng sản xuất công ty Gang thép Thái Nguyên GĐ2 (gồm cả mỏ) Thái Nguyên 2006- 10 237 Sp chu chuyển 500 500 2Liên hiệp gang thép Lào

Cai Lào Cai

2006-

10 150 500 430 500

3N/m gang Lào Cai (ViMiCo, TKV) Lào Cai 2006-08 26,3 100 4LD Khoáng nghiệp Hằng Nguyên Tuyên Quang 2006- 10 43,5 220

5Công ty CP gang thép Cao Bằng BằngCao 2006-10 25,0 140 6N/m gang thép Yên Bái Yên Bái 2006-

10

32,5-

35,0 160

7Dự án sản xuất phôi thép cty CPGT VN miền Bắc 2006-10 70 330 350 8N/m phôi thép POMINA

(Thép Việt) BR- VT 2008 70 400

9N/m phôi thép dẹt (công ty Cửu Long) PhòngHải 2006-10 60 400 10N/m phôi thép Phú Mỹ GĐ2 (TMN) BR- VT 2011-15 60 500

11N/m thép tấm cán nóng cty Cửu Long PhòngHải 2007 30 300 12N/m thép tấm cán nóng VINASHIN Quảng Ninh 2008 35 300 13N/m thép cuộn cán nguội LILAMA Vĩnh Phúc 2006-10 37,8 250 14N/m thép cuộn cán nguội cty Hoa Sen DươngBình 2006-10 28 120 15N/m thép cán nguội Phú Mỹ: GĐ 2 BR- VT 2006-10 25 200 16N/m thép cán nguội Fomosa Steel BR- VT 2006-10 28 120 17N/m thép cán nguội Sun Steel Bình Dương 2006- 10 28 120

18N/m thép cán nguội công ty Bạch Đằng PhòngHải 2011-15 35 200

II Các dự án định hướng trong giai đoạn 2016- 2025

1Dự án minimill (DR- EAF- phôi): PA1 BR- VT 2016-20 800 Sp chu chuyển 1.450 1.450 Dự án minimill (DR- EAF- tấm): PA2 Bình Thuận 2016- 25 1.000 1450 1450 2Các dự án luyện cán thép Ven 2016- 1.000 1.500- 1.500-

tấm, thép ống không hàn (2-3 dự án) biển ở 3 miền Bắc, Trung, Nam 25 2.000 2.000 3 Các dự án luyện cán thép xây dựng, thép hình lớn chất lượng cao (2 - 3 dự án) 2016- 25 1.000 2.000 1.500

Như vậy ,ngành thép Việt Nam đã có được định hướng và quy hoạch cụ thể của chính phủ về các nhà máy sản xuất sản phẩm thép nhưng cũng không tránh khỏi lo ngại về tác động xấu đến môi trường từ các dự án ngành thép hình thành và tình trạng dư thừa thép trong nước bởi, Theo kết quả đánh giá, rà soát của Bộ công thương kể từ khi có quy hoạch ngành thép nước ta hiện có 65 dự án sản xuất gang thép thành phẩm có công suất thiết kế từ 100.000 tấn/năm trở lên. Ngoài ra còn một số nhà máy sản xuất thép do VNSteel quản lý. Nếu các dự án thực hiện theo đúng công suất thiết kế (khoảng 35,29 triệu tấn/năm) thì cung sẽ vượt cầu khoảng 1,5-1,8 lần so với nhu cầu dự kiến năm 2015 khoảng 15-16 triệu tấn thép, năm 2020 là 20-21 triệu tấn thép đó còn chưa kể một số dự án trong danh mục Dự án đầu tư chủ yếu của ngành thép Việt Nam.

* Năng lực sản xuất và trang thiết bị

Dây chuyền công nghệ ngành thép được chia ra thành các loại sau:

- Dây chuyền công nghệ hiện đại: Gồm các dây chuyền các liên tục của các công ty nước ngoài và một số nhỏ công ty Việt Nam;

- Dây chuyền công nghệ loại trung bình: Bao gồm các dây chuyền công nghệ cán bán liên tục như Tây Đô, Natsteelvina, Vinausteel và các công ty khác;

- Dây chuyền lạc hậu gồm các dây chuyền cán thủ công mini của các nhà máy thép Đà Nẵng, thép Miền Trung. Và các cơ sở khác ngoài Tổng công ty thép Việt Nam;

- Loại rất lạc hậu gồm các dây chuyền cán mini có công suất nhỏ hơn 20.000 tấn /năm và các nhà máy cán của các hộ gia đình, làng nghề.

* Sản phẩm ngành thép - Thép tấm, lá, cuộn cán nóng - Thép tấm, lá, cuộn cán nguội - Thép xây dựng - Phôi thép - Thép hình - Thép Inox - Thép đặc chủng

- Thép mạ

- Một số loại sản phẩm khác

Trong thời gian qua, do gặp hạn chế về nguồn vốn đầu tư và nhu cầu thị

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam.DOC (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w