Cấu trúc kênh phân phối thép trên thị trường Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam.DOC (Trang 34 - 36)

Các chủ thể trong hệ thống phân phối thép bao gồm nhà cung ứng, nhà phân phối, tổng đại lý, đại lý bán lẻ và các đơn vị trực thuộc các chủ thể này như chi nhánh, xí nghiệp, cửa hàng bán lẻ. Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và có mạng lưới bán lẻ được phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước.

Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thép của Việt Nam thường thiết lập hệ thống phân phối thép theo các kênh sau (xem ví dụ 1, vídụ 2, 3):

+ Kênh 1: Nhà sản xuất→các chi nhánh→các cửa hàng bán lẻ. Đây là kênh phân phối do người sản xuất thiết lập và quản lý.

+ Kênh 2: Nhà sản xuất→công ty phân phối→ các chi nhánh→các cửa hàng bán lẻ. Công ty phân phối này là nhà phân phối của nhà sản xuất nhưng có sự độc lập với nhà sản xuất.

+ Kênh 3: Nhà sản xuất→các tổng đại lý→các đại lý bán lẻ. Tuy các tổng đại lý, đại lý có độc lập tương đối với nhà sản xuất nhưng có mối quan hệ phân phối mật thiết với nhà sản xuất.

+ Kênh 4: Kênh phân phối trực tiếp. Với kênh phân phối này thép được nhà sản xuất bán trực tiếp cho khách hàng, loại này thường được bán cho những khách hàng công nhiệp.

Đối với các trung gian thương mại độc lập (kênh 2) ,chuyên làm dịch vụ phân phối thép thì có thể làm nhà phân phối cho nhiều nhà sản xuất hay nhà cung ứng khác nhau. Ở cấp độ này, các trung gian do đã có tính độc lập nên đã được các nhà sản xuất , nhà cung ứng chọn lọc trước khi thiết lập quan hệ mua bán. Tuy nhiên, việc kiểm soát giá bán sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng gặp khó khăn. Ví dụ: theo bảng niêm yết giá của Tổng công ty thép

Việt Nam ngày 26/8/2010 là 13,970 triệu đồng/tấn (chưa trừ thuế và chiết khấu), nhưng mức giá đến tay người tiêu dùng lại cao hơn từ 70.000-80.000 đồng/tấn.

Đối với các tổng đại lý, các chi nhánh, các đại lý bán lẻ, các cửa hàng bán lẻ (kênh 1, 3) trực thuộc người cung ứng, do người cung ứng khống chế thì họ là những người phân phối độc quyền và người sản xuất có thể dễ dàng thực hiện các chính sách như chính sách giá bán, chính sách chiết khấu, các chương trình xúc tiến.

Ví dụ 1: Công ty cổ phần kim khí Miền Trung hiện đang là nhà phân phối cho các nhà máy thép trong nước như: Công ty thép Miền Nam, Công ty thép Việt Úc, Công ty thép Việt Hàn, Công ty thép Việt Nhật, Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty thép úc-sse, Thép Hoà Phát và một số sản phẩm của các nhà máy khác.

Ví dụ 2: Hệ thống phân phối thép xây dựng của Tổng công ty thép Việt Nam (Công ty mẹ) theo sơ đồ như sau:

+ Hệ thống phân phối phía bắc, do công ty gang thép Thái Nguyên đảm trách. Công ty gang thép Thái Nguyên Các chi nhánh trực thuộc công ty Các cửa hàng; các nhà máy; các mỏ Phòng kinh doanh của công ty Các cửa hàng bán lẻ; các văn phòng trực thuộc chi nhánh

+ Hệ thống phân phối phía nam, do công ty mẹ đảm trách

+ Tổng công ty còn bán trực tiếp sản phẩm cho các khách hàng như Công ty cổ phần kim khí Miền Trung, Công ty cổ phần kim khí Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty xây dựng số 1 và các công ty khác.

Ví dụ 3: Hệ thống phân phối của công ty thép Vina Kyoei theo sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam.DOC (Trang 34 - 36)

w