Đặc điểm các thành viên trong mạng lưới phân phối thép ở Việt

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam.DOC (Trang 36 - 42)

* Nhà sản xuất Công ty mẹ Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Miền Tây Chi nhánh Miền Trung Các cửa hàng trực thuộc chi nhánh Thành Phồ Hồ Chí Minh Phòng thị trường- Công ty mẹ Công ty thép Vina Kyoei

Công ty Các công ty Công ty

Các cửa hàng bán

Số lượng doanh nghiệp sản xuất nhiều nhưng đa phần có quy mô nhỏ so với thế giới. Trang thiết bị, công nhệ ở các doanh nghiệp chủ yếu có công xuất nhỏ, phổ biến thuộc thế hệ cũ, lạc hậu và mức độ tự động hoá còn thấp. Chất lượng sản phẩm còn hạn chế, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, chỉ có rất ít các doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất hiện đại (chỉ có 2 dây chuyền cán liên tục tương đối hiện đại của thuộc khối liên doanh và một số nhỏ thuộc công ty Việt Nam như dây chuyền đúc dàn cán DANIELI theo công nghệ của Ý, dây chuyền đúc phôi liên tục theo công nghệ tiên tiến nhất thuộc Tổng công ty thép Việt Nam ).

Cơ cấu mặt hàng sản xuất hẹp và đơn điệu.

Năng lực sản xuất phôi thép nhỏ bé, các nhà máy và cơ sở cán thép còn phụ thuộc nhiều vào phôi thép nhập khẩu. Tình trạng phải nhập khẩu nhiều phôi thép không những ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thép mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp khác và các hộ tiêu dùng. Chi phí sản xuất còn cao, năng suất lao động thấp, số lượng lao động nhiều, giá thành sản phẩm không ổn định do phải phụ thuộc nhiều vào phôi thép nhập khẩu, nên tính cạnh tranh chưa cao, giá thép trong nước biến động phụ thuộc nhiều vào giá thép thế giới.

Nhìn một các tổng quát, ngành thép Việt Nam vẫn ở trong tình trạng nhỏ bé, phân tán, nặng về gia công chế biến từ phôi và bán thành phẩm. Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, đầu tư, cải tạo để phát triển, thay thế dần các công nghệ, thiết bị sản xuất cũ, lạc hậu mới có thể đảm bảo tính cạnh tranh trong thời gian tới.

Phần lớn các doanh nghiệp yếu về tiềm lực tài chính, đầu tư manh mún, chắp vá, nhất là các doanh nghiệp nhỏ còn không có chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài.

* Nhà bán buôn

Cũng tương tự như nhà sản xuất, nhà bán buôn ở nước ta cũng thường gặp phải các vấn đề chung như thiếu vồn; công nhệ, thiết bị, kho tàng, bến bãi dùng để dự trữ, bảo quản.v.v.đa phần lạc hậu; trình độ quản lý thấp và nhận thức về hệ thống phân phối còn hạn chế, đặc biệt là thiếu tính chuyên nghiệp vì vậy khả năng tạo ra mạng lưới phân phối hiệu quả, hiện đại còn rất nhiều bất cập.

* Nhà bán lẻ

Qua quan sát nhiều cửa hàng bán lẻ, đại lý bán lẻ trên địa bàn Thành phồ Hà Nội cho thấy ở cấp độ bán lẻ này có rất nhiều vấn đề đáng phải quan tâm mà những vấn đề đó không chỉ ảnh hưởng xấu tới hiệu quả của hệ thống phân phối mà còn ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ khách hàng, làm tăng chi phí phải bỏ ra. Một số vấn đề đó như sau:

+ Thứ nhất, diện tích cửa hàng nhỏ một cách tương đối so với những sản phẩm thép vồn cồng kềnh và rất nặng khiền cho việc di chuyển sản phẩm trong kho gặp khó khăn.

+ Thứ hai, cơ sở vật chất dùng để bảo quản, dự trữ thì nghèo nàn và thiếu tính chuyên dụng, sự sắp xếp trong kho còn thiếu tính khoa học; cửa hàng chỉ có các giá đỡ nhưng các giá đỡ này được thiết kế cũng không thuận lợi cho việc bốc dỡ, di chuyển cũng như kiểm tra, kiểm kê sản phẩm, đặc biệt có nhiều cửa hàng còn chất thành đống sắt thép.

+ Thứ ba, phương tiện chuyên chở thì đủ các loại như dùng các loại ô tô cho nhu cầu tương đối lớn, còn nhu cầu nhỏ lẻ hơn thì dùng các phương tiện như xe ba bánh, xe máy, xe đạp để chuyên chở các sản phẩm nặng và cồng kềnh này. Việc chuyên chở như vậy không những làm cho chất lượng dịch vụ phục vụ bị giảm xuống mà còn là nguy cơ tiềm tàng mất an toàn giao thông.

+ Thứ tư, Việc bốc dỡ cho khách hàng chủ yếu bằng sức người và không có các bộ đồ bảo vệ an toàn cho người xếp dỡ. Các cách làm này vừa làm mất thời gian vừa góp phần làm cho hệ thống phân phối kém hiệu quả. + Thứ năm, chất lượng các sản phẩm thép trong kho thường gặp phải các vấn đề như bị gỉ đặc biệt là đối với thép xây dựng.

Những biểu hiện trên thể hiện một hệ thống bán lẻ kém hiệu quả, thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý kém, nhận thức về vai trò của hệ thống phân phối còn giản đơn.

4. Quan hệ phân phối trong các kênh phân phối thép ở Việt Nam

* Xét theo khía cạnh pháp luật thì theo quy chế kinh doanh thép xây dựng được ban hành kèm theo quyết định số 2212/2005/QĐ-BTM ngày 15/08/2005 của Bộ thương mại quy định như sau:

- Thép xây dựng là các loại thép được sử dụng trong xây dựng, bao gồm: thép tròn cuộn, thép thanh tròn trơn, thép thanh vằn, thép thanh có đốt.

- Nhà cung ứng thép xây dựng là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu thép xây dựng để tiêu thụ trên thị trường Việt Nam (sau đây gọi là nhà cung ứng). - Nhà phân phối thép xây dựng là nhà bán buôn, bán lẻ hoặc vừa bán buôn vừa bán lẻ thép xây dựng (sau đây gọi là nhà phân phối).

- Tổng đại lý thép xây dựng là thương nhân có mạng lưới đại lý bán lẻ trực thuộc để thực hiện việc nhận thép xây dựng từ nhà cung ứng, nhà phân phối và giao cho các đại lý bán lẻ thép xây dựng của mình (sau đây gọi là tổng đại lý).

- Đại lý bán lẻ thép xây dựng là thương nhân nhận thép xây dựng từ nhà cung ứng, nhà phân phối hoặc tổng đại lý để thực hiện việc bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng (sau đây gọi là đại lý bán lẻ).

(1) Nhà cung ứng có các quyền sau đây:

+ Thiết lập hệ thống phân phối thép xây dựng trực thuộc gồm chi nhánh, xí nghiệp, cửa hàng bán lẻ.

+ Lựa chọn và ký hợp đồng mua bán thép xây dựng xây dựng với nhà phân phối.

+ Lựa chọn thương nhân, thiết lập hệ thống tổng đại lý và đại lý bán lẻ. + Ấn định giá thép xây dựng giao cho tổng đại lý và đại lý bán lẻ, ấn định giá bán lẻ thép xây dựng trong hệ thống phân phối thép xây dựng trực thuộc và hệ thống đại lý của mình.

+ Lựa chọn hình thức thù lao hoặc chiết khấu thương mại cho nhà phân phối, tổng đại lý, đại lý bán lẻ theo quy định.

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý của tổng đại lý, đại lý bán lẻ.

+ Bảo vệ thương hiệu, uy tín, chất lượng sản phẩm của mình. + Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

(2) Nhà cung ứng có các trách nhiệm sau đây:

+ Ký hợp đồng mua bán thép xây dựng bằng văn bản với các nhà phân phối.

+ Ký hợp đồng đại lý bằng văn bản với tổng đại lý và đại ký bán lẻ. + Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho nhà phân phối, tổng đại lý, đại ký bán lẻ thực hiện hợp đồng.

+ Chịu trách nhiệm về tính pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, chất lượng và giá bán lẻ thép xây dựng do mình cung ứng trên thị trường.

+ Trả thù lao hoặc chiết khấu thương mại trên cơ sở thỏa thuận theo các quy định hiện hành và phải được thể hiện rõ trong hợp đồng.

+ Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. (1) Nhà phân phối có quyền sau đây:

+ Thiết lập hệ thống phân phối thép xây dựng trực thuộc gồm chi nhánh, xí nghiệp, cửa hàng bán lẻ.

+ Lựa chọn và ký hợp đồng mua bán thép xây dựng với nhà cung ứng. + Lựa chọn thương nhân, thiết lập hệ thống tổng đại lý, đại lý bán lẻ. + Ấn định giá thép xây dựng giao cho tổng đại lý, đại lý bán lẻ.

+ Lựa chọn hình thức thù lao hoặc chiết khấu thương mại cho các tổng đại lý, đại lý bán lẻ theo quy định.

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của tổng đại lý, đại lý bán lẻ.

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật. (2) Nhà phân phối có các trách nhiệm sau đây:

+ Ký hợp đồng mua bán thép xây dựng bằng văn bản với nhà cung ứng. + Ký hợp đồng đại lý bằng văn bản với các tổng đại lý, đại lý bán lẻ.

+ Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho tổng đại lý và đại lý bán lẻ thực hiện hợp đồng.

+ Liên đới chịu trách nhiệm về tính pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, chất lượng và giá thép xây dựng đã giao cho tổng đại lý, đại lý bán lẻ và hệ thống phân phối thép xây dựng trực thuộc.

+ Trả thù lao hoặc chiết khấu thương mại trên cơ sở thỏa thuận theo các quy định hiện hành và phải được thể hiện rõ trong hợp đồng.

+ Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. (1) Tổng đại lý có các quyền sau đây:

+ Lựa chọn nhà cung ứng, nhà phân phối để làm tổng đại lý.

+ Lựa chọn thương nhân, thiết lập mạng lưới đại lý bán lẻ thép xây dựng.

+ Ấn định giá thép xây dựng giao cho đại lý bán lẻ theo thỏa thuận trong hợp đồng với nhà cung ứng, nhà phân phối.

+ Lựa chọn hình thức thù lao hoặc chiết khấu thương mại cho các đại lý bán lẻ theo quy định.

+ Yêu cầu nhà cung ứng nhà phân phối hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý.

+ Kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý. + Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

(2) Tổng đại lý có các trách nhiệm sau đây:

+ Ký hợp đồng tổng đại lý bằng văn bản với nhà cung ứng, nhà phân phối.

+ Ký hợp đồng đại lý bằng văn bản với đại lý bán lẻ.

+ Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho đại lý bán lẻ thực hiện hợp đồng đại lý.

+ Liên đới chịu trách nhiệm về tính pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, chất lượng và giá thép xây dựng đã giao cho đại lý bán lẻ.

+ Trả thù lao đại lý, chiết khấu thương mại trên cơ sở thỏa thuận theo các quy định hiện hành và phải được thể hiện rõ trong hợp đồng.

+ Chịu sự kiểm tra, giám sát và thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động cho nhà cung ứng và nhà phân phối.

+ Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. (1) Đại lý bán lẻ có các quyền sau đây:

+ Lựa chọn nhà cung ứng, nhà phân phối, tổng đại lý để làm đại lý bán lẻ.

+ Yêu cầu nhà cung ứng, nhà phân phối, tổng đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện có liên quan để thực hiện hợp đồng.

+ Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.

(2) Đại lý bán lẻ có các trách nhiệm sau đây:

+ Bán thép xây dựng theo giá do bên giao đại lý ấn định.

+ Liên đới chịu trách nhiệm về tính pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, chất lượng và giá bán thép xây dựng đã bán cho người tiêu dùng. + Chịu sự kiểm tra, giám sát và thường xuyên báo cáo hoạt động đại lý với nhà cung ứng, nhà phân phối, tổng đại lý.

+ Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

* Tuy đến nay hệ thống phân phối thép đã có những bước phát triển nhưng thực tế vẫn chưa có thành viên trong kênh phân phối nói chung và trong ngành thép nói riêng đủ sức mạnh để chi phối các thành viên còn lại. Đối với các nhà bán buôn, bán lẻ trực thuộc doanh nghiệp sản xuất, do doanh nghiệp sản xuất lập ra và điều khiển còn đối với các trung gian thương mại kinh doanh dịch vụ phân phối thì nhà sản xuất thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát dòng lưu chuyển hàng hoá.

* Các trung gian thương mại trực thuộc, do người sản xuất lập ra và quản lý thì đây là các trung gian độc quyền của nhà sản xuất và nhà sản xuất có thể điều khiển để thực hiện hoạt động theo chiến lược kinh doanh thống nhất. Các trung gian thương mại này, họ thường phân chia địa bàn phục vụ theo khu vực địa lý kết hợp với thị trường mục tiêu ở đó.

Ví dụ: đối với hệ thống phân phối của Tổng công ty thép Việt Nam + Ở khu vực phía bắc do do Công ty gang thép Thái Nguyên đảm trách. + Ở phía nam do Công ty mẹ đảm trách

• Phòng thị trường thực hiện ký kết hợp đồng với các nhà phân phối trên tất cả các địa bàn, chủ yếu là cung cấp thép cho các công trình trọng điểm quốc gia, xuất khẩu thép thành phẩm cho một số thị trường như campuchia, lào, singapore.v.v.

• Chi nhánh Miền Trung phục vụ các khách hàng từ Bình Thuận đến Huế và các tỉnh cao nguyên.

• Chi nhánh Miền Tây phục vụ các khách hàng từ Long An đến Cà Mau.

• Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ các khách hàng từ trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận và các cửa hàng bán lẻ phục vụ người tiêu dùng thuộc chi nhánh Thành phồ Hồ Chí Minh.

* Các trung gian thương mại thường được các nhà sản xuất cho được hưởng chiết khấu để đảm bảo kiểm soát giá bán khi đến tay người tiêu dùng nhưng thực tế vẫn có một lượng lớn thép được bán đến tay người tiêu dùng không qua hệ thống phân phối chính thức và không được hưởng chiết khấu trực tiếp thì việc kiểm soát giá bán gặp rất nhiều khó khăn. Như Tổng công ty thép Việt Nam chỉ có 70% lượng thép trực tiếp đến tay người tiêu dùng qua hệ thống phân phối còn lại 30% là không qua hệ thống phân phối.

* Các nhà phân phối độc quyền hay chọn lọc thường được trợ giúp về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật đẻ bảo quản, quản lý và cung ứng thép tới tận công trình. Người sản xuất ngày càng kiểm soát chặt chẽ hơn các thành viên trong kênh phân phối.

* Các nhà sản xuất có xu hướng tăng dần tỷ lệ bán trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng, tức là tăng việc sử dụng kênh phân phối trực tiếp.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam.DOC (Trang 36 - 42)

w