Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI giai đoạn 2005-2009.DOC (Trang 33 - 66)

Bộ máy tổ chức của PTI được thể hiện ở sơ đồ 2.1

Đại hội đồng Cổ đông

Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty, quyết định định hướng phát triển của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát.

Hội đồng Quản trị

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt ĐHĐCĐ quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông. Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Cơ cấu Hội đồng Quản trị hiện tại như sau:

- Ông Đỗ Ngọc Bình : Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Ông Phạm Anh Tuấn : Uỷ viên HĐQT

- Ông Mai Xuân Dũng : Ủy viên HĐQT - Ông Hồ Công Trung : Ủy viên HĐQT - Ông Hàn Ngọc Vũ : Ủy viên HĐQT

Ban Tổng Giám đốc

Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Cơ cấu Ban Tổng Giám đốc hiện tại như sau:

- Ông Phạm Anh Tuấn : Tổng Giám đốc - Bà Trần Thị Minh : Phó Tổng Giám đốc

- Ông Nguyễn Đức Bình : Phó Tổng Giám đốc - Ông Nguyễn Trường Giang : Phó Tổng Giám đốc

Ban kiểm soát

Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Cơ cấu Ban kiểm soát hiện tại như sau:

- Ông Nguyễn Quốc Kế : Trưởng Ban Kiểm soát - Ông Đỗ Anh Tuấn : Uỷ viên

- Bà Nguyễn Thị Thúy Hồng : Uỷ viên

Trụ sở chính

- Địa chỉ : Tầng 8, tòa nhà số 4A Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội - Điện thoại : (04) 37724466 Fax: (04) 37724460

- Email : ptioffice@fmail.vnn.vn Web: www.pti.com.vn - Các phòng ban:

Khối Nghiệp vụ

- Phòng Bảo hiểm Tài Sản Kỹ thuật: Phòng Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật thống nhất toàn Công ty.

- Phòng Bảo hiểm Hàng hải: Phòng Bảo hiểm Hàng hải có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải thống nhất toàn Công ty.

- Phòng Bảo hiểm Xe Cơ giới: Phòng Bảo hiểm Xe Cơ giới có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới thống nhất toàn Công ty.

- Phòng Bảo hiểm Con người: Phòng Bảo hiểm Con người có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm con người thống nhất toàn Công ty.

- Phòng Quản lý Đại lý: Phòng Quản lý Đại lý có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc ban hành các chính sách nhằm xây dựng, phát triển, quản lý thống nhất và giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống Đại lý của Công ty trên toàn quốc.

- Phòng Tái bảo hiểm: Phòng Tái bảo hiểm có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác nhận và nhượng tái bảo hiểm.

Khối Kinh tế:

Có chức năng kinh doanh, tham mưu và giúp Ban Tổng Giám đốc Công ty quản lý, chỉ đạo các công tác liên quan đến Kế toán Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tài chính theo đúng pháp luật:

- Phòng Tài chính – Kế toán: Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát lĩnh vực Tài chính – Kế toán theo quy định của Nhà nước và Công ty. Thực hiện công tác Tài chính – Kế toán tại Văn phòng Công ty.

- Phòng Kế hoạch: Phòng kế hoạch có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc tổ chức, thực hiện các mặt: Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh; Nghiên cứu và phát triển thị trường sản phẩm; Tuyên truyền, quảng cáo.

- Phòng Đầu tư: Phòng Đầu tư có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc tổ chức, thực hiện các mặt: Quản lý nguồn vốn - quỹ, Đầu tư tài chính; Quản lý cổ đông.

Khối Quản lý bao gồm các phòng:

- Phòng Tổng hợp – Pháp chế: Phòng Tổng hợp – Pháp chế có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo điều hành các Phòng tại Văn phòng Công ty để thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc và trực tiếp tổ chức thực hiện các công tác như: Công tác tổng hợp, thư ký, công tác pháp chế, công tác hành chính quản trị, công tác tuyên truyền, quảng cáo, công tác quan hệ quốc tế, đối ngoại, khánh tiết.

- Phòng Tổ chức Cán bộ: Phòng Tổ chức Cán bộ có chức năng tư vấn, tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc thống nhất quản lý công tác tổ chức, cán bộ, tuyển dụng, đào tạo, lao động tiền lương và thi đua khen thưởng theo đúng chính sách, chế độ quy định của Nhà nước và Công ty.

- Phòng Công nghệ Thông tin: Phòng Công nghệ Thông tin có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý, chỉ đạo các lĩnh vực như: Nghiên cứu việc ứng dụng Công nghệ Thông tin vào quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty, tổ chức thực hiện công tác thống kê, thu thập, quản lý và cung cấp thông tin hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và quản lý của Công ty.

II. Tình hình BHVCXCG trên thị trường bảo hiểm Việt Nam thời gian qua

Bảng 2.1: Tình hình BHVCXCG trên thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn (2007 – 2009)

Chỉ tiêu Năm

Đơn vị 2007 2008 2009

Số xe cơ giới hoạt động chiếc 11,719,996 15,235,973 19,806,767

Số xe cơ giới tham gia

bảo hiểm vật chất xe chiếc 4,336,399 7,328,504 14,290,583

( Nguồn : Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam )

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm qua đã có những bước đột phá khả quan.Bảo hiểm xe cơ giới được xem là nghiệp vụ mũi nhọn của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp đáng kể vào mức tăng chung của thị trường.Mặt khác đây còn là loại hình bảo hiểm khá phổ biến có mức độ ảnh hưởng lớn tới người dân vì thế luôn có mức tăng trưởng đáng kể qua các năm.

Nếu như thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003-2006 mới chỉ có 30- 35% xe máy,mô tô và 80% ô tô mua bảo hiểm thì bước sang năm 2007 sau một năm gia nhập WTO đã mở ra một bước ngoặt mới cho thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng.

Năm 2007 là một năm khá thuận lợi đối với ngành bảo hiểm nói chung,bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng với tốc độ tăng trưởng cao,hội nhập quốc tế mạnh mẽ thông qua tiếp nhận vốn đầu tư và đổi mới quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Doanh thu phí bảo hiểm gốc phi nhân thọ toàn thị trường đạt 8.359 tỷ đồng tăng trưởng gần 30% so với năm 2006-mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Trong đó bảo hiểm xe cơ giới luôn là một trong các nghiệp vụ có mức đóng góp đáng kể cho thị

trường.Theo số liệu ước tính của Hiệp Hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh số của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của toàn thị trường trong năm 2007 đạt gần2.500 tỷ đồng.

Tính đến hết năm 2007 , toàn thị trường có 22 DNBH phi nhân thọ thì có tới 14 doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.

Năm 2008 các doanh nghiệp trong nước không còn được độc quyền trong các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc,bắt đầu từ ngày 01/01/2008 theo cam kết WTO các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chính thức được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc đó là bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới và bảo hiểm cháy tại thị trường Việt Nam . Sự xuất hiện của các doanh nghiệp bảo hiểm quốc tế lớn, có tiềm lực tài chính mạnh và trình độ quản lý tốt đã góp phần làm tăng tính cạnh tranh , mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng và tạo động lực phát triển cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, kinh doanh trong môi trường sôi động và cạnh tranh như vậy không hoàn toàn dễ dàng trong các loại hình bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng.

Mặc dù trong những tháng cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam khiến nhiều hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng đình đốn và thất nghiệp gia tăng nhanh chóng, nhưng nhờ có sự quan tâm và chỉ đạo quản lý của Chính Phủ và Bộ Tài chính mà thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng trong năm 2008 với tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc ước đạt 21.300 tỉ đồng, tăng 19,5% so với năm 2007 trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt gần 10.825 tỉ VND, tăng 29% so với năm trước và chỉ thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng của năm 2007 (30%).

Tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng mạnh về doanh thu, năm 2008 cũng đánh dấu là năm cạnh tranh rất quyết liệt của các DNBH trong các loại hình bảo hiểm mà đặc trưng là bảo hiểm xe cơ giới, cuộc cạnh tranh bằng cách hạ phí bảo hiểm đã không chỉ tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, mà còn ảnh hưởng tới sự an toàn tài chính của DNBH. Bên cạnh đó tình trạng tổn thất đã tiếp tục gia tăng trong loại hình bảo hiểm xe cơ giới, đặc biệt là trận mưa lũ lịch sử tại Hà Nội đầu tháng 11 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cả về kinh tế nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng.Số tiền bồi thường cho các tổn thất về tài sản(chủ yếu là ôtô) cho đến nay ước đã lên tới 70-80 tỉ VND.

Năm 2009, Bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu cao nhất đạt 3.109 tỉ đồng, tăng 22,3% so với năm 2007. Dẫn đầu doanh thu là Bảo hiểm Bảo Việt 956 tỉ đồng, Bảo Minh 562 tỉ đồng tiếp đến là PJICO 507 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường là 1.803 tỉ đồng, chiếm 58% doanh thu. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao trong nghiệp vụ này là Bảo Long, QBE, Bảo Minh. Nếu kể cả phần dự phòng phí chưa được hưởng 50%, dao động lớn và chi phí hoa hồng đại lý thì tỉ lệ bồi thường sẽ lớn hơn gấp đôi. Cuộc cạnh tranh bằng hạ phí bảo hiểm từ gay gắt dẫn đến báo động trong khi tổn thất toàn thị trường lên tới 58% doanh thu phí, chi phí sửa chữa thay thế phụ tùng đã tăng trên 30%.

Như vậy sau 3 năm gia nhập WTO ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng đã có những cơ hội cũng như thách thức mới, đòi hỏi các DNBH phải có những đánh giá khách quan, toàn diện và có những bước đi riêng, chiến lược phát triển riêng trong cạnh tranh và hội nhập.

III. Tình hình triển khai BHVCXCG tại PTI

Một sản phẩm bảo hiểm hoàn chỉnh thì gồm nhiều khâu khác nhau trong đó khâu khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên chiếm vị trí quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và trong lĩnh vực bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng , giúp giới thiệu sản phẩm cũng như hoạt động của công ty đến với khách hàng.

Với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào việc tiêu thụ sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Trong kinh doanh bảo hiểm vì sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình, kinh doanh bảo hiểm phải dựa trên niềm tin giữa khách hàng và doanh nghiệp do đó việc đưa sản phẩm tiếp cận với khách hàng lại càng khó hơn so với các sản phẩm khác vì vậy trong lĩnh vực kinh doanh này các DNBH luôn chú trọng vào khâu khai thác, đây không chỉ là cách tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng mà còn là cơ hội để DNBH quảng bá hình ảnh của mình nhằm có được niềm tin của khách hàng.

Với nhận thức như vậy và cùng với những chiến lược đúng đắn, từ khi thành lập cho đến nay PTI đã đạt được những kết quả khai thác tương đối khả quan:

Bảng 2.2:Tình hình khai thác bảo hiểm VCXCG tại PTI giai đoạn (2005-2009)

Chỉ tiêu Năm

Đơn vị

2005 2006 2007 2008 2009

Số xe hoạt động chiếc - - 11,719,996 15,235,973 19,806,767

Số xe tham gia bảo

hiểm tại công ty chiếc 81,247 126,276 189,323 311,614 439,810

Tỷ lệ xe tham gia tại

PTI % - - 1.62 2.05 2.22

Tốc độ tăng (giảm)số

xe tham gia BH % - 55.42 49.92 64.59 41.14

Doanh thu phí bảo hiểm

Triệu

đồng 36,232 57,445 84,249 138,980 196,312

Tốc độ tăng doanh thu

phí % - 58.55 46.67 64.96 42.25

( Nguồn : Phòng bảo hiểm xe cơ giới – PTI )

Theo bảng trên ta thấy doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới và số xe tham gia bảo hiểm tăng qua các năm.Tính từ năm 2005 cho đến nay doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tăng lên khoảng 1.5 lần (từ 36,232 triệu đồng cho đến 37,445 triệu đồng) đây là một con số khá ấn tượng đối với một công ty mới đi vào hoạt động từ năm 1998. Tuy nhiên trong khoảng từ năm 2005-2009 tốc độ tăng doanh thu cũng có nhiều biến động mặc dù số lượng xe tham gia bảo hiểm đều tăng qua các năm.Cụ thể:

Năm 2005 số lượng xe tham gia bảo hiểm tại công ty là 81,247 chiếc tương ứng với doanh thu phí là 36,232 triệu đồng. Trước năm 2005, PTI hầu như chỉ khai thác các hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong nội bộ công ty. Bước sang năm 2005 PTI đã hướng ra bên ngoài thị trường, tuy nhiên với kinh nghiệm tích

lũy không nhiều đã gây ra không ít khó khăn cho hoạt động khai thác của công ty do đó doanh thu phí bảo hiểm trong năm nay còn thấp.

Bước sang năm 2006, sau một thời gian hoạt động Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện đã mở rộng địa bàn khai thác do đó số lượng xe tham gia bảo hiểm đã tăng lên một các nhanh chóng - tăng 55.42% so với năm 2005, doanh thu phí tăng lên hơn 21,213 tỷ đồng - tăng 58.55% so với năm 2005.

Là một công ty còn rất non trẻ song Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam cho nên PTI trong những bước đầu hoạt động đã có được sự tin tưởng của khách hàng truyền thống, tham gia với số tiền bảo hiểm lớn, mặt khác nhờ sự tận tâm, tri ân khách hàng và sự nỗ lực của mình trong thời gian qua, PTI không chỉ hoàn thành kế hoạch đã đề mà còn tăng vượt mức kế hoạch đề ra. Mặt khác, với số lượng đại lý tham gia khai thác bảo hiểm được tăng lên cùng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên được đào tạo bài bản hơn mà năm 2007 công ty đã khai thác được 189,323 xe tham gia bảo hiểm-tăng 49.92%, nhờ đó doanh thu của nghiệp vụ cũng tăng lên 46.67% tương ứng với 26,804 triệu đồng.

Năm 2008 là năm thị trường bảo hiểm xe cơ giới gặp nhiều khó khăn nhưng PTI vẫn hoạt động một cách có hiệu quả. Số lượng xe tham gia là 311,614 xe - tăng 64.59%, doanh thu tăng 64.96% so với năm 2007.Sở dĩ có được sự tăng trưởng này là vì: Đây là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, theo các cam kết

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI giai đoạn 2005-2009.DOC (Trang 33 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w