II. Một số thuận lợi và khó khăn
2.1.2. Sự phát triển của thị trường bảohiểm
Với việc mở cửa thị trường bảo hiểm từ rất sớm, chính phủ Việt Nam được đánh giá là tương đối cởi mở trong việc cho phép các nhà cung cấp nước ngoài tham gia thị trường. Từ năm 1996 đến nay, Việt Nam đã từng bước mở cửa thị trường bảo hiểm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ đa cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam.
Hoạt động của các doanh nghiệp này đã đem đến những thay đổi tích cực cho thị trường như: góp phần tăng doanh thu phí bảo hiểm, nâng cao năng lực tài chính
của thị trường, tăng cường chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thu hút thêm lao động, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, qua đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường.
Theo Cục Quản Lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ tài chính), tính đến nay, tổng số doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường là 49 doanh nghiệp, trong đó gồm 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Tổng số vốn mà các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động khoảng 21.000 tỷ đồng. Đồng thời, trên thị trường hiện có gần 200 loại sản phẩm bảo hiểm gồm cả phi nhân thọ và nhân thọ đang được chào bán. Trong số 27 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ thì có tới 10 doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Còn theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2009 đạt hơn 24.000 tỷ đồng, đồng thời giải quyết bồi thường bảo hiểm hơn 10.000 tỷ đồng, đảm bảo sự phát triển ổn định của các tổ chức, cá nhân không may gặp rủi ro, hoạn nạn.
- Sự ra đời của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam(2001) đã kết nối các DNBH với nhau tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường( chủ động liên kết với các công ty nước ngoài Munich Re, Swess Re, Lloyd’s…).
- Luật KDBH sẽ được sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy tính chủ động, sáng tạo của DNBH, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia BH là môi trường thuận lợi để thị trường BH phát triển.
- Về phương diện tái bảo hiểm, năng lực nhận rủi ro từ các công ty nói chung đều tăng do quy định chặt chẽ của Bộ Tài Chính về vốn điều lệ của DNBH
cũng như khả năng tài chính vững mạnh của các DNBH qua một thời gian hoạt động.