Dư nợ tín dụng đối với các DNVVN cũng là một tiêu thức quan trọng để xem xét, đánh giá mức độ mở rộng tín dụng của NHNo Nam Hà nội
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ tín dụng của NHNo Nam Hà nội
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng dư nợ cho vay 2381 2450 2630
Dư nợ cho vay DNVVN 2143 2196 2403
Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN(%) 88,19 89 91,36
Mức tăng dư nợ cho vay DNVVN 53 207
Tốc độ tăng dư nợ DNVVN 2,47 9,4
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn từ 2007–2009 của NHNo Nam Hà nội) Dư nợ tín dụng đối với các DNVVN của NHNo Nam Hà nội luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng, điều này một lần nữa thể hiện hầu hết các mội quan hệ tín dụng của chi nhánh là với các DNVVN. Số liệu bảng cho thấy, dư nợ tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh không ngừng tăng lên tuy nhiên tốc tăng không ổn định. Năm 2007, dư nợ tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh là 2143 tỷ đồng. Sang năm 2008 tăng lên 2196 tỷ đồng do tác động xấu của nền kinh tế
( tăng 53 tỷ đồng tương ứng 2,47% ). Đến năm 2009, dư nợ tín dụng tăng 9,4% so với năm 2008 do gói kích cầu và chính sách tiền tệ nới lỏng của Chính phủ để kích thích nền kinh tế phát triển và dư nợ tín dụng đạt 2403 tỷ đồng.
Mặc dù giá trị của mỗi khoản vay của DNVVN không lớn nhưng do số lượng khách hàng DNVVN nhiều và không ngừng tăng nên tổng giá trị dư nợ tín dụng của chi nhánh vẫn tăng. Tuy nguồn vốn huy động của chi nhánh có xu hướng giảm trong 2 năm 2008 và 2009 nhưng ngân hàng vẫn tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng tín dụng với DNVVN, dư nợ tín dụng đối với DNVVN có xu hướng tăng. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng kinh doanh của chi nhánh là mở rộng thị phần cho vay đối với khối DNVVN.
* Dư nợ tín dụng đối với DNVVN chia theo thời gian:
Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN của NHNo Nam Hà nội chia theo thời gian
( Đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %
Dư nợ cho vay DNVVN 2143 100 2196 100 2403 100
Dư nợ ngắn hạn 1677 78,25 1491 67,89 1498 62,34
Dư nợ trung dài hạn 466 21,75 705 32,11 905 37,66
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn từ 2007–2009 của NHNo Nam Hà nội) Qua bảng số liệu cho thấy chi nhánh Nam Hà nội đầu tư vốn cho các DNVVN chủ yếu là vốn ngắn hạn, luôn chiếm hơn 60%. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay DNVVN. Nguyên nhân là do đa số các DNVVN tiếp cận vốn của chi nhánh nhằm đáp ứng sự thiếu hụt tạm thời nhu cấu vốn lưu động, do đó các doanh nghiệp này chỉ vay trong thời gian ngắn. Ngoài ra việc dư nợ ngắn hạn tín dụng chiếm tỷ trọng lớn cũng giúp chi nhánh có thể tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng.
Có thể thấy tỷ trọng dư nợ trung dài hạn tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng lại có xu hướng ngày càng tăng. Các doanh nghiệp vay trung dài hạn thường nhằm
mục đích đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất. Khi vay trung dài hạn các doanh nghiệp phải thoả mãn các yêu cầu tỷ lệ nguồn vốn tự có. Trong 3 năm, từ năm 2007 đến năm 2009, với các biện pháp hợp lý, dư nợ trung dài hạn của chi nhánh tăng từ 466 tỷ lên 905 tỷ - tỷ trọng cũng tăng từ 21,75% lên 37,66%. Điều này thể hiện NHNo Nam Hà nội đang có những khách hàng rất tiềm năng. Ngoài ra, qua các khoản vay trung dài hạn cũng giúp Ngân hàng tăng cường mối quan hệ với các DNVVN.
Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN của NHNo Nam Hà nội chia theo ngành kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Dư nợ cho vay DNVVN 2143 100 2196 100 2403 100
Xây dựng - kinh doanh
BĐS 891,6 41,6 837,2 38,1 871,6 36,2
TM & DV 647,4 30,2 740 33,7 840,6 34.9
Công nghiệp 506,7 23,6 541,3 24,7 602,1 25,05
Khác 97,3 4,6 77,5 3,5 88,7 3,7
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn từ 2007 – 2009 của NHNo Nam Hà nội) Các DNVVN đến vay vốn Chi nhánh hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực. Nhưng có 3 lĩnh vực vay chủ yếu là: Xây dựng – kinh doanh BĐS, TM & DV, công nghiệp. Các lĩnh vực khác như nông – lâm – ngư nghiệp lại có dư nợ cho vay rất thấp ( chiếm không quá 10% trong tổng dư nợ ). Nguyên nhân của tình trạng này là do chi nhánh hoạt động trên địa bàn Hà nội – nơi hội tụ, tập trung của rất nhiều DNVVN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, TM & DV. Do đó nhu cầu tín dụng của các ngành này là rất lớn, trong khi đó nhu cầu phục vụ các ngành khác như nông – lâm – ngư nghiệp lại rất thấp.
Ngành Xây dựng – kinh doanh BĐS luôn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay các DNVVN. Năm 2007, dư nợ ngành này là 891,6 tỷ đồng. Sang năm 2008, thị trường BĐS đóng băng làm cho dư nợ giảm từ 891,6 tỷ đồng xuống còn 837,2 tỷ đồng. Đến năm 2009, ảnh hưởng của năm trước đó, thị trường BĐS vẫn ảm đạm, dư nợ ngành là 871,6 tỷ đồng, tăng 33,4 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng 4,1%.
Ngành TM & DV xu hướng tăng qua các năm, cả về dư nợ và tỷ trọng. Điều này phù hợp với xu thế ngành TM & DV phát triển trong các năm qua. TM & DV còn là lĩnh vực có nhu cầu vốn nhỏ lẻ, không đòi hỏi lượng vốn lớn, chu kỳ kinh doanh ngắn, vì thế cho vay TM & DV giúp ngân hàng có thể tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng. Chính vì vậy trong các nưm qua, NHNo Nam Hà nội rất chú trọng việc cho vay trên lĩnh vực này.
Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN của NHNo Nam Hà nội chia theo thành phần kinh tế
( Đơn vị: tỷ đồng )
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng dư nợ cho vay 2381 2450 2630
Dư nợ cho vay DNVVN 2143 2196 2403
Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN(%) 88,19 89 91,36
Mức tăng dư nợ cho vay DNVVN 53 207
Tốc độ tăng dư nợ DNVVN 2,47 9,4
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn từ 2007–2009 của NHNo Nam Hà nội) Qua bảng ta thấy, chi nhánh Nam Hà nội cấp tín dụng chủ yếu cho các DNVVN ngoài quốc doanh, chiếm 85,3% số lượng các DNVVN với tỷ trọng trong tổng dư nợ các DNVVN đạt 92,7%. Nguyên nhân là do trong tổng các DNVVN thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm chủ yếu, với lĩnh vực hoạt động vô cùng đa dạng và phong phú.