Tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì vậy việc mở rộng tín dụng luôn là mục tiêu mà các ngân hàng hướng đến. Tuy nhiên, trong bản thân hoạt động tín dụng lại chứa đựng các rủi ro. Vì vậy việc mở rộng tín dụng tràn lan mà không đi kèm với kiểm soát chất lượng tín dụng có thể khiến ngân hàng gặp những nguy cơ rất lớn, với hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, các ngân hàng nói chung và NHNo Nam Hà nội nói riêng, trong quá trình mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN phải luôn được kiểm soát chất lượng tín dụng đối với DNVVN, từ đó mới có thể hạn chế được rủi ro đồng thời tăng thu nhập cho ngân hàng.
a.Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN
Vòng quay vốn tín dụng là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng trong một thời kỳ. Sử dụng chỉ tiêu này còn có tác dụng dự báo xem lĩnh vực đầu tư này có hiệu quả hay không để xác định có mở rộng hay thẹp đầu tư trong thời kỳ tới.
Bảng 2.13: Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN tại NHNo Nam Hà nội ( Đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2007Năm Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % tăng giảm Số tiền % tăng giảm Doanh số thu nợ DNVVN 22403,1 16001 -28,58 25925 62,02 Dư nợ bình quân đối với DNVVN 1469,05 1411 -3,95 2045 44,90 Vòng quay vốn tín dụng đối với
DNVVN 15,25 11,34 -25,64 12,68 11,82
( Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn 2007- 2009 của NHNo Nam Hà nội) Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì chứng tỏ hoạt động tín dụng càng có hiệu quả. Nhìn vảo bảng trên ta thấy, vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh Nam Hà nội là khá lớn ( trung bình mỗi năm lớn hơn 10 vòng ). Kết quả đạt được này là nhờ những nỗ lực của ngân hàng trong công tác quản lý vốn và thu nợ, giảm vốn tín dụng bị chiếm dụng của các doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng thu nhập cho chi nhánh. Năm 2007 vòng quay vốn tín dụng là 15,25 vòng. Đến năm 2008 giảm còn 11,34 vòng ( giảm 25,64% so với năm 2007 ), do dư nợ bình quân và doanh số thu nợ trong năm đều giảm. Tuy nhiên sang năm 2009, lại tăng lên 12,68 vòng ( tăng 11,82% so với năm 2008 ). Nguyên nhân của tình trạng này là do donah số thu nợ tăng mạnh đạt 25925 tỷ đồng, tăng 62,02% và dư nợ bình quân tăng 44,90% so với năm 2008.