Giá trị pH cho hiệu suất đông tụ cao nhất được chọn.
3.4.3. Thí nghiêm 3: khảo sát ảnh hưởng của các cation Ca2+, Mg2+, K+, Na+ đến hiệu suất đông tụ hiệu suất đông tụ
3.4.3.1. Ảnh hưởng nồng độ của từng loại cation đến hiệu suất đông tụ
Mục đích: xác định nồng độ của từng loại cation tối ưu nhất cho sự đông tụ của cặp dòng vi khuẩn.
Cặp dòng vi khuẩn, thời gian, giá trị pH cho hiệu suất đông tụ cao nhất được chọn từ thí nghiệm 1, 2 để tiến hành kiểm tra ảnh hưởng nồng độ của các cation (Sử dụng các muối: CaCl2, MgCl2, KCl, NaCl) đến hiệu suất đông tụ.
Bố trí thí nghiệmđối với mỗi loại cation: thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoan toàn với 3 lần lập, 1 nhân tố tác động là nồng độ muối với 5 mức nồng độ: 1 0mM; 20 mM; 30 mM; 40 mM; 50 mM; 60 mM. Số nghiệm thức là 5, số đơn vị thí nghiệm là 15.
Các bước tiến hành đối với từng loại cation:
- Mỗi dòng vi khuẩn được nuôi tăng sinh trong các bình tam giác 250 ml chứa 100 ml môi trường trong 24 giờ.
- Chuẩn bị dịch vi khuẩn đối mỗi loại cation, mỗi nồng độ muối:
+ 300 ml dung dịch muối với nồng độ đang khảo sát được chuẩn bị, và pH được chỉnh về giá trị tối ưu cho hiệu suất đông tụ.
+ Sinh khối vi khuẩn được thu lấy từ 50 ml dịch vi khuẩn đã tăng sinh.
+ Dung dịch muối được dùng để rửa sinh khối vi khuẩn 2 lần và chứa sinh khối vi khuẩn.
+ Dung dịch muối chứa vi khuẩn được ly tâm 700 vòng/phút trong 2 phút, 75% dịch vi khuẩn nằm ở phần trên được chưa trong bình tam giác 250 ml và chỉnh OD660 = 0.3.
- Phối trộn vi khuẩn: đối với từng nồng độ muối, 2 dòng vi khuẩn được tổ hợp thành cặp dòng vi khuẩn, mỗi dòng sử dụng 20 ml chứa trong ống bình tam giác 150 ml, sau đó, đặc trên máy lắc 120 vòng/phức ở 300C.
- Chỉ số OD được kiểm tra tương tự như thí nghiệm 2.
Mỗi loại cation chọn nồng độ cho hiệu suất đông tụ cao nhất.
3.4.3.2. Ảnh hưởng của các cặp cation (cation hóa trị I + cation hóa trị II) đến hiệu suất đông tụ
Mục đích: xác đinh cặp muối cho hiệu hiệu suất đông tụ cao nhất.
Giá trị pH và nồng độ của từng loại cation cho hiệu suất đông tụ cao nhất được chọn, để kiểm tra ảnh hưởng của các cặp muối đến sự đông tụ của cặp dòng vi khuẩn cho hiệu suất đông tụ cao nhất tại thời điểm tối ưu.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần lập lại, 1 nhân tố tác động là cặp cation. Do cation có 2 loại hóa trị I, 2 loại hóa trị II, mỗi loại có 1 nồng độ nên có 4 cặp cation (hóa trị I + hóa trị II). Số nghiệm thức là 4, số đơn vị thí nghiệm là 12.
Tiến hành thí nghiệm:
- Mỗi dòng vi khuẩn được nhân tăng sinh khối trong bình tam giác 250 ml chứa 100 ml môi trường.
+ 300 ml dung dịch muối (cặp muối đang khảo sác) được chuẩn bị và chỉnh pH về giá trị tối ưu nhất.
+ Sinh khối của từng dòng vi khuẩn được thu, rửa và chứa tương tự như các thí nghiệm trên. Chỉ khác là dung dịch muối được sử dụng là cặp muối đã được chuẩn bị. Sau đó, dung dịch muối chứa vi khuẩn được ly tâm 700 vòng/phút trong 2 phút, 75% dịch vi khuẩn nằm ở phần trên được chưa trong bình tam giác 250 ml và chỉnh OD660 = 0.3
- Phối trộn vi khuẩn: đối với mỗi cặp muối, 2 dòng vi khuẩn được tổ hợp thành 1 cặp và chứa trong bình tam giác 150 ml, mỗi dòng vi khuẩn sử dụng 20 ml.
- Các chỉ số OD được kiểm tra tương tự như các thí nghiệm trên.
Cặp muối cho hiệu suất đông tụ cao nhất được chọn.