5 Một số cải tiến trong sản xuất sạch hơn

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ SẴN CÓ TỐT NHẤT TRONG CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM (Trang 39 - 43)

Công ty CP Dệt May Bình An đã có một số cải tiến trong công tác để tiết kiệm, hướng đến phát triển bền vững cân đối giữa Kinh tế- xã hội – môi trường, cụ thể như sau:

- Trong quá trình giũ hồ của quá trình nhuộm vải: trước kia công ty sử dụng hóa chất là soda và NaOH để loại bỏ một số tạp chất trong xơ và loại bỏ hồ. Hiện nay công ty dùng enzim để phá hủy hồ tinh bột, thân thiện môi trường.

- Trong công đoạn giặt tẩy: đã dùng H2O2 thay cho dạng sodium hypocloric, bởi hợp chất clo gây ô nhiễm môi trường cao.Trong khi đó, H2O2 thủy phân tạo ra Oxy vànước.

HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt– Nguyễn Minh Hồng Nga– Phạm Thị Vân 40

- Không tẩy trắng đối với các sơ sợi vải sẽ được đi nhuộm màu đậm.

+Đối với sản phẩm cần màu đậm như màu nâu, đen, thì quá trình tiền xử lý (giặt, tẩy,…)

không cần thiết phải tham gia, vì vậy hóa chất H2O2 và chất khử cho H2O2 sẽ không có

trong công nghệ này. Nếu vẫn áp dụng rập khuôn quy trình sẽ tốn chi phí cho hóa chất này rất nhiều, không mang lại tinh kinh tế và gây hại cho môi trường.

+ Ví dụ: Trong công nghệ nhuộm vải màu nâu, có đơn công nghệ nấu tẩy như sau:

 Dung tỷ: 1: 10

 Chất hoặt động bề mặt: 2g/l

 H2O2: 4%

 Hóa chất khử H2O2: 1g/l

 Soda: a g/l

 Công ty Bình An nhuộm vải này định kỳ theo đơn đặt hàng: 2 tấn/ ngày, 52 tấn/tháng, 624 tấn/ năm.

Khi nhuộm sản phẩm màu nâu, thì vải mộc không cần phải tẩy trắng nhiều, nên không cần thiết

phải có hydoperoxyt. Chúng ta sẽ tiết kiệm được lượng chi phí cho sản phẩm này và hóa chất

khử H2O2 như sau:

 1 kg vải cần 0.04 kg H2O2và 0.01kg hóa chất khử 1 tấn vải tiết kiệm được: 40 kg

H2O2 và 10kg hóa chất khử

 Vậy 1 năm công ty tiết kiệm được:

Lượng hóa chất H2O2 : 40 x 624 = 24,960 kg (khoảng 25 tấn) Lượng hóa chất khử: 10 x 624 = 6240 kg = 6.24 tấn

Tiết kiệm được chi phí: 8,000 x 25,000 + 25,000 x 6240 = 356,000,000 VNĐ/năm.

HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt– Nguyễn Minh Hồng Nga– Phạm Thị Vân 41

Hình 5.2: máy nhộm Jet – công ty Bình An

+ Máy nhuộm Jet là thiết bị nhuộm áp suất cao theo nguyên lý vải chuyển động và dung dịch chuyển động, nên quá trình đều màu và tiếp xúc thuốc nhuộm lên vải nhanh hơn, vì vậy

cần dung tỷ thấp hơn.

+ Khi dung tỷ thấp thì lượng dung dịch để nhuộm hay tẩy trong đơn công nghệ cho 1 khối lượng vải cho trước sẽ giảm xuống đáng kể.

- Lò hơi công ty đang sử dụng là lò hơi ống nước 5T/H.Có chế độ vệ sinh, bảo dưỡng và hóa chất bảo trìđịnh kỳ.

+ Xử lý nước bên ngoài và bên trong lò hơi.

+ Lò hơilà thiết bị sinh hơi và cô đặc,vì vậy, chất lượng nước rất quan trọng trong lò hơi, đặc biệt quan tâm nhất là chỉ tiêu độ cứng và hàm lượng TDS của nước, ngoài ra phải đảm bảo

một số chỉ tiêu trong lò như pH, photphate, sunfite,.... Riêng độ cứng đang có xu hương xử lý

HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt– Nguyễn Minh Hồng Nga– Phạm Thị Vân 42

 pH = 10.5– 12

 TDS <3500 mg/l

 Độ cứng < 3- 5 mg/l

 Photphat, sunfite: 30– 60

+ Tuân thủ chế độ xả đáy hợp lý, 3 – 5 giây/ cho 1 lần xả, và ngắt van sau đó xả tiếp và lấy mẫu nước đo hàm lượng TDS.

+ Lò hơi được vệ sinh cơ học hàng tháng và vệ sinh bằng phương pháp hóa học kết hợp cơ học 2 năm/ lần.

+ Công ty có những chính sách bảo dưỡng như vậy sẽ có nhưng ưu điểm sau:

 Hạn chế nứt gãy hệ thống do cáucặn gây ra, hạn chế nguy cơ nổ lò hơi.

 Cáu cặn ít hình thành, quá trình truyền nhiệt vào chất lỏng thông qua bề mặt ống lò

hơi vẫn diễn ra bình thường  ít tổn hao nguyên liệu đốt cho lò hơi, giảm thiểu ô

nhiễm không khí.

+ Hơi hồi về được quay lại bồn nước cấp cho lò hơi (có thể cho hơi vào gia nhiệt cho bồn chưa nước mềm) để gia nhiệt cho bồn chứa nước giảm nguyên liệu đốt lò.

- Trong quy trình nhuộm vải có quá trình làm bóng vải,ở quá trình này dùng một lượng NaOH

lớn, mà thời gian tiếp xúc rất ngắn (30 – 50 giây), vì vậy lượng dung dịch còn lại sau làm bóng mang tính kiềm cao. Dung dịch này được công ty sử dụng lại với 2 mục đích:

+ Sử dụng lại trong quá trình nấu tẩy vải

+ Trong hệ thống xử lý nước thải công suất 4000 m3/ngày.đêm cần một lượng lớn dung dịch kiềm tính để trung hòa nước thải đáp ứng tốt cho quy trình xử lý tiếp theo.

HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt– Nguyễn Minh Hồng Nga– Phạm Thị Vân 43

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ SẴN CÓ TỐT NHẤT TRONG CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)