2 Các loại sợi nhà máy sử dụng

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ SẴN CÓ TỐT NHẤT TRONG CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM (Trang 35 - 39)

- CD: 100% cotton chải thô

- CM: 100% cotton chãi kỹ

- TC: 65% PES, 35% cotton - TR: 50% PES, 50% rayon - CVC: 50% PES, 50% cotton - PE: 100% Polyester

1.3. Quy trình nhuộm sợi

Sợi mộc

Đánh ống xốp

Nấu tẩy (nếu cần)

Nhuộm Giặt Hồ Vắt ly tâm Sấy cao tần Đánh ống cứng Hoàn tất Sản phẩm

HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt– Nguyễn Minh Hồng Nga– Phạm Thị Vân 36

Thuyết minh công nghệ:

Hình 4.1: Sợivải

Công đoạn đánh bóng xốp

Công đoạn chuẩn bị trước khi nhuộm sợ, công đoạn quan trọng quyết định một phần chất lượng sợi sau khi tẩy nhuộm.

Trong công đoạn này, sợi mộc nguyên liệu sang lõi bằng inox đẩy nhúng vào dung dịch

nhuộm. Do cách sắp xếp sợi trên ống không căng lắm nên tạo được các khe hỡ giữa các lớp

sợi để cho dung dịch hóa chất thuốc nhuộm len lõi qua.

Để đánh giá được độ sắp xếp sợi trênống lỏng hay chặt người ta dựa vào độ xốp. Độ xốp (g/m3). Tỷ lệ này càng lớn thì sợi cuốn trong ống không có độ xốp cao.

Các thông số kiểm tra sau khi đáng ống xốp:

- Độ xốp: 0.35 – 0.45 g/cm3

- Trọng lượng cả lõi: 1140 ± 50

- Chiều cao: 170 ± 3

- Đường kính: 140 ±2

- Trọng lượng, đường kính trái sợi phải bằng nhau

HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt– Nguyễn Minh Hồng Nga– Phạm Thị Vân 37

Nấu tẩy,

Tùy theo loại sợi và yêu cầu khách hàng mà công đoạn tiền xử lý gồm: giặt tẩy, tẩy trắng

hoặc tăng trắng nhằm loại bỏ những tạp chất tự nhiên có trọng sợi, tẩy xơ sợi tăng độ trắng

của xơ sợi nhằm nhuộm màu tươi sáng hơn, chất lượng màu được nâng cao.

Công đoạn nhuộm

Sau khi tẩy trắng xong sợi được giặt xả cho sạch bắt đầu tiến hành nhuộm. Nhuộm sợi là quá trình gia công nhằm đưa thuốc nhuộm vào trong xơ sợi làm cho sợi có màu và màu đó

phải bền. Tùy vào từng loại sợi mà dùng thuốc nhuộm phù hợp với sợi đó và tiến hành nhuộm theo chương trìnhđã càiđặt sẵn trên máy.

Ví dụ: đối với cotton dùng thuốc nhuộm hoạt tính, PES dùng nhuộm phân tán, còn sợi pha (TC, TR, CVC,…) ta nhuộm thành phần một là thuốc nhuộm phân tán, sau đó nhuộm phần

phần hai là thuốc nhuộm hoạt tính.

Sau khi nhuộm, thì cần phải giặt sạch phần thuốc nhuộm còn lại, làm bóng sợi và đánh ống

HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt– Nguyễn Minh Hồng Nga– Phạm Thị Vân 38

1.4. Quy trình nhuộm vải(ví dụ cho nhuộm vải cotton 100%)

Vải Cotton 100%

Đốt lông

Giũ hồ

Làm bóng

Nấu tẩy, nhuộm

Văng sấy định hình, hồ hoàn tất

Kìm co

Kiểm tra

HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt– Nguyễn Minh Hồng Nga– Phạm Thị Vân 39

Thuyết minh công nghệ

Giũ hồ

Ta biết rằng, hầu hết các mặt hàng dệt như sợi PES, trước khi dệt sợi dọc thường phải qua công

đoạn hồ sợi. Màng hồ này bao quanh sợi làm cho vải bị cứng khó thấm nước và các dung dịch khác. Vì vậy, trong quá trình chuẩn bị vải trước khi nhuộm hoặc in…Ta cần hải qua công đoạn giũ hồ.

Dùng hóa chất hoặc nước nóng phá hủy màng hồ bao quanh sợi thành dạng phân tử thấp rồi giặt sạch nó ra khỏi vải.

Đối với các vải dệt từ sợi tổng hợp như vải sợi PES, chất hồ sử dụng thường là hợp chất dễ tan trong nước, do đó quá trình giũ hồ không phức tạp, ta có thể sử dụng dung dịch caustic soda và trisodium phosphate.

Làm bóng:

Chỉ dùng cho vải bông, quá trình này nhằm nâng cao chất lượng vải bông. Sau quá trình làm bóng vải sẽ có độ bóng hơn. Quá trình làm bóng là làm cho vải kéo căng tác dụng với dung

dịch kiềm đặc ở nhiệt độ 16 – 200C trong khoảng thời gian rất ngắn ( 30 – 50 giây), dưới tác

dụng của kiềm, xơ bông nở to, bị rút ngắn chiều dài, tròn hơn, mặt ngaoif trở nên nhẵn, phẳng hơn, phản xạ ánh sáng nhiều hơn, ngoài ra khi trương nở làm cho xơ bông dễ thấm nước.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ SẴN CÓ TỐT NHẤT TRONG CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)