Tại Tổng Công ty Ximăng Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (2).DOC (Trang 35 - 47)

chỉ ra rằng động lực lao động là một trong những yếu tố có tác động không nhỏ đến hiệu quả lao động cũng như sự hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Động lực lao động trước hết sẽ có tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như sự thành công của doanh nghiệp.

Người lao động có động lực làm việc sẽ ý thức được công việc mình đang làm, có tinh thần làm việc hăng say, nhiệt tình, yêu công việc, coi việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức cũng như là một bước trên con đường đạt được mục tiêu của mình.

Người lao động sẽ có sự thỏa mãn cao với công việc đang làm, từ đó làm việc với trạng thái tâm lý vui vẻ, thích thú, gắn bó với công việc, gắn bó lâu dài với công ty. Không ngừng cố gắng phấn đấu nỗ lực học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu tìm tòi sáng tạo ra những phương pháp, cách thức thực hiện công việc một cách có hiệu quả, nâng cao thời gian tác nghiệp thực hiện công việc, sử dụng hiệu quả thời gian làm việc

Động lực lao động sẽ mang lại những lợi ích hữu hình và vô hình cho công ty, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận nhờ sự tăng lên trong kết quả thực hiện công việc của người lao động, cải thiện hiệu quả làm việc của người lao động, nâng cao năng suất lao động.giảm chi phí quay vòng nhân công, giảm chi phí sản xuất...

Chính vì những lợi ích mà động lực lao động đem lại cho người lao động cũng như cho tổ chức đã khẳng định cho sự cần thiết của công tác tạo động lực cho người lao động tại các doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam thời gian qua

2.1 Tổng quan về Tổng Công ty Xi măng Việt Nam.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

Sản xuất xi măng là một trong những cơ sở công nghiệp được hình thành và phát triển sớm nhất ở Việt Nam. Nhà máy đầu tiên của ngành Xi măng Việt Nam là nhà máy Xi măng Hải Phòng được khởi công xây dựng ngày 25/12/1899 với nhãn mác con Rồng Xanh, Rồng Đỏ đã có mặt có mặt trên nhiều thị trường tiêu thụ ở các nước Viễn đông, Java, Hoa Nam, Singapore...

Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, ngoài Nhà máy xi măng Hải Phòng và một số cơ sở xi măng lò đứng, ngành xi măng còn tiếp quản nhà máy xi măng Hà Tiên với công suất 300.000 tấn/năm, nhà máy xi măng Bỉm sơn (Thanh Hóa) với công suất 1,2 triệu tấn Clinker/năm và Nhà máy xi măng Hoàng Thạch với công suất 1,1 triệu tấn Clinker/năm

Năm 1979 Liên hiệp các xí nghiệp xi măng được thành lập và đến 1993, được đổi tên thành Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty Xi măng Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị lưu thông, sự nghiệp của Ngành xi măng.

Tổng Công ty Xi măng còn liên doanh với Tập đoàn Chinfon và Thành phố Hải Phòng xây dựng nhà máy xi măng Chinfon công suất 1,4 triệu tấn/năm, liên doanh với Hoderbank Financial Glaris Ltd (Thuỵ Sỹ) xây dựng nhà máy xi măng Sao Mai (Hòn Chông, Kiên Giang) công suất 1,76 triệu tấn/năm, liên doanh với Nihon Cement Corporation và Mitsubishi Materials Corporation (Nhật) xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn (Thanh Hoá) công suất 2,2 triệu tấn/năm.

hoạt động thí điểm theo mô hình Tập đoàn kinh tế.

Với mục tiêu: "Xây dựng Tổng công ty xi măng Việt nam thành Tập đoàn kinh

tế mạnh, có công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm có chất lượng cao, có xuất khẩu một phần xi măng, đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng ổn định thị trường xi măng trong nước", năm 2006 Tổng công ty xi măng Việt Nam chuyển sang hoạt

động theo mô hình công ty mẹ-công ty con và thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Xi măng Việt nam trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Xi măng Việt nam và Công ty xi măng Hoàng Thạch.

Năm 2007 đổi tên gọi Tổng Công ty Xi măng Việt Nam thành Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam với tên giao dịch quốc tế VIETNAM CEMENT INDUSTRY CORPORATION (VICEM)

2.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

VICEM có nhiệm vụ tổ chức sản xuất, kinh doanh và đầu tư theo quy hoạch, nhu cầu của nền kinh tế thị trường và chính sách của Nhà nước, bao gồm các hoạt động trong các ngành, nghề và lĩnh vực chủ yếu sau:

- Công nghiệp xi măng: Khai thác các nhà máy hiện có, khảo sát, thăm dò đầu tư xây dựng các nhà máy mới, trạm nghiền xi măng có công nghệ tiên tiến đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Thăm dò và khai thác nguyên nhiên liệu và phụ gia để sản xuất, kinh doanh xi măng và bao bì xi măng.

- Cơ khí: Bao gồm đúc, cán thép, chế tạo các sản phẩm cơ khí, thiết bị phụ tùng, sửa chữa, lắp ráp thiết bị và dây chuyền sản xuất cho ngành công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng và các ngành kinh tế khác.

- Khai khoáng và vật liệu xây dựng: Bao gồm thăm dò, khai thác đầu tư, sản xuất và chế biến đất, đá, cát sỏi, và các loại khoáng sản công nghiệp, sản xuất, mua, bán các sản phẩm vật liệu xây dựng.

- Xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, cảng sông; vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ chuyên dùng; xếp dỡ hàng hoá.

- Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và đô thị; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà; cho thuê nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, nhà ở, văn phòng.

- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng; sản xuất, kinh doanh điện; trồng rừng, khai thác, chế biến cao su và các sản phẩm từ cao su.

- Các dịch vụ: tư vấn đầu tư, nghiên cứu khoa học công nghệ, tin học, đào tạo; bảo hiểm, tài chính, ngân hàng; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, xi măng và lao động; điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng; thương mại, khách sạn, du lịch và các dịch vụ công cộng.

- Các ngành, nghề khác phù hợp quy định của pháp luật.

2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xi măng Việt Nam trong thời gian vừa qua

Qua bảng 2.1 cho thấy doanh thu thu và lợi nhuận của Tổng công ty giai đoạn 2004 -2008 tăng dần qua các năm từ 12.819 tỷ đồng (năm 2004) lên tới 17.661 tỷ đồng (năm 2005) với tốc độ tăng doanh thu bình quân là 9,45%/ năm. Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty đạt được trong 5 năm qua cũng đã có sự tăng trưởng vượt bậc với mức lợi nhuận năm 2008 là 1.455,568 tỷ đồng, gấp 3,06 lần lợi nhuận năm 2004.

Hơn nữa, năng suất lao động tính theo doanh thu của tổng công ty và tiền lương bình quân của người lao động cũng không ngừng được cải thiện và tăng dần qua các năm. Cụ thể năng suất lao động bình quân tăng từ 68,172 triệu đồng/người/tháng năm 2004 lên đến 95,160 triệu đồng/người/tháng năm 2008 trong khi tiền lương bình quân tăng từ 3,419 triệu đồng tới 5,896 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, khi so sánh giữa tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và tốc độ tăng tiền lương bình quân cho thấy tốc độ tăng tiền lương bình quân luôn lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân. Sự chênh lệch này nguyên nhân một phần lớn là do qui định về tăng mức lương tối thiểu chung từ 290.000 đồng năm 2004 đến 540.000 đồng năm 2008 tương đương mỗi năm tăng 21,55%; ngoài ra còn do sự tăng năng suất lao động, số người được nâng bậc lương hàng năm.

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam giai đoạn 2004 -2008

TT Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008 Bình quân

2004-2008

1 Doanh thu Tỷ đồng 12.819 13.177 14.002 14.872 17.661 14.506,2

2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 475,217 578,178 474,079 690,533 1.455,658 734,715

3 Tổng quỹ tiền lương Tỷ đồng 642,909 732,583 791,410 909,176 1.094,250 834,065

4 Tổng số lao động người 15.670 15.865 15.277 14.531 15.466 15.361

5 NSLĐ bình quân tr.đ/ng/th 68,172 69,214 76,378 85,289 95,160 78,843

6 Tiền lương bình quân tr.đ/ng/th 3,419 3,857 4,317 5,214 5,896 4,541

7 Tốc độ tăng NSLĐ % - 1,53 10,35 11,67 11,57 -

8 Tốc độ tăng TLBQ % - 12,81 11,93 20,78 13,08 -

Như vậy, trong thời gian vừa qua tuy còn gặp nhiều khó khăn, trong giai đoạn chuyển đổi mô hình công ty cũng như chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nhưng với chiến lược phát triển đúng đắn, không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, có một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, nhiệt tình hăng say gắn bó với công việc, tổng công ty vẫn trên đà duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao, không ngừng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động từ đó củng cố và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

2.1.4 Các đặc điểm của TCT Xi măng Việt Nam ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động

2.1.4.1 Đặc điểm về vốn

Bảng 2.2: Số liệu thống kê về kết quả tài chính

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 1 Tổng tài sản Tỷ đồng 22.692 27.834 38.718 2 Nguồn vốn CSH Tỷ đồng 9.199 12.187 16.387 3 Tỷ trọng vốn CSH/ Tổng tài sản % 40,53 43,78 42,42% 4 LN ròng/ Vốn CSH(ROE) % 5,15 5,67 8,88 Nợ vay dài hạn Tỷ đồng 7.689 8.542 15.426

Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng công ty xi măng Việt Nam

Trong giai đoạn 2006- 2008, giá trị tổng tài sản cũng như nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng lần lượt là 1,70 và 1,78 lần. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của Tổng công ty. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cũng liên tục tăng lên đạt 8,88% năm 2008. Như vậy, với năng lực vốn của Tổng công ty là tương đối lơn và đang được sử dụng có hiệu quả sẽ góp phần tạo điều kiện cho công ty đầu tư công nghệ, đổi mới cách thức quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh cũng như đời sống của người lao động từ đó làm cho người lao động gắn bó với công ty, có động lực làm việc cao.

2.1.4.2 Đặc điểm về lao động.

Số lao động của toàn Tổng công ty Xi măng Việt Nam có sự biến động trong thời gian từ năm 2004 - 2008, dao động trong khoảng từ 14.531 đến 15.865 người. Đặc biệt trong năm 2006 và 2007, một số công ty con tiến hành cổ phần hóa dẫn đến số lượng lao động giảm mạnh, đến năm 2008 đã tăng lên và tổng lao động là 15.466 người.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của TCTXMVN chia theo giới tính

Đơn vị: Người, % Năm Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số 15277 100 14531 100 15466 100 Nam 12070 79,01 11390 78,38 12116 78,34 Nữ 3207 20,99 3141 21,62 3350 21,66

Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng công ty xi măng Việt Nam

Xét theo giới tính và nhóm tuổi:cho thấy lao động nam tại Tổng công ty chiếm đa số và có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng từ 79,01% (2006) xuống còn 78,34% (2008) trong khi đó tỷ trọng nữ có xu hướng tăng tương ứng từ 20,99% lên 21,66% (bảng 2.3).

Đối với một ngành sản xuất công nghiệp với đặc thù công việc nặng nhọc, độc hại, phù hợp với lao động nam hơn lao động nữ như ngành xi măng thì cơ cấu lao động theo giới tính của Tổng Công ty là hoàn toàn hợp lý. Tuy phần lớn số lao động tại tổng công ty là nam nhưng nhu cầu đối với công việc của nam và nữ là khác nhau nên khi tiến hành công tác tạo động lực lao động cũng cần phải quan tâm đến việc xác định nhu cầu của lao động theo giới tính để đưa ra các biện pháp tạo động lực phù hợp, thỏa mãn nhu cầu của người lao động.

Độ tuổi trung bình của lực lượng lao động trong Tổng công ty là 39,76 trong đó nhóm độ tuổi từ 30 tuổi đến dưới 50 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất tới 68,01%, đây chính là nhóm tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công việc, là lực lượng nòng cốt tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp (Hình 2.1). Do đặc điểm về độ tuổi khác nhau nên nhu cầu đối với công việc của mỗi nhóm tuổi cũng khác nhau. Đối với những người lao động trẻ có thể quan tâm hơn đến mức lương hấp dẫn, cơ hội học tập, cơ hội thăng tiến, trong khi đó những người lao động cao tuổi và có thâm niên công tác thì nên thiết kế lại công việc theo hướng làm mới mẻ công việc, giao thêm trách nhiệm, giao quyền tự chủ trong công việc và công việc ổn định

Hình 2.1: Cơ cấu lao động của TCTXMVN theo nhóm tuổi năm 2008

14.80% 68.01% 17.19% < 30 tuổi 30 - 50 tuổi > 50 tuổi

Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

Nếu xem ở khía cạnh theo trình độ chuyên môn: qua bảng 2.4 cho thấy lực lượng lao động tại Tổng công ty xi măng Việt Nam có chất lượng tương đối cao trong đó và có xu hướng tăng lên về tỷ trọng lao động có trình độ đại học và trên đại học, công nhân kỹ thuật tuy nhiên tốc độ tăng tương đối chậm. Trong khi đó tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm. Lực lượng lao động có trình độ ngày càng cao thì khả năng nắm bắt công việc, làm chủ thiết bị càng tốt từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện công việc, đạt nhiều thành tích. Và chính những thành tích, kết quả công việc tốt lại là động lực thúc đẩy người lao động phấn đấu hơn nữa trong công việc.

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn Đơn vị: người; % Năm Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 SL % SL % SL % Tổng số lao động 15.277 100 14.531 100 15.466 100 Trên đại học 78 0,51 81 0,56 89 0,58 Đại học 5.269 34,49 4.856 33.42 5.398 34,90 Cao đẳng và trung cấp 2.157 14,12 1.872 12,88 1.673 10,82

Công nhân kỹ thuật 7.076 46,32 6.907 47,53 7.561 48,89

Chưa qua đào tạo 697 4,56 815 5,61 478 3,09

Nguồn: Báo cáo thống kê về lao động Tổng công ty xi măng Việt Nam

Qua bảng 2.5 cho thấy cơ cấu lao động phân chia theo chức danh công việc cho thấy tỷ lệ lao động gián tiếp tại toàn Tổng công ty năm 2008 chiếm tỷ trọng là 28,20%, còn lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh chiếm tới 71,8%.

Bảng 2.5: Tổng số lao động chia theo chức danh công việc

ĐVT: Người.%

TT Chỉ tiêu 2008

Số lượng %

1 Ban giám đốc 138 0,89

2 Trưởng phó, các phòng ban đơn vị 1101 7,12

3 Cán bộ - viên chức chuyên môn nghiệp vụ 3123 20.19

4 Công nhân viên 11104 71,8

Tổng số 15466 100

Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng công ty xi măng Việt Nam

Tiến hành nghiên cứu ở 3 Công ty xi măng Bút Sơn, Hoàng Thạch và Tam Điệp thì tỷ trọng lao động gián tiếp cũng chỉ chiếm lần lượt là 25,8%; 28,86% và 29,24%. Điều này cho thấy cơ cấu bộ máy quản lý của Toàn tổng công ty vẫn còn tương đối

cồng kềnh, làm tăng chi phí quản lý, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do đó cần phải tinh giảm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (2).DOC (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w