Về xuất khẩu
Mỗi ngành hàng, mỗi mặt hàng xuất khẩu đều có những đặc thù riêng, thị trường riêng, và những khó khăn riêng. Nhưng nhìn chung, với phần lớn những mặt hàng xuất khẩu là nông sản, thì bất lợi không thề tránh khỏi là sự phục thuộc vào các điều kiện tự nhiên, khiến chúng ta gặp khó khăn hơn trong việc chủ động nguồn cung. Thêm vào đó là sự thiếu thông tin về tình hình thị trường tiêu thụ, dự báo chưa chính xác, dẫn đến tính rủi ro trong hoạt động xuất khẩu là khá cao. Như vậy, bản thân mỗi ngành hàng cần phải tùy vào tính chất của mình mà đề ra những giải pháp khác nhau.
Trước tiên, cần xây dựng hệ thống thông tin và dự báo theo sát tình hình thế giới và từng thị trường cụ thể. Đây là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề ra các chiến lược xuất khẩu, tránh tình trạng dự báo không chính xác, dẫn đến tình trạng tồn đọng hoặc khan hiếm nguồn cung, ảnh hưởng đến giá cả cũng như giá trị xuất khẩu. Đặc biệt, chính những người nông dân cũng cần phải được trang bị những thông tin, kiến thức cần thiết, để họ có thể tự bảo vệ mình trước sức ép từ các lái buôn, các nhà đầu cơ hay những cản trở từ các thị trường nhập khẩu, vì đặc trưng của nông nghiệp Việt Nam vẫn là làm ăn nhỏ lẻ nhưng lại mang tâm lí “ bầy đàn”, chưa có tầm nhìn lâu dài, dẫn đến tình trạng “ được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa”.
Tình trạng hàng hóa Việt Nam được đưa đến thị trường nhập khẩu rồi lại bị trả về không phải là hiếm, đặc biệt là với mặt hàng thủy sản, nông sản. Sở dĩ như vậy, vì hàng hóa của chúng ta chưa đáp ứng được những yêu cầu của thị trường đó, không tuân theo
các quy định về yêu cầu kĩ thuật, nguồn gốc xuất xứ.... Vấn đề là bên phía Việt Nam, từ nhà xuất khẩu cho đến người nông dân vẫn còn khá xa lạ hoặc mơ hồ về những thông tin, hay quy định của các thị trường. Việc cập nhập và trang bị nhưng kiến thức này cho họ là rất cần thiết, và một yếu tố không thể thiếu đó là sự chỉ đạo, hỗ trợ từ phía nhà nước.
Với những sản phẩm nông nghiệp, vốn thâm dụng sức lao động, điều này khiến cho công sức bỏ ra thì nhiều nhưng giá trị thu về thì không được bao nhiêu. Cần tăng cường yếu tố công nghệ, ứng dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Hoặc giảm hàm lượng sản phẩm thô, tăng cường chế biến thêm, nâng cao giá trị cho sản phẩm xuất khẩu.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng thì việc tăng cường xúc tiến thương mại cũng là điều cần thiết. Như thế , người tiêu dùng sẽ tin tưởng hơn vào hàng hóa của Việt Nam. Việc nâng cao uy tín và thương hiệu rất cần sự hợp tác của các doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ từ phía chính phủ.
Việc xuất khẩu chỉ tập trung vào một số thị trường quen thuộc, nghe có vẻ an toàn, nhưng như thế cũng khiến chính chúng ta sẽ rơi vào tình trạng bị động hơn. Tình hình thị trường luôn biến động, và nguy cơ rủi ro rất cao. Bằng việc tìm kiếm thêm những thị trường xuất khẩu mới , hay đa dạng hóa thêm các mặt hàng xuất khẩu , chúng ta có thể phân tán bớt được phần nào rủi ro. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với nhiều thuận lợi khác , nên khả năng đa dạng hóa các ngành hàng xuất khẩu là không khó, đặc biệt là ngành hàng chế biến. Thêm vào đó, với việc gia nhập WTO, cùng với việc tham gia nhiều hơn vào các diễn đàn quốc tế, chúng ta có rất nhiều cơ hội để mở rộng các mối quan hệ hợp tác.
Về nhập khẩu
Có thể nói rằng, đối với những nước đang phát triển như VN, năng lực sản xuất cũng như khả năng xuất khẩu còn nhiều hạn chế thì nhập siêu là một điều không thể tránh khỏi. Nhưng quan trọng hơn là “nhập” một cách hợp lý, và góp phần phát triển kinh tế. Giải pháp quan trọng giảm nhập siêu là kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ.
Nhóm mặt hàng nhập khẩu, nguyên nhiên liệu, phụ liệu phục vụ cho sản xuất là chuyện không thể tránh. Đơn cử, ngành dệt may, da giày VN kim ngạch xuất khẩu hàng năm mang về cho VN rất lớn, nhưng trong đó 70-80% nguyên liệu chúng ta phải nhập từ nước ngoài. Xét cho cùng, VN khác nào là một đơn vị gia công cho nước ngoài. Như vậy, vấn đề luôn được đề cập, và nhấn mạnh đối với ngành hàng này, đó là phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. VN có điều kiện thuận lợi để trồng bông, sợi…để có được nguyên, phụ liệu đạt chất lượng cho ngành dệt may, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, cập nhật công nghệ gia tăng về sản lượng cũng như về chất lượng. Tuy nhiên, đây là một giải pháp dài hạn, khó có thể thực hiện trong một sớm một chiều được.
Trước mắt, góp phần hạn chế nhập siêu từ nhóm hàng nguyên phụ liệu đòi hỏi sự kết hợp từ phía doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trong nước và doanh nghiệp sử dụng để sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất nhóm hàng phụ trợ, cần chủ động giới thiệu những sản phẩm chất lượng, và các doanh nghiệp sản xuất cũng cần mạnh dạn chấp nhận, thay thế nguyên liệu nhập khẩu theo một tỷ lệ hợp lý vẫn đảm bảo được chất lượng. Về lâu dài, đòi hỏi sự định hướng và hổ trợ của nhà nước, nhằm phát triển nhóm ngành công nghiệp phụ trợ, giảm bớt sự phụ thuộc nguồn nguyên, phụ liệu từ nước ngoài.
Đối với mặt hàng sắt thép, cần hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thép trong nước đã có công suất dư thừa, đảm bảo đủ cung ứng cho nhu cầu trong nước như thép xây dựng, tôn mạ, thép cán nguội, ống thép hàn,… Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật để hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc nhập khẩu thép phế liệu để tăng cường sản xuất phôi trong nước.
Đối với nhóm hàng máy móc, thiết bị, điện tử, cần phối hợp một loạt giải pháp đồng bộ: đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường xuất khẩu; chuyển hướng thị trường nhập khẩu (đặc biệt là máy móc, công nghệ) sang các thị trường khác, nhất là các thị trường có công nghệ cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được và có chính sách tích cực đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thay thế hàng
nhập khẩu; tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hoá, và xuất xứ hàng hóa đối với hàng nhập, chống nhập lậu, buôn lậu tại các vùng biên, cửa khẩu giáp với Trung Quốc…
Rõ ràng rằng máy móc, thiết bị là cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Việc nhập khẩu là cần thiết. Tuy nhiên, có những sản phẩm mà Việt Nam đủ năng lực sản xuất, do đó cần phải đầu tư phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ, chuyên nghiệp hóa quá trình sản xuất những linh kiện, những bộ phận mà chúng ta có tiềm lực, để vừa đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế
Vấn đề cấp bách và quan trọng hơn nhằm kiểm soát và hạn chế nhập siêu thuộc về nhóm hàng tiêu dùng, đặc biệt là nông sản. Như đã phân tích, kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này trong thời gian ngắn, đã gia tăng chóng mặt. Sau khi công bố những con số nhập khẩu, chúng ta đã không ít ngỡ ngàng. Khi mà, VN hoàn toàn có khả năng tự sản xuất thì mặt hàng nhập khẩu lại tràn lan, gây bất lợi cho hàng VN trên chính thị trường của mình.
Đối với nạn nhập khẩu hàng tiêu dùng, đặc biệt là nông sản tràn lan, chúng ta có thể áp dụng cả ba hình thức phòng vệ thương mại , là chống trợ cấp, chống bán phá giá và tự vệ khi cần thiết. Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ thương mại nội địa trên nguyên tắc không tách rời tự do hóa thương mại, đảm bảo các cam kết WTO. Cụ thể, cơ quan chức năng có thể sử dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật, phòng vệ thương mại, thậm chí cả hàng rào thuế quan trong trường hợp đặc biệt... để bảo vệ ngành sản xuất nội địa trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ hàng nhập khẩu. Chúng ta hoàn toàn có thể điều tra xem nhà xuất khẩu có được chính phủ trợ cấp qua các công cụ tài chính gì không hay có hiện tượng bán phá giá hay không, khi mà giá hàng nhập khẩu quá rẻ so với hàng hóa nội địa.
Trong khi khu vực kinh tế trong nước luôn trong tình trạng nhập siêu, thì ngược lại, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lại liên tục xuất siêu. Điều này cho thấy hiệu quả và sức cạnh tranh của các DN trong nước còn thấp. Đối với doanh nghiệp trong nước, cần chủ động nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm của mình. Đặc biệt chú trọng
đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, đó là yếu tố cạnh tranh quan trọng đối với hàng ngoại nhập. Đó cũng là sợi dây liên kết, thu hút người tiêu dùng đối với hàng nội.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mức vào khâu phân phối, trong đó cần đưa ra các giải pháp làm thế nào quan tâm, hỗ trợ người bán lẻ nhiều hơn. Phải xem người bán lẻ như những đối tác thật sự, doanh nghiệp không chỉ là người bán sản phẩm cho họ mà phải là nhà cung cấp dịch vụ bán hàng, giải pháp kinh doanh lâu dài cho họ. Có được mối quan hệ gắn bó với người bán lẻ, hàng nội sẽ dể dàng tiếp cận người tiêu dùng hơn, và cuộc chiến với hàng ngoại trở nên công bằng hơn.
Đối với các nhà phân phối bán lẻ, cần chủ động tăng tỉ lệ hàng hóa Việt Nam trên các quầy kệ siêu thị; kiên quyết loại bỏ những sản phẩm nhập khẩu thay thế hàng sản xuất trong nước.
Đồng thời, tăng cường kêu gọi ý thức tiêu dùng hàng nội đối với người Việt Nam. Các phương tiện truyền thông, phối với doanh nghiệp thực hiện các chương trình để thông điệp người Việt dùng hàng Việt đi sâu vào người dân. Mô hình “Hàng Việt về nông thôn” cần được chú trọng và mở rông qui mô. Doanh nghiệp cần chủ động đưa hàng đến tay người tiêu dùng.
Về công tác quản lý, hải quan
Một vấn đề nữa cũng cần được lưu ý, đó là công tác quản lý xuất nhập khẩu, và hải quan. Sở dĩ, hàng hóa Trung Quốc tràn lan trên thị trường, nguyên nhân chính yếu là do công tác còn hạn chế, lỏng lẽo và xử lý vi phạm không triệt để. Hơn nữa, công tác quản lý thiếu tầm nhìn bao quát, nên khi các con số kim ngạch xuất nhập khẩu được công bố thì mới tìm giải pháp khắc phục, điều này quá bị động.
Một số giải pháp đề xuất trong vấn đề quản lý và hải quan như sau.
- Kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu vừa đạt được mục tiêu giảm nhập siêu vừa tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước vươn lên chiếm lĩnh thị trường nội địa, sản xuất trong nước có điều kiện giành thêm giá trị gia tăng.
- Ưu tiên, tạo thuận lợi về thủ tục hải quan và thời gian thông quan, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện khai báo thủ tục hải quan điện tử đối với các mặt hàng xuất khẩu, trong đó ưu tiên cho các loại hình: gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất.
- Tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện hoàn thuế, miễn thuế đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng rút ngắn thời gian hoàn thuế; thanh khoản dứt điểm các hợp đồng gia công, tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu tồn đọng, quá thời hạn quy định, bỏ, đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ không cần thiết. các quy định, văn bản pháp luật phải rõ ràng, tương ứng với tình hình thực tế.
- Khắc phục tiêu cực trong ngành hải quan, phải làm rõ được nguyên nhân và thực trạng tha hóa cán bộ công chức ngành hải quan, ban hành các biện pháp cải tổ, tổ chức lại hệ thống bộ máy hải quan và có cơ chế giám sát thật nghiêm ngặt, hữu hiệu, yêu cầu công khai, minh bạch và nghiêm khắc của luật pháp, không chừa ai và không kể bất cứ ngành nào.
- Giải pháp quan trọng nhất phải là siết chặt, bổ sung các quy định về kiểm tra chất lượng VSATTP, tăng cường các hoạt động kiểm tra kiểm soát, đầu tư thêm máy móc, con người, kho chứa tại các cửa khẩu - là những khâu yếu hiện nay. Như vậy sẽ giải quyết đồng thời hai việc: kiểm soát giảm nhập siêu và kiểm soát chặt hơn chất lượng, vệ sinh thực phẩm hàng nhập về.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, nhập siêu ở nước ta tăng lên con số đáng báo động như hiện nay là do nhiều nguyên nhân tạo thành. Có thể quy kết thành hai nhóm nguyên nhân chính là xuất khẩu các mặt hàng chủ lực giảm, và nhập khẩu các mặt hàng có thể tự sản xuất trong nước tăng. Để hạn chế nhập siêu, trước hết cần có sự phối hợp và hỗ trợ giữa nhà nước, doanh nghiệp, người sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, và người tiêu dùng. Sự phối hợp này sẽ nhằm mục tiêu giúp người sản xuất, trồng trọt chăn nuôi có thể duy trì và phát huy năng suất cao hơn nữa, hiệu quả hơn nữa; giúp doanh nghiệp có thể xuất khẩu thuận lợi và nhập khẩu các mặt hàng thật sự có ích cho doanh nghiệp với sự tiêu hao là nhỏ nhất; giúp người tiêu dùng sử dụng được những sản phẩm chất lượng, giá rẻ được làm ra tại nước nhà; và cuối cùng là giúp nhà nước có thể gia tăng nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu, và hạn chế được con số nhập siêu./.
PHỤ LỤC Nhập khẩu hàng hóa Nghìn tấn, triệu USD Thực hiện tháng 6 năm 2010 Ước tính tháng 7 năm 2010 Cộng dồn tháng 7 năm 2010 7 tháng năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 (%)
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Tổng trị giá 7059 6950 45709 125,5
Khu vực kinh tế trong
nước 3886 3820 26256 113,6
Khu vực có vốn đầu tư
NN 3173 3130 19453 146,4 Mặt hàng chủ yếu Thủy sản 29 28 178 108,8 Sữa và sản phẩm sữa 64 75 432 160,1 Rau quả 24 24 148 102,5 Lúa mỳ 224 54 150 36 1362 331 176,6 171,6 Dầu mỡ động thực vật 44 50 327 112,4 Thức ăn gia súc và NPL 217 200 1363 127,7 Xăng dầu 787 465 900 550 6154 3822 78,1 108,4 Khí đốt hóa lỏng 53 28 35 24 323 230 67,7 97,3 Sản phẩm khác từ dầu mỏ 69 65 440 160,2 Hóa chất 161 165 1113 124,9 Sản phẩm hoá chất 169 155 1086 133,3 Tân dược 107 115 707 115,4 Phân bón 126 40 200 68 1601 505 64,7 62,3 Thuốc trừ sâu 38 40 314 114,9 Chất dẻo 198 320 190 300 1285 2032 103,5 138,5 Sản phẩm chất dẻo 127 120 770 137,6
Cao su 21 46 22 42 164 336 108,3 165,2 Gỗ và NPL gỗ 105 100 605 128,5 Giấy các loại 82 77 85 83 533 492 95,0 120,7 Bông 26 49 25 48 212 362 143,2 198,0 Sợi dệt 48 97 45 95 312 620 112,6 147,5 Vải 487 480 3180 134,3 Nguyên PL dệt, may, giày dép 225 230 1467 135,4 Sắt thép 712 541 600 484 4710 3254 94,1 122,9
Kim loại thường khác 57 217 60 215 367 1404 131,1 192,1
Điện tử, máy tính và LK 391 420 2585 132,4
Ô tô(*) 254 240 1566
Trong đó: Nguyên chiếc 5 89 4 90 27 488 81,1 92,1