Ảnh hưởng của công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tới hoạt động của Habubank giai đoạn 2004-2008.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội.DOC (Trang 73 - 77)

- Khả năng trả nợ(gốc và lãi vay).

1.4.4.Ảnh hưởng của công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tới hoạt động của Habubank giai đoạn 2004-2008.

1.4.4.1. Những kết quả đạt được.

Thứ nhất, là những thắng lợi trong hoạt động kinh doanh của NH với những chỉ tiêu tài chính đều vượt kế hoạch từ 80% đến 250%. Mặc dù mục tiêu đặt ra tại thời điểm đầu năm 2007 là một năm đầy thách thức và cũng thành công rực rỡ của Habubank, một khởi đầu thuận lợi cho giai đoạn phát triển 2006-2010.

Thứ hai, về cơ cấu tài chính của NH. Trong năm 2007cấu trúc tài chính của NH đã được làm mạnh một cách rõ rệt:

+ Tăng vốn điều lệ từ 1000 tỷ đồng lên 2000 tỷ đồng, với số vốn tự có đạt hơn 3200 tỷ đồng, Habubank trở thành NH cổ phần có cấu trúc tài chính an toàn nhất Việt Nam với mức thặng dư vốn cổ phần cao nhất trong hệ thống..

+ Chỉ số an toàn vốn đạt 14% là chỉ số tối ưu trong hoạt động tài chính ở một thị trường đang phát triển và tiềm ẩn nhiều rủi ro như Việt Nam.

+ Năm 2007,lợi nhuận thuần trước thuế và sau khi trich lập dự phòng đạt 460 tỷ đồng ,tăng gần gắp đôi so với năm 2006-185%,vượt kế hoặch 445 tỷ đồng dại hội XVI đề ra,bằnd103.37% kế hoặch .Với mức lợi nhuận này,tỷ lệ ROA tính trên vốn điều lệ bình quân của HABUBANK đạt 30,4% sau thuế. Đặc điểm quan trọng là nguồn lợi nhuận đạt được từ các hoạt động cốt lõi của Ngân Hàng không phải là lợi nhuận bất thường chỉ xảy ra một lần.

+ Kiểm soát tốt tình hình nợ xấu, đảm bảo tỷ lệ quá hạn thấp hơn mức cho phép; kiểm soát chặt chẽ các rủi ro hoạt động, rủi ro về thị trường và thanh khoản.

Habubank đã tiến thêm một bước trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình. Với những thành công đạt được của năm 2006, Habubank là một trong những thương hiệu uy tín của Việt Nam, được khách hàng yêu thích và được các tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận. 2006 là năm thứ 8 liên tiếp Habubank đượcNHNN xếp loại A, và lần thức 2 liên tục nhận bằng khen của Thống đốc NHNN vì những thành tích đạt được. Trong hơn 18 năm xây dựng và phát triển, Habubank đã rất nhiều lần nhận được công nhận của các đồng nghiệp là các tập đoàn tài chính toàn cầu trên thế giới như CitiGroup, HSBC, WachovinaBank... và năm 2006, Habubank trở thành đại diện thứ 3 trong hệ thống NH Việt Nam được tạp chí The Banker-một tạp chí danh tiếng trên thế giới về lĩnh vực tài chính NH trao tặng giải thưởng “NH Việt Nam của năm 2006, 2007”.

Thứ tư, Habubank đạt được là năng lực cạnh tranh của NH, đa dạng hóa hoạt động và đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của mọi đối tượng khách hàng. Số lượng khách hàng 2006 tăng 160%, trong đó có 80% khách hàng sử dụng từ hai dịch vụ trở lên của Habubank.

Thứ năm, là kết quả kinh doanh đã tiếp tục phản ánh đúng mục tiêu số 1 vủa Habubank là “Giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh nhằm tối đa hóa giá trị đầu tư của các cổ đông”.

Thứ sáu, Habubank đã thành công trong việc từng bước triển khai phần mềm cốt lõi của NH hiệu quả và đúng thời gian kế hoạch, nâng cao hạ tầng thông tin phục vụ quản trị và hoạt động kinh doanh theo đúng như chiến lược thông tin đã đề ra. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể hỗ trợ NH phát triển nhanh chóng các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, là công cụ hỗ trợ kiểm soát và quản lý rủi ro tự động một cách hiệu quả khi NH ngày càng được mở rộng.

Thứ bảy, là thành công trong việc Lựa chọn được đối tác chiến lược nước ngoài sớm hơn kế hoạch dự kiến.

Thứ tám, là việc ra đời và hoạt động hiệu quả của công ty chứng khoán Habubank. Điều này một lần nữa khẳng định sự đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh của NH. Công ty chứng khoán Habubank mặc dù mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2006, nhưng đến thời điểm 31/12/2006, công ty đã có gần 1500 khách hàng, với tổng giá trị khớp lệnh 9 tháng đạt trên 2000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đã được kiểm toán thu được trong năm là 18,4 tỷ đồng.

1.4.4.2. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân.

Tuy nhiên, hoạt động của Habubank vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. - Hoạt động kinh doanh chỉ tập trung phục vụ cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và phụ thuộc nhiều vào các hoạt động tín dụng, chưa chú trọng vào phát triển các đối tượng khách hàng là các hộ gia đình, dân cư...Hình ảnh Habubank chưa được tiếp thị sâu rộng vào các trường học, khách sạn, công ty, khu quân đội, trung tâm thương mại, siêu thị...vào các đối tượng cán bộ công nhân viên, học sinh.

- Hệ thống mạng lưới phát triển vẫn còn nhỏ bé. Mới chỉ nhắm đến một vài vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội, TP HCM, Quảng Ninh…. Các và hình thức kênh phân phối chưa đa dạng.

- Sản phẩm chưa phong phú, đa dạng hoá , các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao còn ít. Một phần vì thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế còn phổ biến như thanh toán tiền điện, nước...do tập quán, thói quen của nhân dân. Công nghệ thanh toán còn nhiều bất cập, chất lượng đường truyền không ổn đinh, đôi khi lỗi đường truyền, lỗi mạng dẫn đến việc thanh toán không kịp thời. Sự liên hệ, kết nối thanh toán với nhà cung cấp lớn với NH Habubank còn chưa chặt chẽ.

- Nguồn nhân lực chất lượng cao trong NH không chỉ thiếu đối với Habubank nói riêng mà đang là nhu cầu cấp bách trong toàn hệ thống tài chính, NH Việt Nam nói chung. Vì nhu cầu phát triển mạng lưới Habubank là rât nhanh chóng đòi hỏi một nguồn nhân lực phải luôn sẵn sàng và sự cạnh tranh nguồn nhân lực trong ngành Tài chính, NH làm hiện tượng chảy máu chất xám đe dọa nguồn nhân lực của nhiều NH trong đó có Habubank.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội.DOC (Trang 73 - 77)