II. Hoạt động thẩm định tài chính dự án vay vốn tại SGD – Ngân hàng
2. Công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại SGD
2.2. Thẩm định tài chính qua dự án cụ thể:
Dự án đóng mới tàu hàng khô 12.500 DWT A. Thẩm định khách hàng
I. Thẩm định tư cách pháp lí
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Vận tải Biển Hải Âu (tên tiếng Anh là Seagull Shipping Company, gọi tắt là SESCO) được thành lập theo quyết định số 29/2000/QĐ-TTg ngày 28/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động theo Luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999. Là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lĩnh vực kinh doanh của công ty là:
· Vận tải biển trong và ngoài nước · Cung ứng tàu biển
· Kinh doanh xuất nhập khẩu
· Đại lý tàu biển, giao nhận vận tải đa phương thức · Môi giới hàng hải
Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng. Theo tiến trình tăng vốn điều lệ, trong năm 2005 sẽ tăng vốn điều lệ lên 40%, tức 21.000.000.000 đồng.
Tỷ lệ cổ phần nhà nước chiếm 30% vốn điều lệ. Các cổ đông sáng lập có trên 10% vốn điều lệ là công ty Vận tải biển Việt Nam, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam và là một thành viên của
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ban điều hành có bề dày kinh nghiệm quản lý, điều hành trong lĩnh vực kinh doanh biển, tổng giám đốc: Trần Văn Lâm.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103000083 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/06/2000.
Xuất phát điểm từ tháng 5/2000 công ty hoạt động với một con tàu Southern Star trọng tải là 6.500 DWT đóng năm 1983, thực hiện vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trong nước và các nước Đông Nam Á. Từ những bước đầu, thương hiệu của công ty chưa được các bên đối tác biết đến nhiều, khai thác một con tàu đơn lẻ chưa đáp ứng được với nhu cầu của các đối tác. Đến nay, sau 7 năm hoạt động, từ một con tàu công ty đã không ngừng phát triển và trẻ hóa đội tàu. Hiện nay, công ty có 3 con tàu có tổng trọng tải khoảng 26.733 DWT, đó là Southern Star (6.505 DWT), Northren Star (7.200 DWT) và Sea Dragon (6.863 DWT).
Độ tuổi trung bình của đội tàu là 15,5.
* Thị trường trong nước (nội địa): 1% cả nước * Thị trường Quốc tế (xuất khẩu): 99% các quốc gia
* Thương hiệu: Đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do Cục Sở hữu Công nghiệp - Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường cấp ngày 26/11/2001.
* Là Hội viên chính thức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam do Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chứng nhận ngày 22/11/2005.
Mô hình tổ chức hoạt động tuơng đối hiệu quả, gọn nhẹ phù hợp với quy mô và lĩnh vực kinh doanh. Tổng nhân viên của công ty hiện có 13 người thuộc khối văn phòng trong đó 9 người ở vị trí quản lý, đội ngũ sĩ quan thuyền viên thuộc định biên 70 người. Với đội ngũ Cán bộ - Nhân viên và Sỹ quan, Thuyền viên dày dạn kinh nghiệm đã tạo nên một thương hiệu uy tín trong ngành vận tải biển. Các phòng ban của công ty bao gồm các phòng:
khai thác, kỹ thuật, tài chính – kế toán, hành chính.
Đánh giá: công ty có hồ sơ pháp lí đầy đủ, hợp lệ và có đủ tư cách
pháp nhân để giao dịch với ngân hàng.
Thông tin quan hệ tín dụng với MSB
SESCO có quan hệ với MSB từ năm 2000, thông qua việc mở tài khoản tiền gửi và thực hiện các giao dịch tại chi nhánh MSB TP Hồ Chí Minh. Công ty có uy tín trong quan hệ tiền gửi, tiền vay, trả nợ gốc và trả lãi vay đầy đủ, đúng hạn. Bên cạnh đó, do hoạt động kinh doanh ổn định và có lãi nên công ty đã chủ động trích khấu hao nhanh, trả nợ trước hạn.
Cho đến thời điểm báo cáo, công ty vay vốn MSB để đầu tư 2 con tàu Northren Star (7.200 DWT) và Sea Dragon (6.863 DWT) với số dư 1.429.530 USD, tổng số vốn vay 2.900.240 USD. Tàu Northren Star vay tín dụng của MSB 2.340.000 USD bằng 89,%, đưa vào hoạt động từ 1/7/2002, thời hạn thanh toán 8 năm, đến tháng 6/2010 phải hoàn tất trả nợ nhưng theo kế hoạch sẽ hoàn tất trả hết trong năm, tức là vượt 56,25% về thời gian. Tàu Sea Dragon giá trị 4.000.000 USD, vay MSB 84,37%, đưa vào hoạt động từ 16/11/2004, thời hạn thanh toán 4 năm, nhưng theo kế hoạch sẽ hoàn tất vào tháng 12/2007, vượt 24% thời hạn.
Bảng 1.8: TÓM TẮT TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2002 – 2005
Đơn vị: triệu đồng
2002 2003 2004 6/2005
Doanh thu từ đội tàu 27.004,6 48.965,6 69.487,7 26.072
Tổng tài sản
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn TSCĐ và đầu tư dài hạn
54.452 6.376 48.076 48.425 2.612 45.813 93.076 3.850 89.226 78.323 3.748 74.575 Nguồn vốn Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 54.452 37.777 16.675 48.425 30.793 17.632 93.076 74.715 18.361 78.323 60.728 17.595
Lợi nhuận sau thuế 1.194 2.186 2.481 1.165
TSCĐ/ tổng TS 0,88 0,95 0,96 0,95
Nợ phải trả / nguồn vốn 0,69 0,63 0,8 0,77
Khả năng thanh toán + thanh toán hiện hành + thanh toán nhanh + thanh toán nợ dài hạn
1,57 0,01 1,21 1,25 0,06 1,27 Khả năng sinh lời
ROE ROA 0,02 0,072 0045 0,12 0,027 0,135 0,015 0,07 Nguồn: phòng KHDN - SGD
Giá trị tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng từ 88-95% tổng giá trị tài sản, cơ cấu này hoàn toàn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và khai thác tàu biển. Năm 2002, 2004 giá trị TSCĐ tăng là do công ty đầu tư đóng thêm tàu, còn năm 2003, 2005 giá trị này giảm là do công ty thực hiện trích khấu hao nhanh gấp 2 lần. Giá trị tài sản lưu động (TSLĐ) và các khoản đầu tư chiếm tỷ trọng nhỏ, công ty chưa có hoạt động đầu tư do nguồn VCSH do đang tập trung vào hoạt động khai thác tàu và do vốn này còn nhỏ. Tình hình nợ không có biến động lớn, khả năng thanh toán ở mức độ trung bình, không có nợ quá hạn hay nợ khó đòi. Hàng tồn chủ yếu là xăng dầu, mức giá xăng dầu thường có nhiều biến động nhưng giá trị biến động không nhiều, chiếm 1-1,5% tổng tài sản và khoảng 30% TSLĐ. Các khoản phải trả chiếm khoảng 63-80% nguồn vốn trong đó nợ dài hạn chiếm khoảng 56%, cơ cấu vốn cho thấy
doanh nghiệp sử dụng khá tốt công cụ đòn bẩy tài chính. Doanh thu năm 2004 tăng gần 5 lần so với năm 2000, 80% doanh thu là từ khai thác các tuyến vận tải biển ngoài nước. Tốc độ tăng doanh thu đạt khoảng 64%, chi phí là 60,5%, lợi nhuận bình quân khoảng 36,5%. Điều này phần nào cho thấy tính đúng đắn trong hướng đầu tư của doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời tương đối ổn định, tỷ suất sinh lời trên VCSH khoảng 7-14 %, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản hoặc doanh thu đều đạt khoảng 2-5%. Nói chung các hệ số tài chính cho thấy công ty sử dụng tài sản có hiệu quả, hoạt động kinh doanh tốt và tăng trưởng ổn định qua các năm.
B. Thẩm đinh dự án đầu tư đóng tàu hàng khô 12.500 DWT
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần VTB Hải Âu Nơi đóng: Nhà máy đóng tàu Hạ Long.
Bảng 1.9: THÔNG SỐ DỰ ÁN
Đơn vị: USD
Thông số dự án Giá trị
Tổng vốn đâu tư
Giá đóng tàu trả cho công ty đóng tàu Hạ Long - vay ngân hàng (75%) + vay MSB (34,78%) + vay VCB (37,1%) + vay VIB (28,12%) - vốn tự có (25%) Thuế trước bạ Chi phí tiếp nhận 11.540.000 11.500.000 8.625.000 3.000.000 3.200.000 2.425.000 2.875.000 32.000 8.000 Nguồn: phòng KHDN - SGD Thẩm định điều kiện pháp lí của dự án
Dự án có đầy đủ hồ sơ tài liệu thể hiện tính pháp lí, hợp pháp của dự án theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó có hai văn bản quan trọng đó là nghị quyết của HĐQT và Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần vận tải biển Hải Âu về việc đầu tư đóng mới tàu SEADREAM, giá trị mua và nguồn
vốn đầu tư vay MSB. Thứ hai là hợp đồng đóng tàu mới giữa công ty cổ phần vận tải biển Hải Âu và NM đóng tàu Hạ Long.
Thẩm định khía cạnh thị trường
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo xu thế hội nhập, kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu đạt 20 tỷ USD và 26 tỷ USD vào năm 2003, 2004; kim ngạch nhập khẩu đạt tương ứng 25 tỷ và 31 tỷ USD. Vì vậy phát triển hoạt động vận chuyển hàng hóa là cầu nối, phương tiện hỗ trợ hoạt động xuất, nhập khẩu. Trong đó, vận chuyển bằng đường biển là phương án mang hiệu quả kinh tế cao với số lượng chuyên chở lớn, an toàn. Nhu cầu vận chuyển tăng từ 12-15%/năm:
Bảng 1.10: SẢN LƯỢNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
Đơn vị: tấn
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Sản lượng vận tải Vận tải trong nước Vận tải nước ngoài
11.240.875 7.684.892 3.452.665 12.199.230 9.104.468 3.094.762 13.806.274 10.702.592 3.103.682 17.854.000 15.297.000 2.556.000 Nguồn: phòng KHDN - SGD Các mặt hàng chuyên chở hiện nay của SESCO như gạo, cà phê, than, phân bón… đây là những mặt hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam, nhu cầu của vận tải biển ngày càng tăng tuy nhiên dịch vụ này ở Việt Nam vẫn chưa phát huy hết nội lực, các doanh nghiệp Việt Nam mới chiếm khoảng 15% thị phần vận tải biển trong nước với số lượng tàu khoảng 970 tàu nhưng trong đó rất thiếu tàu mới, thừa tàu già, trọng tải thấp, khoảng 2,5 triệu tấn, trong đó đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có khoảng 98 tàu. Theo định hướng phát triển, đến năm 2010 ngành hàng hải phải đạt 25% thị phần, năm
2020 đạt 35%, nhất là vận tải biển nội địa phải chiếm ưu thế.
Cảng Việt Nam cũng đang dần phát triển, với quy hoạch ngày càng được cải thiện nhất là về số lượng cảng, vị trí, công suất, tốc độ xây dựng cầu bến mỗi năm tăng 6%, bình quân mỗi năm cả nước có thêm gần 2km cầu cảng nên đây cũng là cơ sở để đầu tư khai thác vận tải biển. Hơn nữa năng lực tiếp nhận cảu cảng biển chưa cao, tàu từ 2 - 5 vạn DWT chiếm 8,84%, tàu từ 2 - 3 vạn DWT chiếm 8,07%, tàu từ 1 - 2 vạn DWT chiếm 35,38% và cho tàu dưới 1 vạn là 46,53%. Vì vậy, 3 tàu của công ty hiện nay và tàu SEADREAM sắp tới có công suất dưới 2 vạn, phù hợp với tình hình cầu cảng Việt Nam.
Bản thân công ty đang hoạt động và khai thác có hiệu quả nên nhu cầu mở rộng và phát triển thị phần là cao. SESCO hiện có 3 tàu trong đó tàu Southemstar đã 22 tuổi, thuộc loại tàu già, vượt tuổi chạy tuyến quốc tế, còn lại hai tàu không đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và chiến lược phát triển của công ty.
Thẩm định phương án kỹ thuật
Dung tích thực dụng: 5295 NT Chiều rộng: 20,2m
Dung tích toàn phần: 8216 GT Chiều dài lớn nhất: 136,49m Trọng tải toàn phần: 13.267,49 DWT Chiều cao mạn: 11,3m Thiết bị làm hàng: 4 cẩu x 25 tấn Nắp hầm hàng: Pontoon Dung tích hầm hàng Grain/Bale (m3): 18.600/17.774 Tốc độ khai thác: 12,5 knots/h Máy chính: hai thì, AKASAKA Mitsubishi Công suất máy chính: 5.300HP Tốc độ khai thác: 12,5 hải lý/giờ Tầm hoạt động: 12.000-14.000 hải lý Tiêu thụ nhiên liệu: + FO
+ DO
14,5 tấn/ngày
Chạy trên biển: 1,1 tấn/ngày Làm hàng: 2,2 tấn/ngày Dừng làm hàng: 0,9 tấn/ngày
Thời gian khai thác tàu: 365 -366 ngày/năm Thời gian lên đà s/c bình quân: 20ngày/năm
Thời gian kinh doanh khai thác: 345ngày/năm
Nguồn: phòng KHDN - SGD Thẩm định khía cạnh tài chính
Căn cứ để lập phương án khai thác: dựa trên kinh nghiệm khai thác tàu, khả năng thu xếp nguồn hàng trên các tuyến đang khai thác, thông tin về diễn biến thị trường, giá cước, chi phí. Dùng phương pháp so sánh, đối chiếu với các tàu trong đang khai thác, giả định về thời gian hoạt động, số chuyến, số chuyến, thời gian hoạt động và khối lượng hàng hóa vận chuyển từng chuyến, dự án đưa ra hai phương án lựa chọn như sau:
+ Phương án 1: khai thác chuyến BKK (Bangkok) – Trung Đông – Sài Gòn Tàu xếp gạo từ BKK đi Trung Đông và lấy phân từ Trung Đông về SG + Phương án 2: khai thác tuyến SG – Philippine – Chitagon - Ấn Độ
- SG – Philippine: vận chuyển gạo xuất khẩu đi Philippine
Giá cước, chi phí tính trên cơ sở tham khảo giá thị trường và mức giá công ty đang áp dụng.
Định biên sỹ quan thuyền viên: dự kiến 18 người
Thuyền trưởng 1 Máy 3 1
Đại phó 1 Điện trưởng 1
Thuyền phó 2 1 Thủy thủ trưởng 1
Thuyền phó 3 1 Thủy thủ 4
Máy trưởng 1 1 Thợ cả 1
Máy 1 1 Thợ máy 2
Máy 2 1 Cấp dưỡng 1
* Khấu hao tài sản cố đinh trong vòng 10 năm, theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Giá tri thu hồi sau 15 năm: ước tính bán phá dỡ với giá 200 USD/tấn 1 LWT (tấn) = 33% x DWT
Giá trị thu hồi = 33% x 12.500 x 200 = 825.000USD
* Phương án khai thác kinh doanh: hiện nay có rất nhiều tuyến khai thác tàu, nhưng dự án đưa ra 2 chuyến có hành trình phổ biến hiện nay. Hai phương án này chỉ khác nhau về các giả định doanh thu, còn lại đều như nhau.
* Chi phí sửa chữa được tính trên cơ sở: 30 tháng sửa chữa lớn 1 lần và 5 năm lên đà sửa chữa đặc biệt 1 lần với chi phí trung bình 250000USD/lần. Chi phí mua vật tư phụ tùng, FW: 110000USD/năm
* Số ngày hoạt động tính ở mức thấp hơn so với thực tế: 345 ngày. * Giá cước của các phương án tính thấp hơn giá thực tế khoảng 5%. * Lương thuyền viên tính bằng 125% so với lương thuyền viên tuyến
gần là 118.560 USD/năm.
- Tiền lương = 125% x 118.560 = 148.200.
- BHYT, BHXH được tính theo quy định của luật Lao động.: 17% tiền lương - Tiền ăn 4,5$/người/ngày
Chi phí bảo hiểm được tính toán theo mức đang áp dụng của tàu Sea Dragon: + BH thân tàu (Hull): 1%x 11.540.000USD =115.400USD/năm
+ BH TNDS chủ tàu (P&I): 9,24USD/GT x 8.216GRT = 75.915,84USD
Các khoản mục chi phí quản lý, chi phí vật tư, vật liệu, cảng phí, đại lý phí, hoa hồng được lập trên cơ sở thống kê, so sánh các năm trước. Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác khi có sự tăng giá các loại chi phí trên, khi tính toán đã giả định mỗi năm chi phí tiền ăn, tiền lương, vật tư, sửa chữa hàng năm, chi phí đăng kiểm, đại lý phí, hoa hồng phí, chi phí quản lý và chi phí khác tăng 5%/ năm.
Chi phí nhiên liệu bao gồm dầu DO, dầu FO lấy theo giá thị trường hiện nay: 500USD/ tấn DO; 300USD/tấn FO.
Tiêu thụ dầu DO: + chạy trên biển: 1,1 tấn/ngày + làm hàng: 2,2 tấn/ngày +dừng làm hàng: 0,9 tấn/ngày Tiêu thụ dầu FO: 14,5 tấn/ngày
Kế hoạch trả nợ: 3 tháng trả gốc, lãi 1 lần, trả trong 7 năm. Khấu hao tàu trong 10 năm, khấu hao đều:
Giá trị khấu hao mỗi năm =
Đánh giá tài chính
a. Phương án 1: khai thác chuyến BKK (Bangkok) – Trung Đông – Sài Gòn
• Doanh thu
Thông số doanh thu giá trị đơn vị
Số ngày vận hành mỗi năm của tàu 345 ngày
Cước vận chuyển gạo từ BKK - Trung Đông 48 USD
Cước vận chuyển phân từ Trung Đông - Sài Gòn 42 USD
Giá cước trung bình 45 USD/tấn
Sản lượng hàng năm 23.600 tấn/chuyến vòng tròn
Thời gian chạy chuyến đi vòng tròn 71,45 ngày
Số chuyến đi vòng tròng trong năm 4,83 Chuyến
năm thứ 1: 90% công suất 4,35 Chuyến
năm thứ 2 trở đi: 100% công suất 4,83 Chuyến
Bảng 1.12: DOANH THU PHƯƠNG ÁN 1 Đơn vị: nghìn USD