Hạn chế trong quá trình phân tích nội dung thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại SGD – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.DOC (Trang 72 - 74)

II. Hoạt động thẩm định tài chính dự án vay vốn tại SGD – Ngân hàng

2.1.Hạn chế trong quá trình phân tích nội dung thẩm định tài chính dự án

2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

2.1.Hạn chế trong quá trình phân tích nội dung thẩm định tài chính dự án

Tuy quy trình, nội dung, hệ thống chỉ tiêu phân tích mới chỉ tương đối hoàn chỉnh, đôi khi việc thực hiện, tiến hành theo quy trình, hệ thống chỉ tiêu lại không được thực hiện đầy đủ, mang tính thủ tục, nhiều khi chấp nhận một cách thụ động con số, chỉ tiêu do dự án đưa ra mà không có sự kiểm tra, phân tích tỉ mỉ. Các nội dung tính toán đều có liên quan đến việc ước tính doanh thu, chi phí và từ đó làm cơ sở để tiến hành phân tích hiệu quả tài chính dự án, tuy nhiên các khoản mục để ước tính doanh thu, chi phí lại chưa được thống nhất. Ví dụ như việc thẩm định vốn lưu động ròng của dự án. Vốn lưu động ròng đây là một phần vốn trung hạn thường bị chủ dự án bỏ qua và nhiều khi trong quá trình thẩm định cũng không xét tới, hơn nữa nếu có xem xét thì lại chưa đúng tiêu chuẩn, bởi thay vì tính vốn lưu động ròng lại tính vốn lưu động, vô tình bỏ qua phần tự tài trợ của nợ ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn nữa việc tính toán trong nhiều dự án không có cơ sở để so sánh giá cả, chi phí, đặc biệt ít khi xét tới sự biến động giá cả nên dòng tiền giữa các năm được thiết lập như nhau và hầu hết các dự án đều có lãi ngay trong năm đầu tiên.

Thứ hai, đó là việc tính toán chi phí cơ hội vào trong chi phí của dự án, điều này hầu như ở mọi dự án đều bỏ qua, tuy chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng việc tồn tại của nó thể hiện được chi phí chủ đầu tư đã hi sinh để thực hiện dự án đã chọn, việc đưa chi phí cơ hội trong tính toán chi phí sẽ đảm bảo cho lợi ích nhỏ nhất của dự án sinh ra cũng bù đắp được kỳ vọng đầu tư cho chủ đầu tư nếu thực hiện dự án khác. Tuy nhiên thực tế giá trị này thường rất khó ước lượng hoặc nếu có ước lượng thì cũng không đảm đảo sự chính xác.

Thứ ba là việc xác định lãi suất chiết khấu của dự án, trong các dự án đều chấp nhận lãi suất cho vay chính là lãi suất chiết khấu mà không xem xét tới cơ cấu vốn của dự án, thực chất lãi suất chiết khấu phải được ước tính bằng số trung bình của chi phí sử dụng vốn của các bên; việc chấp nhận lãi suất ngân hàng làm lãi suất chiết khấu là vô tình coi rủi ro của ngân hàng cũng chính là rủi ro của dự án.

Thứ tư đó là việc ít quan tâm thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án, trong khi đó khía cạnh kỹ thuật sẽ quyết định công suất hoạt động, chi phí máy móc thiết bị, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu, thời gian khấu hao, chi phí vận hành... đây chính là các yếu tố cấu thành trực tiếp lên việc tính toán, cân đối dòng tiền dự án. Trong khi đó đối với hầu hết các dự án mới chỉ thụ động chấp nhận các thông số kỹ thuật mà chủ đầu tư đưa ra chứ ít khi thẩm định lại như thẩm định về công suất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhất là giá cả đối với những máy móc, thiết bị nhập khẩu, thẩm định chuyển giao công nghệ.

Ngoài những thiếu sót trên còn phải kể tới sự thiếu sót trong việc thiết lập hệ thống các chỉ tiêu định mức tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho từng ngành, hiện nay để đánh giá các chỉ tiêu này mới chỉ dừng lại ở việc ước lệ, chung chung đánh giá so sánh dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu.

Tuy đã xây dựng phần mềm đánh giá xếp hạng doanh nghiệp nhưng nguồn số liệu thông tin để chấm điểm lại là một vấn đề cần xem xét.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại SGD – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.DOC (Trang 72 - 74)