Hoàn thiện chất lượng nội dung thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại SGD – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.DOC (Trang 82 - 86)

II. Định hướng trong hoạt động tín dụng và công tác thẩm định dự án

2. Hoàn thiện chất lượng nội dung thẩm định tài chính dự án

Để hoàn thiện nội dung thẩm định, trước hết cần cụ thể, chi tiết hóa các khía cạnh nội nhất là khía cạnh thẩm định tài chính. Ngân hàng cần đưa ra các phương pháp xây dựng, cách tính toán cụ thể để làm chuẩn mực cho việc thẩm định dự án. Có thể chia ra hai dạng chỉ tiêu định tính và định lượng như sau:

2.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu định tính

Gần đây công tác phân tích các chỉ tiêu định tính đã có sự quan tâm thích đáng nhưng việc thực hiện nhiều khi vẫn chưa đạt yêu cầu như việc tìm hiểu thông tin doanh nghiệp, định hướng, chiến lược phát triển mục tiêu doanh nghiệp, trình độ, năng lực, chuyên môn của bộ máy quản lý.

Thứ nhất là kiểm tra định hướng phát triển của doanh nghiệp, các cán bộ tín dụng phải xác định được vị trị hiện tại của doanh nghiệp trên thị trường trong phạm vi ngành, lãnh thổ, qua đó tìm hiểu nội dung, sự phù hợp, các điểm mạnh, yếu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp về sản phẩm, sản xuất, nhân sự, tài chính.... Các kế hoạch này cần đạt được sự phù hợp với nhiệm vụ của công ty cũng như với môi trường kinh doanh, lĩnh vực, địa bàn hoạt động. Bên cạnh đó cần đánh giá môi trường hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá mức độ cạnh tranh,thị phần, đánh giá mức hoạt động của ngành.

Nội dung thứ hai đó là thẩm định ban quản lý doanh nghiệp vì thực chất hoạt động cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng chính là mối quan hệ giữa ngân hàng và bộ máy quản lý, chính họ mới là người trực tiếp đưa ra kế hoạch và sử dụng nguồn vốn vay. Ngoài việc thẩm tra năng lực pháp lí, tư cách của người đứng đầu, các cán bộ tín dụng cũng cần phải nắm bắt được các thông tin về tư cách, danh tiếng, trình độ chuyên môn, khả năng quản lý, tầm nhìn của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, nhất là phải quan tâm tới cơ cấu bộ máy và đội ngũ cán bộ kế cận được đào tạo để kế nhiệm bởi dự án thường kéo dài trong nhiều năm và khả năng thay đổi nhân sự trong bộ máy

quản lý là hoàn toàn có thê xảy ra.

Để khai thác được nguồn thông tin này phụ thuộc rất nhiều và khả năng thu thập, nắm bắt, đánh giá của cán bộ tín dụng.

2.2. Hoàn thiện các chỉ tiêu định lượng

Hiện nay việc phân tích các chỉ tiêu định lượng hiệu quả tài chính dự án đã được thực hiện khá đầy đủ và bài bản, tuy nhiên những hạn chế trong việc xác định tổng vốn đầu tư, dòng tiền, lãi suất chiết khấu, phân tích và đánh giá rủi ro.

+ Trong cơ cấu tổng vốn đầu tư hiện nay thường hay thiếu sót khoản vốn lưu động ròng và nguồn vốn dự phòng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của dự án. Việc dự tính thiếu vốn đầu tư làm phát sinh vốn trong quá trình thực hiện và từ đó kéo dài thời gian dự án, ảnh hưởng đến cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp. Vì vậy, khi tiến hành thẩm tra, ngân hàng cần chú ý tính toán cả nguồn vốn lưu động ròng, đây là khoản chênh lệch giữa vốn lưu động (nguyên vật liệu, hàng tồn kho...) và nợ ngắn hạn.

Để tính nhu cầu vốn lưu động trước hết cần xác định số ngày đảm bảo tối thiểu cho các tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, sau đó tính nhu cầu một số thành phần của vốn lưu động theo các chi phí như chi phí vận hành, chi phí xuất xưởng. Xác định hệ số doanh thu của các thành phần tài sản lưu động bằng cách lấy 360 ngày chia cho số ngày đảm bảo nhu cầu tối thiểu.

=

Từ đó ta sẽ xác định được tổng nhu cầu VLĐ và nhu cầu VLĐ ròng. + Thứ hai là vấn đề xác định dòng tiền, cần phải xác định rõ từng khoản mục trong dòng tiền ra và dòng tiền vào. Dòng tiền ra bao gồm vốn đầu tư nhà máy, vốn lưu động, trả nợ vay, hoàn trả vốn, giảm các khoản chi trả... Dòng tiền vào bao gồm lợi nhuận sau thuế, vốn vay, khấu hao, thu thanh lý,

phần chưa khấu hao, thu vốn lưu động vào năm cuối đời dự án. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần quan tâm tới cơ cấu của chi phí đầu tư để dự án áp dụng tỷ lệ khấu hao phù hợp, đối với phần chi phí trước vận hành cần tách ra để tính thu hồi trong một số năm đầu khi dự án đi vào hoạt động chứ không nên tính gộp vào chi phí xây lắp.

Ngoài những vấn đề cơ bản thường được nhắc đến như trên, khi tính toán dòng tiền cần có sự cân nhắc khi tính đến tác động của lạm phát, vì yếu tố này có thể tác động đến cả đầu vào và đầu ra của dự án. Như vậy tùy vào từng điều kiện thị trường mà phải xác định được mức độ tác động này lên từng yếu tố, chúng có thể tự triệt tiêu nhau nếu có tác động như nhau hoặc nếu khác thì chúng ta phải có những tính toán tăng giảm doanh thu, chi phí phù hợp với đánh giá đó.

Một vấn đề còn tồn tại hiện nay trong tính chi phí của các dự án đó là việc thường bỏ qua chi phí cơ hội của dự án, điều này sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp vì đã định giá được chính xác toàn bộ chi phí ngầm bỏ qua, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, vì vậy ngân hàng cần kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước để có phương pháp tính toán phù hợp, đảm bảo đánh giá đúng chi phí cơ hội. Ngoài ra việc loại bỏ chi phí chìm là rất cần thiết, cần có sự kiểm định đối với loại chi phí thường gặp này như chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm, chi phí nghiên cứu tiếp thị, chi phí thuê chuyên gia lập dự án... Để làm được điều này, ngân hàng cần đưa ra yêu cầu chi tiết các khoản mục chi phí và để ý cách xử lí các loại chi phí này.

+ Thứ ba là vấn đề lãi suất chiết khấu, thay vì việc chấp nhận lãi suất cho vay chính là lãi suất chiết khấu, ngân hàng cần có sự điều chỉnh phù hợp dựa trên căn cứ về cơ cấu vốn để tính chi phí sử dụng vốn bình quân, nhất là khi dự án vay vốn đồng thời ở nhiều ngân hàng, mỗi nơi lại đánh giá lãi suất

chiết khấu khác nhau.

+ Thứ tư là kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro: tuy đã có nhiều cải thiện trong việc phân tích độ nhạy nhiều chiều nhưng hiện nay có rất nhiều công cụ tiên tiến chưa được triển khai. Để giải quyết vấn đề này, ngân hàng cần phải xúc tiến để học tập và sử dụng nhiêu phương pháp mới như giá trị hoán đổi hay phép mô phỏng Monte Carlo và phân tích rủi ro hay sử dụng phần mềm Risk Master. Đây là những phương pháp đòi hỏi nhiều thông tin hơn nhưng kết quả lại rất đáng tin cậy. Qua phép mô phỏng cũng sẽ tự động tính toán và phân phối xác suất cho các tình huống có thể xảy ra để từ đó làm căn cứ để tính toán các chỉ tiêu kỳ vọng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại SGD – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.DOC (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w