0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục và xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 28 -29 )

Xuất phát từ tính chất xã hội vốn có của giáo dục, điều kiện thực tiễn của giáo dục nước nhà, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định XHHGD là một tư tưởng chiến lược. Nghị quyết 4 của Hội nghị TW Đảng khoá VII đã chỉ bản chất XHHGD là: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước” [12, tr.61].

Nghị quyết TW 2 khoá VIII về “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000”của Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, từng gia đình và mỗi công dân. Kết hợp giáo dục học đường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội”. Nghị quyết TW 6 khoá IX, Đảng ta đã khẳng định: “Đẩy mạnh XHHGD, xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân và XHHGD là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta lại tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh

XHHGD”. Chủ trương XHHGD của Đảng được thể chế hoá sự nghiệp giáo dục để thực hiện đa dạng hoá vào Hiến pháp 1992. Điều 12 của Luật giáo dục 2005 đã nêu: Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục để thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường và các hình thức giáo dục, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục”.

Trên cơ sở quan điểm của Đảng, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 và Nghị quyết số 05/2005 NQ- CP ngày 18/4/2005 nhằm cụ thể hoá quan điểm: XHHGD là quá trình xã hội hoá giáo dục, vận động và tổ chức tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội cùng làm giáo dục, xây dựng một xã hội học tập; là sự cộng đồng trách nhiệm để phát triển sự nghiệp giáo dục; là đa dạng hoá sự đầu tư vào các loại hình giáo dục, các hình thức giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Quan điểm này là sự kế thừa, phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ tính dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng mối quan hệ thật tốt, đoàn kết giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó” [21, tr.258].

Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020, Chính phủ đã chỉ rõ: XHHGD là quá trình làm cho mọi người có nghĩa vụ xây dựng và tạo điều kiện cho giáo dục. Chiến lược cũng nhấn mạnh: Chấn hưng nền giáo dục Việt Nam thành một nền giáo dục thực tiễn, đại chúng và hiệu quả, theo phương châm đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, XHH, tạo bước phát triển mạnh về giáo dục nguồn nhân lực. Vì vậy, thực hiện XHHGD để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân vào giáo dục, là điều kiện tiên quyết để phát triển giáo dục, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 28 -29 )

×