Điều kiện của hoạt động xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

Đảng, Nhà nước bằng quyền hạn và trách nhiệm của mình (ở cả vĩ mô và vi mô) phải tạo ra các cơ chế, chính sách để triển khai XHHGD và thể chế hoá các chủ trương XHHGD, đồng thời chỉ đạo, quản lý các hoạt động XHHGD.

Tăng cường dân chủ hoá giáo dục, dân chủ hoá trường học, tạo môi trường để nhân dân tích cực trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể đặt ra cho giáo dục. Nâng cao mặt bằng dân trí, trau dồi hành vi đạo đức cho thế hệ trẻ, xây dựng cảnh quan nhà trường, môi trường giáo dục ... ngày càng tốt và thuận lợi cho việc giáo dục thế hệ trẻ theo đúng yêu cầu và mục tiêu của địa phương và đất nước.

Ngành giáo dục phải chủ động triển khai XHHGD thông qua đội ngũ quản lý, qua đội ngũ tham gia trực tiếp giáo dục và giảng dạy, đặc biệt là qua việc nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục những “sản phẩm giáo dục” sao cho phù hợp với những đòi hỏi của kinh tế - xã hội ở địa phương, của Nhà nước và thời đại. Ngành giáo dục, đặc biệt là các cấp quản lý giáo dục và người cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải năng động và phải thể hiện vai trò nòng cốt của mình trong việc tham mưu với lãnh đạo địa phương, với các tổ chức, các lực lượng xã hội khác ... trong việc triển khai các chủ trương để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng cho giáo dục theo định hướng của Đảng, Nhà nước và pháp luật.

Xã hội hoá giáo dục là việc huy động toàn xã hội làm giáo dục dưới sự

quản lý của Nhà nước. Muốn thực hiện quản lý Nhà nước thì nó phải thể chế hoá. Tức là làm cho sự tham gia của xã hội vào công tác giáo dục được thể hiện theo những quy định, luật lệ, ... ổn định, mang tính pháp lý, có chính sách, chế độ rõ ràng, dân chủ và công bằng.

Đại hội giáo dục các cấp là một hình thức thể chế hoá. Thể chế về tổ chức là một Đại hội toàn dân; nó đại diện cho nguyện vọng, nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội, mọi cơ quan và tổ chức xã hội, tập trung ý chí và trí tuệ của cả cộng đồng, tập hợp sức mạnh của quần chúng thành tổ chức. Hội đồng giáo dục cơ sở là một hình thức thể chế hoá về mặt tổ chức do Đại hội giáo dục bầu ra.Thể chế hoá về mặt luật pháp, văn bản là hệ thống các nghị quyết của Đại hội. Những nghị quyết đó sẽ biến thành chủ trương, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp. Như là ý nguyện của toàn dân được đảm bảo bằng những văn bản pháp lý, tạo cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động XHHGD. Ngoài ra, những cam kết, thoả thuận, hợp đồng ... cũng là sự thể chế hoá các mối quan hệ.

Nói chung, Đại hội giáo dục tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động tham gia giáo dục, đảm bảo tính bền vững của phong trào.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)