Nội dung của hoạt động xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Nội dung của XHHGD về thực chất là việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục. Điều đó thể hiện qua các nội dung sau:

1.3.5.1. Huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục.

Môi trường đề cập ở đây là môi trường nhà trường, gia đình và xã hội. Yêu cầu là phải dựa vào lực lượng của toàn xã hội để đảm bảo cho các môi trường trên được lành mạnh, có tính tích cực và nhất là có tính thống nhất trong tác động đến việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ.

Trước hết cần huy động các lực lượng xã hội để xây dựng môi trường nhà trường, từ cảnh quan, cơ sở hạ tầng đến nền nếp kỷ cương… Nhà trường phải giữ vai trò chủ động trong việc cùng với gia đình và xã hội tạo ra môi trường trên. Gia đình là nơi nuôi dưỡng con người, là một môi trường quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Các cơ quan Nhà nước và các tổ chức hội có trách nhiệm giúp đỡ các gia đình có những điều kiện tối thiểu cần thiết cho việc giáo dục con em của mình.

Môi trường xã hội có tác động rất lớn đến việc giáo dục thế hệ trẻ. ở nước ta hiện nay, cần khai thác mặt tốt của môi trường xã hội đồng thời hạn chế các mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Vì vậy cần huy động toàn xã hội, từ tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể đến cá nhân tham gia vào việc xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh.

Các môi trường trên đồng thời tác động vào thế hệ trẻ sẽ làm cho giáo dục như là được kéo dài thời gian và mở rộng không gian, làm cho thế hệ trẻ lúc nào cũng được giáo dục, ở đâu cũng được giáo dục.

1.3.5.2. Huy động xã hội tham gia vào quá trình giáo dục

Các lực lượng xã hội có thể tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình giáo dục từ xác định mục tiêu, góp ý kiến vào nội dung, phương pháp, phương tiện, sưu tầm tư liệu…đặc biệt là tham gia giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng được yêu cầu sẽ là chủ tương lai của đất nước. Mặt khác tiến hành giáo dục cho mọi người, thực hiện quyền cơ bản của con người để mọi người được học thường xuyên, suốt đời, tiến tới xây dựng một xã hội học tập như kết luận tại hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 6 khoá IX: “ Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”.

1.3.5.3. Huy động các lực lượng tham gia vào quá trình đa dạng hoá các hình thức học tập và phát triển quy mô giáo dục

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay thì việc đa dạng hoá các hình thức học tập và các loại hình trường, phát triển quy mô giáo dục là một yêu cầu tất yếu. Xu thế phát triển của các quốc gia trên thế giới là tiến tới nền kinh tế tri thức, vì thế mà việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo cùng với việc tạo ra một phong trào học tập sẽ làm cho cộng đồng gắn bó, chăm lo cho giáo dục và giáo dục vì lợi ích của cộng đồng. Việc các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục, đa dạng hoá các loại hình, trường lớp và các hình thức học tập góp phần làm cho mọi người có thể học tập thường xuyên, học tập suốt đời là một trong những nội dung quan trọng của XHHGD.

Loại hình trường bán công, dân lập và tư thục ra đời là một bước cụ thể và thể chế hoá chủ trương xã hội hoá giáo dục theo tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng góp phần phát triển giáo dục. Nhà nước giao cơ sở vật chất trường lớp, nhân dân tự nguyện đóng góp kinh phí sao cho đảm bảo cân đối được mọi hoạt động giáo dục- đào tạo.

1.3.5.4. Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục

Trong những năm qua, mặc dù đầu tư của Nhà nước cho giáo dục không ngừng tăng, nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển

giáo dục cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, việc huy động các lực lượng xã hội trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, việc huy động các lực lượng xã hội trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục rõ ràng là một yêu cầu chính đáng. Các lực lượng xã hội có thể đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực để xây dựng trường, lớp, tăng cường trang thiết bị giáo dục cho nhà trường, giúp đỡ học sinh nghèo, con em gia đình chính sách, phát hiện và bồi dưỡng tài năng, góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên. Điều đáng lưu ý là việc quản lý sử dụng các nguồn nhân lực cho hiệu quả, minh bạch có như vậy thì việc thực hiện nội dung này mới đi đúng quỹ đạo, đảm bảo ý nghĩa XHHGD và chất lượng giáo dục.

1.3.5.5. Thể chế hoá sự quản lý của Nhà nước đối với xã hội hoá giáo dục.

Bản chất chính trị của nước ta là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. XHHGD không có nghĩa là buông lỏng sự quản lý của Nhà nước mà trái lại vai trò quản lý, giám sát, điều hành của Nhà nước luôn tăng cường thông qua các văn bản pháp luật, các quy chế quản lý. Trong khuôn khổ chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, mọi cá nhân, tổ chức được tự do hoạt động XHHGD có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)