2 Những định hƣớng và những giải pháp chủ yếu vận dụng Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về con ngƣời vào việc xây dựng con ngƣời mới xã hội chủ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vận dụng vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 75 - 77)

Hồ Chí Minh về con ngƣời vào việc xây dựng con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

2.2. 1 - Những định hướng cơ bản

Đối với Việt Nam, quá trình đổi mới nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng cũng nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho con ngƣời Việt Nam phát triển. Quá trình này thể hiện tính tích cực, chủ động, tự giác của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta trong việc tạo ra những điều kiện vật chất, tinh thần để phát triển mọi mặt con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Bởi lẽ con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa chỉ có thể hình thành và phát triển trong những điều kiện vật chất và tinh thần nhất định cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt của toàn xã hội.

Để khơi dậy, phát huy mọi nguồn lực sáng tạo của con ngƣời trong công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta hiện nay, cần xây dựng đồng bộ cơ chế, chính sách đảm bảo nhu cầu vật chất và tinh thần. Điều đó đƣợc thể hiện:

Một là, cơ chế quản lý phải lấy con ngƣời làm trung tâm, vì con ngƣời, hƣớng tới con ngƣời mà phục vụ, khai thác, phát huy mọi nguồn lực của con ngƣời. Bất cứ hoạt động quản lý nào, dù là quản lý một công việc hay một lĩnh vực hoạt động, cũng đều phải thông qua các mối quan hệ giữa những con ngƣời.

Hai là, các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc phải đƣợc thực hiện nhất quán, phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ Xã hội chủ nghĩa, với mục đích vì con ngƣời. Chính sách xã hội phải đƣợc thể hiện trong chính sách kinh tế, văn hóa, gắn liền tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội. Thực hiện “lồng ghép” các chƣơng trình kinh tế, văn hóa với chính sách xã hội.

Trong những năm qua, nhờ sự phát triển của nền kinh tế, nhờ sự đổi mới trong chính sách xã hội của Đảng và Nhà nƣớc nên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Việt Nam đƣợc cải thiện và nâng cao một bƣớc. Việc cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân sau hơn 20 năm đổi mới đã tác động tích cực đến sự phát triển toàn diện các phẩm chất, năng lực của con ngƣời Việt Nam, góp phần làm gia tăng đáng kể nguồn nhân lực ở nƣớc ta. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, Việt Nam vẫn là nƣớc nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, chất lƣợng sống nhìn chung còn thấp. Do đó, phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Cần phát triển kinh tế tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời. Kinh tế tác động đến đời sống của con ngƣời trên cả hai bình diện vật chất và tinh thần. Sản xuất và phát triển kinh tế không chỉ tạo ra những vật phẩm đảm bảo sự sinh tồn, duy trì sự sống của con ngƣời, thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại cho con ngƣời mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần của con ngƣời, làm phong phú thêm giá trị nhân văn, nhân bản của con ngƣời. Đảng ta khẳng định: Sự phát triển phải hƣớng vào yêu cầu vì con ngƣời và phục vụ con ngƣời, tạo ra cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho nhân dân ta. Vì thế tăng trƣởng kinh tế phải luôn luôn gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Để thực hiện đƣợc điều đó, phải mở rộng hơn nữa dân chủ về kinh tế, tạo ra môi trƣờng kinh tế và pháp lý thuận lợi để nhân dân ta phát triển kinh tế góp phần nâng cao và phát triển đời sống vật chất và tinh thần của bản thâm và gia đình. Đồng thời, chúng ta cần tăng cƣờng phát triển kinh tế Nhà nƣớc, đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò chủ đạo của nó trong nền kính tế quốc dân. Kinh tế Nhà nƣớc liên quan đến nhiều vấn đề quốc kế dân sinh. Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, kinh tế Nhà nƣớc còn bảo đảm sự ổn định kinh tế xã hội của đất nƣớc và cuộc sống của nhân dân.

Chú trọng phát triển các phẩm chất, năng lực của con ngƣời: sức khoẻ, trí tuệ, đạo đức, lý tƣởng chính trị, khả năng thẩm mỹ, năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân. Trƣớc nhu cầu đòi hỏi của tình hình mới, con ngƣời cần có kiến thức, trình độ khoa học công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp tốt; biết khám phá, sáng tạo, khả năng tự lập và thích nghi cao, làm việc có hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở Liên xô và Đông Âu, chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực phản động khác đang ra sức tấn công, làm xói mòn niềm tin của quần chúng đối với chủ nghĩa xã hội, việc giáo dục lý tƣởng cách mạng và củng cố niềm tin có ý nghĩa sống còn. Cần kết hợp những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Việc xây dựng đạo đức xã hội chủ nghĩa cũng cần đƣợc quan tâm nhằm phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đấu tranh chống lại lối sống thực dụng, ích kỷ, coi thƣờng luân thƣờng đạo lý… Để học tập và lao động tốt, mỗi ngƣời cần có sức khỏe, đặc biệt để nguồn nhân lực đạt chất lƣợng cao càng cần thiết phải chăm lo phát triển thể lực, sức khoẻ. Sức khỏe làm cơ sở duy trì và phát triển trí tuệ một cách bình thƣờng. Ngƣời lao động khỏe mạnh mới có đủ khả năng đƣa những tri thức có đƣợc vào hoạt động thực tiễn, biến trí tuệ tiềm năng thành sức mạnh vật chất. Do đó, tiến hành giáo dục sức khỏe, thể chất cho con ngƣời chính là làm tăng chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.2.2 - Những giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vận dụng vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)