Thực hành đạo đức cách mạng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vận dụng vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 82)

Nhiều năm qua, đặc biệt là từ sau các Đại hội VII, VIII, IX và X của Đảng đến nay, Đảng ta đã liên tiếp phát động những cuộc vận động nghiên cứu và học tập tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Những cuộc vận động ấy đã góp phần quan trọng vào việc làm quán triệt trong Đảng và trong nhân dân tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, qua đó vận dụng và phát triển sáng tạo, phục vụ ngày càng tốt sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xác định những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và về con đƣờng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta.

Việc “học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” là tiếp nối các cuộc vận động trƣớc theo một chủ đề cụ thể hơn là chủ đề về đạo đức. Nó nhằm khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống; chặn đứng, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; hình thành phát triển các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống văn minh, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, tiến bộ.

Hồ Chí Minh dạy rằng: lấy gƣơng ngƣời tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau. Do đó, cần tăng cƣờng tuyên truyền, học tập những tấm gƣơng về đạo

đức cách mạng, xây dựng, bồi đắp cái tốt, cái đúng trong hành vi đạo đức, biểu dƣơng ngƣời tốt, việc tốt, lên án cái xấu, cái ác một cách cụ thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ nói nhiều về đạo đức của ngƣời cách mạng mà bản thân cuộc đời và sự nghiệp của Ngƣời là tấm gƣơng đạo đức cách mạng trong sáng và cao đẹp. Cần phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền, học tập đạo đức Hồ Chí Minh. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng rất quan tâm đến sách "ngƣời tốt, việc tốt". Các phƣơng tiện thông tin đại chúng cũng cần tăng cƣờng hơn chuyên mục về những tấm gƣơng đạo đức cách mạng trong quá khứ và hiện tại. Phải tập trung động viên, cổ vũ cái tốt, cái đúng, cái cao thƣợng để đẩy lùi cái xấu, cái sai, cái thấp hèn.

Sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành, phát triển tƣ tƣởng và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con ngƣời Việt Nam, đồng thời cũng tạo ra những thuận lợi và thử thách mới đối với toàn Đảng, toàn dân ta trong lĩnh vực tƣ tƣởng, đạo đức. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, mỗi chúng ta thƣờng xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dƣỡng và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh và coi đó là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về tƣ tƣởng đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Thiếu vắng hoặc yếu kém về đạo đức, con ngƣời không thể có nhân cách đầy đủ, không phát triển đƣợc nhân tính để thành ngƣời và làm ngƣời.

Do đó, học tập và tu dƣỡng đạo đức thƣờng xuyên là cơ sở để hoàn thiện mỗi cá nhân, vì đạo đức của mỗi ngƣời không phải tự nhiên xuất hiện, mà do mỗi ngƣời học tập, tu dƣỡng rèn luyện trong hoạt động thực tiễn và tiếp thu sự giáo dục, quản lý của tổ chức, tập thể, cộng đồng, gia đình và xã hội. Để giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp, mỗi ngƣời phải thƣờng xuyên học tập, tu dƣỡng; xa rời sự quản lý, giáo dục của tập thể, cộng đồng và toàn thể gia đình là con đƣờng dẫn tới hƣ hỏng, đánh mất chính bản thân của

mình. Trƣớc thực trạng cũng nhƣ yêu cầu thực tế đặt ra. việc giáo dục, học tập và làm theo tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm cấp thiết, cần phải đẩy mạnh, thƣờng xuyên trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.

Cùng với nhân dân cả nƣớc, cán bộ, đảng viên phải tiên phong, có nhận thức đúng đắn về đạo đức cách mạng, gƣơng mẫu, đi đầu trong các hoạt động, thực hiện thƣờng xuyên và có hiệu quả cuộc vận động học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; từng ngành, từng cấp phải thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của Đảng và nhà nƣớc giao, đƣa chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc đi vào cuộc sống. Có nhƣ vậy, hành vi, phong cách và đạo đức của từng cán bộ, đảng viên mới ngày càng đƣợc hoàn thiện trong mọi lĩnh vực công tác, sinh hoạt của mình.

Ngoài ra, cần giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên cũng nhƣ giới trí thức, văn nghệ sĩ. Đi vào kinh tế thị trƣờng, xây dựng đạo đức của tầng lớp doanh nhân, của ngƣời sản xuất kinh doanh cùng với pháp luật sẽ đảm bảo cho văn hóa kinh doanh định hình và phát triển.

Nhƣ vậy, thực hành đạo đức Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm, thống nhất nhận thức với hành động bao quát toàn diện các đối tƣợng xã hội từ trong Đảng, Nhà nƣớc tới các cộng đồng dân cƣ. Đó là một mục đích và là thƣớc đo xây dựng con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội, thực hiện tiến bộ và

công bằng xã hội, tạo động lực phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người.

Chính sách xã hội là một bộ phận hợp thành chiến lƣợc kinh tế - xã hội, không thể tách rời phát triển xã hội, phát triển kinh tế và phát triển con ngƣời. Muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải lấy việc giải quyết các vấn đề xã hội của con ngƣời làm mục tiêu, đến lƣợt nó, việc giải quyết thành công các vấn đề xã hội của con ngƣời lại là động lực cho sự phát triển kinh tế. Để đổi mới và

hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội, cần tập trung vào một số giải pháp sau đây:

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính sách xã hội với quản lý xã hội và các chính sách kinh tế, văn hóa. Đó là, sự tác động có mục đích, có phƣơng pháp bằng đƣờng lối, chính sách, pháp luật. Chính sách xã hội phải đƣợc thể hiện trong chính sách kinh tế, văn hóa, gắn liền tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội.

Công bằng xã hội nói đến sự ngang bằng nhau giữa ngƣời với ngƣời về một quan hệ xác định: giữa nghĩa vụ và quyền lợi, cống hiến và hƣởng thụ. Hồ Chí Minh nói: “Chủ nghĩa xã hội là ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những ngƣời già cả, đau yếu và trẻ con” [39; 226]. Ở nƣớc ta hiện nay, thực hiện công bằng xã hội là: phân phối theo lao động, góp vốn, theo cống hiến cho xã hội; phân phối thông qua phúc lợi xã hội đƣợc điều tiết vĩ mô hợp lý; bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động, đặc biệt là đối tƣợng chính sách xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cƣ; mở rộng khả năng lựa chọn các cơ hội cho mọi ngƣời và thụ hƣởng những thành quả của sự phát triển. Đồng thời cần chủ trƣơng khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với loại trừ làm giàu bất hợp pháp; điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ bằng thuế thu nhập; đãi ngộ ngƣời có công về học hành, chữa bệnh, việc làm…

Dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, tạo động lực trong việc phát huy nhân tố con ngƣời. Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân. Nhà nƣớc đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là ngƣời tổ chức và thực hiện đƣờng lối chính trị của Đảng. Mọi đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân” [26; tr.125].

Đây là quá trình xây dựng hoàn thiện những tiền đề, điều kiện cho mọi hoạt động của con ngƣời trên cơ sở dân chủ, phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác,

sáng tạo của con ngƣời, bảo đảm cho những giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng đƣợc thể hiện đầy đủ.

Dân chủ là một thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, đồng thời cũng chính là bài học quan trọng rút ra từ quá trình lãnh đạo nhạy bén, tài tình của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc. Thực tiễn cho thấy, nơi nào thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở đều tạo ra bầu không khí phấn khởi, nhiệt tình của đông đảo nhân dân; kinh tế tăng trƣởng cao; an ninh, trật tự đƣợc bảo đảm; khiếu kiện và các tệ nạn xã hội giảm mạnh; chất lƣợng hoạt động của hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên đƣợc nâng cao rõ rệt; tính tự quản cộng đồng đƣợc đề cao và phát huy tác động tích cực trong đời sống xã hội nông thôn.

Các đơn vị, doanh nghiệp nào thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở thì đều tạo điều kiện để ngƣời lao động trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh và kịp thời phát hiện những bất hợp lý, lãng phí, ngăn chặn các hiện tƣợng tiêu cực. Vì thế, đã khuyến khích đƣợc tinh thần lao động sáng tạo của công nhân, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống ngƣời lao động.

Ở nƣớc ta hiện nay, dân chủ hóa nhằm thực hiện dân chủ, tạo lập nền dân chủ đích thực vì con ngƣời, hƣớng tới con ngƣời. Đó là dân chủ hóa về chính trị, về kinh tế và văn hóa, bảo đảm mọi ngƣời có quyền bình đẳng trƣớc pháp luật, có cơ hội đƣợc phát triển nhƣ nhau, có điều kiện phát huy hết tiềm năng sáng tạo của mình, có sự hài hòa giữa cá nhân, cộng đồng và xã hội. Để thực hiện đƣợc điều đó, cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

Gắn việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, văn hóa - môi trƣờng; với việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; với cải cách hành chính; với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn bộ máy chính quyền, nâng cao vai trò và địa vị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng.

Đẩy mạnh dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cần chú trọng dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế. Dân chủ hóa trong kinh tế có ý nghĩa nền tảng đối với sự thực thi dân chủ trên nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Việc tạo môi trƣờng kinh tế theo hƣớng dân chủ hóa hiện nay có nghĩa là làm cho toàn bộ các quan hệ kinh tế, các điều kiện sản xuất và các hình thức kinh doanh đƣợc thiết lập theo quan hệ dân chủ, đảm bảo cho mọi ngƣời có thể bộc lộ đƣợc những tiềm năng và sự chủ động trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở cần đồng thời xây dựng quy chế phối hợp hoạt động đồng bộ, thống nhất giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm tích cực xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch và vững mạnh. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cƣơng, kiên quyết xử lý những phần tử lợi dụng dân chủ gây mất đoàn kết nội bộ, mất ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vận dụng vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 82)