Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới xây dựng thành công CNXH.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vận dụng vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 77)

cuộc đổi mới xây dựng thành công CNXH.

Hồ Chí Minh coi việc chăm lo cho chiến lƣợc con ngƣời, trong đó việc giáo dục đào tạo là một công việc hệ trọng và cần thiết. Ngƣời đánh giá rất cao vai trò, tác dụng của giáo dục, đào tạo trong việc “trồng ngƣời”, hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ngƣời nói: “Dốt nát cũng là kẻ địch”, “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, và “Cán bộ phải lấy văn hóa làm gốc”, vì “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất định

phải có học thức”. Giáo dục đào tạo có vai trò góp phần giải phóng các động lực, tiềm năng của con ngƣời, là con đƣờng cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách. Do đó, giáo dục - đào tạo là tiền đề của việc xây dựng con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc với tinh thần “giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tƣơng lai”. Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển; lợi ích đầu tƣ cho giáo dục có tác dụng nhƣ là đầu tƣ cho phƣơng tiện sản xuất đặc biệt, sản xuất ra sản phẩm không phải tiêu dùng ngay mà để tạo tiềm năng cho tƣơng lai.

Qua thực tiễn hơn 20 năm đổi mới đất nƣớc, một vấn đề nổi lên hết sức gay gắt là mâu thuẫn giữa đào tạo, sử dụng và việc làm. Vấn đề dó hiện nay chịu sự chi phối quyết định của quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh … Điều đó cho thấy vai trò của Nhà nƣớc có ý nghĩa quyết định đến việc quản lý, điều tiết vĩ mô giữa thị trƣờng lao động, việc làm với quy hoạch đào tạo, sử dụng đội ngũ nhân lực. Nhà nƣớc phải quản lý vĩ mô, chỉ đạo, toàn diện, đồng bộ thị trƣờng lao động. Thực hiện liên kết 3 nhà: Nhà nƣớc - nhà trƣờng - nhà doanh nghiệp. Đồng thời, cần sử dụng hiệu quả lực lƣợng trí thức với các cơ chế, chính sách năng động, khuyến khích trên cơ sở đổi mới chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sử dụng, tạo điều kiện để phát huy tài năng - tâm huyết... Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống, làm việc, từng bƣớc nâng cao đời sống cho ngƣời lao động. Ngoài ra, cần có chính sách phù hợp, thỏa đáng trong đầu tƣ phát triển công nghệ, đẩy mạnh liên kết trong đào tạo, sử dụng nhân lực... công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang lôi cuốn, tác động đến tất cả các nƣớc cũng nhƣ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đối với nƣớc ta, từ xuất phát điểm là nền kinh tế tiểu nông, muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ của một nƣớc phát triển theo mục tiêu "dân giàu, nƣớc mạnh" thì tất yếu phải tiến hành thực hiện sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa nhƣ là "một cuộc cách mạng toàn

diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội". Đây cũng là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới của cách mạng nƣớc ta.

Trong hàng loạt phƣơng thức và biện pháp để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề xây dựng và phát triển nguồn nhân lực hợp lý cho phép có thể vận hành đƣợc nền kinh tế hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao là quan trọng nhất. Nếu chỉ có nguồn lao động đông và rẻ thì không thể tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực có cơ cấu lao động hợp lý. Đó là một cơ cấu: có tỷ lệ chuyên gia - kỹ sƣ - công nhân kỹ thuật; tỷ lệ nhà quản lý, lãnh đạo - cán bộ, chuyên gia - đội ngũ lao động phù hợp; sự cân đối giữa cơ cấu vùng, cơ cấu xã hội, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ … của lực lƣợng lao động. Cơ cấu lao động vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nền kinh tế năng động, cạnh tranh. Do đó, giáo dục - đào tạo thật sự trở thành vũ khí lợi hại để tạo ra những cơ hội có việc làm, là tác nhân đặc biệt cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Để đạt đƣợc mục tiêu đó, cần phát triển mạnh giáo dục chuyên nghiệp, đặc biệt là dạy nghề; quan tâm thực sự tới giáo dục hƣớng nghiệp ngay từ cấp Trung học. Các hình thức đào tạo, bồi dƣỡng nghề phải thật đa dạng, rộng rãi; có thể tổ chức hỗ trợ vốn cho các công ty, xí nghiệp có khả năng đào tạo tại chỗ và thu hút nhiều lao động làm việc ổn định. Đồng thời phải hình thành và xây dựng các trƣờng đào tạo kỹ thuật, dạy nghề có quy mô lớn, đầu tƣ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy và học. Thành lập các trung tâm đào tạo gắn liền với việc ứng dụng công nghệ mới vào lao động sản xuất. Trong điều kiện hiện nay, một mặt khai thác các tiềm năng hiện có, kết hợp với việc mở rộng hợp tác quốc tế, nhằm tạo những điều kiện cần thiết nâng cao kiến thức nghề nghiệp cho học viên. Mặt khác, phải nhanh chóng nghiên cứu đổi mới các ngành nghề, chƣơng trình đào tạo, bảo đảm cho ngƣời học đƣợc tiếp thu những kiến thức cơ bản và nâng cao các kỹ năng thực hành của

họ, nhất là làm quen với xử lý số liệu, áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hành nghề nghiệp của mình. Về nâng cao chất lƣợng đào tạo kỹ thuật, nghề thông qua giáo dục hƣớng nghiệp nhằm định hƣớng và trang bị cho học sinh kiến thức nghề nghiệp, để họ lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, sở thích và nhu cầu của thị trƣờng lao động, sau khi tốt nghiệp có thể tìm kiếm những việc làm phù hợp và sẵn sàng tham gia vào quá trình đào tạo, lao động sản xuất.

Tổ chức các chƣơng trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo. Thực hiện các hình thức đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chƣơng trình tiên tiến để đáp ứng đƣợc nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới. Có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng. Thu hút các nhà khoa học nƣớc ngoài có uy tín và kinh nghiệm tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, toàn diện về giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu về con ngƣời cho phát triển. Về nội dung giáo dục: Kết hợp giáo dục toàn diện con ngƣời trên cả 4 mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Loại bỏ những chƣơng trình, nội dung không thiết thực, bổ sung những nội dung mới bảo đảm kiến thức cơ bản, cơ sở, cập nhật, kỹ năng sống và hành nghề, khả năng thực hành, ứng dụng, tiến tới hòa nhập với chƣơng trình giáo dục - đào tạo của các nƣớc khu vực và thế giới. Đối với giáo dục nghề nghiệp, áp dụng các chƣơng trình đào tạo tiên tiến của các cơ sở giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp có uy tín trên thế giới.

Đổi mới phƣơng pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới. Cần khắc phục lối truyền thụ một chiều, nâng cao hiệu quả phƣơng pháp trực quan, thực hành, nêu vấn đề, khêu gợi năng lực tƣ duy sáng tạo, thái độ chủ động, tìm tòi. Kết hợp phƣơng pháp giáo dục truyền thống với phƣơng pháp giáo dục hiện đại, kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục. Hoạt động tự giáo dục là một hoạt động tích cực nhằm tạo ra

năng lực tự quan sát, tự phân tích, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh, và từ đó xuất hiện nhu cầu tự hoàn thiện nhân cách.

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện phƣơng pháp giảng độc thoại là chủ yếu mà thiếu các trang thiết bị phục vụ trợ giảng; ngay trong các trƣờng kỹ thuật, trang thiết bị cũng rất lạc hậu. Do đó, ngƣời học tiếp thu kiến thức không vững chắc, chóng quên, khi ra trƣờng rất bỡ ngỡ, làm việc không hiệu quả nhất là khi phải tiếp cận với phƣơng tiện hiện đại. Vì vậy, cần phải phối hợp dạy lý thuyết cùng các trang thiết bị hiện đại vào trong quá trình giảng dạy. Mặt khác, phải chú trọng xây dựng môi trƣờng văn hóa học đƣờng, duy trì nề nếp, kỷ luật trong nhà trƣờng. Tích cực chống lại và loại trừ các tệ nạn xã hội, hành vi tiêu cực trong thi cử, trong lối sống.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động mọi lực lƣợng, mọi tiềm năng của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Toàn dân và toàn xã hôi tự nguyện tham gia xây dựng trƣờng lớp, tham gia chăm sóc và giáo dục tuổi trẻ với mọi khả năng của mình và trƣớc nhất là luôn luôn nêu gƣơng tốt cho tuổi trẻ làm theo.

Để công tác giáo dục - đào tạo đạt hiệu quả cao cần tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục. Xây dựng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các loại hình trƣờng nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi mới quá trình dạy học. Mở rộng diện tích đất cho các trƣờng phổ thông, dạy nghề và các trƣờng đại học đạt tiêu chuẩn nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Xây dựng hệ thống thƣ viện điện tử dùng chung và kết nối giữa các trƣờng đại học trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.

Để khắc phục tình trạng vừa lãng phí vừa thiếu hụt trong đào tạo nhân lực, giáo dục phải bám sát nhu cầu và đòi hỏi của xã hội, thông qua việc thiết kế các chƣơng trình đào tạo đáp ứng yêu cầu cung cấp nhân lực phục vụ các ngành kinh tế đa dạng. Vì ngƣời học có những mong muốn, nhu cầu khác nhau, điều kiện sống và học tập khác biệt, giáo dục chỉ thực sự có hiệu quả nếu không đồng nhất với tất cả mọi đối tƣợng. Giáo dục phải chú trọng nhiều

hơn đến cơ hội lựa chọn trong học tập cho mỗi ngƣời học. Các chƣơng trình, giáo trình và các phƣơng án tổ chức dạy học phải đa dạng hơn, tạo cơ hội cho mỗi ngƣời học những gì phù hợp với chuẩn mực chung nhƣng gắn với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của mình. Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội nhằm thực hiện có hiệu quả việc cung cấp nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chƣơng trình đào tạo, quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để mở rộng các hình thức hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nhân lực và nghiên cứu chuyển giao công nghệ, khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đại học trong các doanh nghiệp lớn.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vận dụng vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)