Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh
Số tiền (%) Số tiền (%) (+,-) (%)
1.Nguyên liệu, vật liệu 1.247.282.755 12,84 2.001.290.363 8,71 754.007.608 160,45
2.công cụ, dụng cụ 127.070.421 1,31 164.456.972 0,72 37.386.551 129,42
3.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 6.859.961.619 70,6 8.902.263.377 38,72 2.042.301.758 129,77
4. Thành phẩm 1.481.680.381 15,25 11.922.079.658 51,86 10.440.399.277 804,63
Hàng tồn kho là khoản mục có sự biến động lớn thứ hai trong tổng số vốn lưu động của Công ty. Năm 2012 hàng tồn kho là 9.715.995.176 (VNĐ) chỉ chiếm 8,09% trong tổng vốn lưu động của Công ty. Nhưng đến năm 2013, hàng tồn kho là 22.990.090.370 (VNĐ) chiếm 16,53%. Như vậy, năm 2013 khoản mục hàng tồn kho của Công ty đã tăng lên một lượng đáng kể so với năm 2012 là 13.274.095.194 (VNĐ). Nguyên nhân là do Công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh, nhập thêm nhiều vật tư để cung cấp cho khách hàng trong nước. Tuy nhiên khoản mục hàng tồn kho lớn cũng gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại cho Công ty nhất là sự tồn đọng vốn. Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp là luôn tìm mọi cách để tối ưu hóa các chi phí. Từ thực tế của Công ty, ta thấy rằng tình hình quản trị hàng tồn kho dự trữ của Công ty chưa được tốt. Do đó, Công ty phải tìm biện pháp để giảm bớt chi phí cho hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ hàng hoá cho người tiêu dùng. Đồng thời, Công ty cũng phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới và tăng cường các biện pháp bán hàng cần thiết.
3,3.3. Quản trị khoản phải thu, phải trả: