II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC
7. Các giải pháp khác
Đối với bất kỳ một tổ chức nào người lãnh đạo luôn có vai trò cực kỳ quan trọng. Mọi hoạt động diễn ra đều cần sự điều hành của người lãnh đạo, công tác tạo động lực thực hiện có hiệu quả chỉ khi người lãnh đạo có sự quan tâm và nhận thức về vai trò quan trọng của nó. Đây là điều quyết định nhất để các biện pháp tạo động lực được sử dụng và phát huy hiệu quả
Để tạo sự khâm phục, tạo niềm tin cho người lao động, người lãnh đạo cần ra quyết định sáng suốt biết nhìn xa trông rộng, gần gũi và thân thiện với nhân viên để hiểu về nhân viên.
Đối với các trưởng phòng trong chi nhánh cần luôn thể hiện mình trước nhân viên về phong cách làm việc, chuẩn mực, cơi mở, chan hòa, rèn luyện tính cẩn thận chu đáo và luôn sẵn sàng giúp đỡ nhân viên trong quá trình thực hiện công việc cũng như trong đời sống.
Phòng tổ chức hành chính cần phát huy hết vai trò của mình, các hoạt động của phòng tổ chức hành chính không nên xem xét đơn thuần chỉ là các chức năng, nhiệm
vụ nhằm tổ chức quản lý nhân viên mà còn nhằm thực hiện những mong muốn lợi ích của người lao động phục vụ những mục đích cua họ, thúc đẩy họ làm việc với năng suất cao. Để thực hiện được điều này phòng cần xây dựng kế hoạch, chương trình tạo động lực đối với những thay đổi trong tổ chức.
Chi nhánh nên tiến hành đánh giá thường xuyên các hoạt động tạo động lực cũng như mức độ thỏa mãn của người lao động trong công việc. Việc này có thể giúp cho nhà quản lý nắm bắt được mức độ tạo động lực và mong muốn nguyện vọng của nhân viên. Từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm tăng cường động lực cho người lao động.
Như vậy việc tạo động lực cho người lao động đã được chi nhánh quan tâm. Tuy nhiên qua phân tích thực trạng cho thấy chi nhánh cần phát huy những ưu điểm đồng thời khắc phục một số mặt hạn chế và kết hợp nhiều biện pháp sẽ đem lại hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Trong thời đại ngày nay để có thể tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải tạo ra các lợi thế riêng cho mình và việc tạo động lực cho người lao động là một lợi thế quan trọng. Trong thời kỳ trước do đặc điểm của xã hội nên việc tạo động lực cho người lao động chủ yếu tập trung khuyến khích bằng vật chất nhưng ngày nay đời sống xã hội ngày càng được nâng cao nên vấn đề quan tâm của con người không chỉ có vật chất mà còn có cả vấn đề tinh thần. Hiện tại yếu tố tinh thần đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động, sự kết hợp 2 yếu tố này là chìa khóa thành công của doanh nghiệp.
Qua việc phân tích và đánh giá hiệu quả tạo động lực cho cán bộ nhân viên tại chi nhánh Ngân Hàng TMCP Công Thương TP Hà Nội có thể thấy hiệu quả của việc tạo động lực cho người lao động đạt kết quả rất tốt . Việc tạo động lực không những có vai trò quan trọng thu hút và gìn giữ người lao động của chi nhánh mà còn giúp chi nhánh động viên được nhân viên làm việc, nâng cao năng suất giúp chi nhánh đạt được mục tiêu đề ra.
Do những hạn chế về kinh nghiệm, thực tiễn nên chuyên đề chưa đi sâu phân tích được một cách đầy đủ, chi tiết, đồng thời không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình hành vi tổ chức – Ts. Bùi Anh Tuấn – Nhà xuất bản thống kê.
2. Giáo trình Quản trị nhân lực – Th.s Nguyễn Vân Điểm. PGS.TS. Nguyễn
Ngọc Quân – Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân 2007. 3. Giáo trình Quản trị học – NXB Giao thông vận tải 2007
4. Quy chế chi trả lương trong hệ thống NH TMCPCT Việt Nam.
5. Tiêu chuẩn chức danh viên chức chuyên môn, nghiệp vụ NH TMCP CT Việt
Nam (theo QĐ số 332/QĐ – HĐQT – NHCT 2 ngày 29/11/2005). 6. Báo cáo tổng kết chi nhánh năm2007, 2008, 2009.
7. Một số tài liệu khác của chi nhánh. 8. Trang Web: hptt://www.laodong.com.vn 9. Trang Web: hptt://www.icb.com.vn
BẢNG HỎI VỀ TÌNH HÌNH TẠO ĐỘNG LỰC
Với mục đích khảo sát động lực lao động của người lao động tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương TP Hà Nội, chúng tôi rất mong anh/chị cung cấp thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Mọi thông tin anh/chị cung cấp đều có ý nghĩa quan trọng đối với chúng tôi. Thông tin chỉ sử dụng để khảo sát, không sử dụng vào việc khác. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chị!
Cách thức trả lời : Ghi chép hoặc đánh dấu V vào phương án thích hợp
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN :
Câu hỏi Trả lời
Họ và tên (không bắt buộc)
Giới tính Nam Nữ
Tuổi <30 30 - 45 >45
Trình độ Trung học chuyên nghiệp Đại học
Cao đẳng Trên đại học Công việc hiện tại
Bộ phận công tác
Số năm công tác <5 năm 10 - 15 năm 5 - 10 năm >15 năm
II. NỘI DUNG : A - Tiền lương:
1. Mức thu nhập hiện nay của anh/ chị là bao nhiêu?
<5 triệu 10 - 20 triệu 5 - 10 triệu >20 triệu
1. Mức thu nhập hiện nay của anh/ chị là bao nhiêu?
<5 triệu 10 - 20 triệu 5 - 10 triệu >20 triệu
2. Anh/ chị có thỏa mãn với thu nhập hiện tại không?
Rất thỏa mãn Thỏa mãn Không thỏa mãn Lý do không thỏa mãn:………... ……….. ……….
3. Mức lương hiện tại có phù hợp với đóng góp của anh/ chị trong công việc không?
Thấp hơn so với đóng góp Phù hợp với đóng góp Cao hơn so với đóng góp
4. Thu nhập hàng tháng của anh/ chị đảm bảo cuộc sống gia đình ở mức độ nào? Thấp Trung Bình Cao 5. Anh/ chị đánh giá về cách trả lương hiện nay ở Chi nhánh là ? Công bằng Bình thường Không công bằng Lý do không công bằng:……….. ……….. ……….
B- Tiền thưởng, phúc lợi xã hội:
6. Anh/ chị có hài lòng với mức thưởng hiện nay của Chi nhánh không? Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Lý do không hài lòng:………. ………... ………... 7. Anh/ chị nhận thưởng dưới hình thức nào?
Phân chia lợi nhuận
Phần thưởng cá nhân hoặc tập thể Thưởng khác
C - Phân công lao động, Đánh giá thực hiện công việc,Kế hoạch của chi nhánh:
8. Anh/chị có biết về kế hoạch của chi nhánh trong năm nay.
Biết
Không rõ lắm Không biết
9. Công việc anh/chị đang làm hiện nay có phù hợp với chuyên môn anh/chị được đào tạo không?
Cao hơn Phù hợp Thấp hơn
10. Thực hiện công việc có được đánh giá thương xuyên không?
Sau khi hoàn thánh công việc Theo kế hoạch
Bất kỳ khi nào
11.Anh/chị cảm thấy như thế nào về kết quả đánh giá thực hiện công việc
Hài lòng Bình thường Không hài lòng
12. Môi trường làm việc hiện nay có tạo cho anh/chị cơ hội thăng tiến, phát triển không? Có Không Lý do:………. ………. ………. 13. Anh/chị có thường xuyên được đào tạo để nâng cao năng lực không?
Có Không
Lý do:……… ……….. ………..
E - Môi trường làm việc, điều kiện làm việc:
14. Điều kiện làm việc của Chi nhánh hiện nay?
Đáp ứng tốt công việc Bình thường
Không đáp ứng được công việc
Lý do:……….. ………. ……….
15. Anh/ chị sẽ thấy tốt hơn nếu làm việc:
Một mình Theo nhóm
Còn tùy thuộc vào công việc
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của anh/chị!
MỤC LỤC
BẢN CAM ĐOAN ... 1
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO ĐỘNG LỰC TRONG LAO ĐỘNG. ... 3
I. ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC ... 3
1. Động lực lao động: ... 3
1.1. Động cơ lao động. ... 3
1.2. Động lực lao động. ... 4
2. Tạo động lực lao động. ... 6
2.1. Tạo động lực lao động. ... 6
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực. ... 7
2.3. Mục đích của tạo động lực lao động ... 10
II. CÁC HỌC THUYẾT VỀ TẠO ĐỘNG LỰC. ... 10
1. Học thuyết nhu cầu của Maslow. ... 10
2. Học thuyết về sự kỳ vọng của V.room ... 11
3. Học thuyết về sự tăng cường tích cực của B.S.Skinler ... 12
4. Học thuyết về 2 nhóm yếu tố của Herzberg. ... 12
III. CÁC PHƯƠNG HƯỚNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG. ... 13
1. Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc: ... 13
1.1. Xác định mục tiêu và làm cho người lao động hiểu rõ mục tiêu. ... 13
1.2. Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ. ... 13
1.3. Đánh giá thường xuyên, công bằng kết quả thực hiện công việc của người lao động. ... 13
2. Tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi để người lao động hoàn thành nhiệm vụ. ... 14
2.1. Tuyển chọn và bố trí người lao động phù hợp với yêu cầu công việc. . 14
2.2. Loại trừ trở ngại không cần thiết. ... 14
3.1. Kích thích về vật chất. ... 14
3.2. Kích thích về tinh thần. ... 16
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ NẮM BẮT ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG. ... 18
1. Phương pháp điều tra bảng hỏi. ... 18
2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp. ... 18
3. Phương pháp phỏng vấn gián tiếp. ... 18
4. Phương pháp hòm thư kín. ... 18
V. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO ĐỘNG LƯC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG. . 18
PHẦN II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ NHÂN VIÊN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG TP HÀ NỘI. ... 20
I. Tổng quan về chi nhánh Ngân Hàng TMCP Công Thương TP Hà Nội. ... 20
1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân Hàng TMCP Công Thương TP Hà Nội. ... 20
2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của chi nhánh Ngân Hàng TMCP Công Thương TP Hà Nội. ... 21
2.1. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân Hàng TMCP Công Thương TP Hà Nội. ... 21
2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. ... 22
3. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện của chi nhánh Ngân Hàng TMCP Công Thương TP Hà Nội. ... 23
3.1. Công tác huy động vốn. ... 23
3.2. Công tác đầu tư tín dụng. ... 24
3.3. Về phát triển dịch vụ. ... 24
3.4. Các công tác khác. ... 24
4. Các đặc điểm về lao động, kĩ thuật – công nghệ, Đặc điểm sản xuất kinh doanh. ... 24
4.2. Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ. ... 27
4.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh. ... 28
II. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÁN BỘ NHÂN VIÊN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG TP HÀ NỘI. ... 29
1.1. Tiền lương. ... 29
1.2. Tiền thưởng. ... 34
1.3. Phúc lợi và dịch vụ khác. ... 36
2. Tạo động lực cho người lao động thông qua khuyến khích về tinh thần. ... 37
2.1. Xây dựng và phổ biến mục tiêu kế hoạch của chi nhánh. ... 37
2.2. Xây dựng nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc. ... 38
2.3. Sắp xếp và bố trí lao động. ... 39
2.4. Đánh giá thực hiện công việc. ... 41
2.5. Công tác đào tạo và phát triển nguồn lực của chi nhánh. ... 43
2.6. Môi trường và điều kiện làm việc. ... 44
2.7. Xây dựng nét văn hóa tại chi nhánh. ... 48
PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÁN BỘ NHÂN VIÊN TẠI CHI NHÁNH ... 49
I. CÁC ĐỊNH HƯỚNG, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH. .. 49
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC .. 49
1. Tăng cường tính hợp lý của tiền lương. ... 49
2. Tiền thưởng. ... 51
3. Phúc lợi và dịch vụ. ... 52
4. Tiến hành tốt hơn công tác đánh giá thực hiện công việc. ... 52
5. Đào tạo và phát triển nhân lực. ... 53
6. Bố trí và sắp xếp công việc. ... 54
7. Các giải pháp khác. ... 55
KẾT LUẬN ... 57
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...